Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

“Lừa” chim phóng sinh

“Lừa” chim phóng sinh
14/11/2011 0:38

Thời gian gần đây, trong nội ô TP.Long Xuyên (An Giang) xuất hiện nhiều người bán dạo chim phóng sinh với giá 1.000 đồng/con .

Những con chim sẻ, chim én bị bỏ đói, cắt cánh nên khi được người mua phóng sinh chúng chỉ bay được một đoạn ngắn rồi đuối sức, rơi xuống đất, lại bị người bán chim bắt lại. Cứ thế, chim được thả rồi lại bị bắt, bán nhiều vòng. Người có lòng từ tâm mua chim để phóng sinh nhưng đâu hay mình bị lừa.

Tin, ảnh: Ngọc Nhung (Thanh Niên)
  
Cô Kim: Chiêu này cũ mèm, Sài Gòn đã áp dụng từ chục năm nay! Quý Phật tử đừng bao giờ phóng sinh kiểu đó vì chẳng thấy bao nhiêu phước, có khi còn mang tội, bởi vì mình phóng sinh mà người ta đi bắt chim nhiều hơn. Nên mua cá bán tại chợ, vì cá đó là người ta bắt để ăn, mình không phóng sinh thì người ta cũng bắt. Nó sắp chết, mình mua đem thả, nó mừng cỡ nào.

Dĩ nhiên, khi phóng sinh đừng nghĩ đến phước báu gì cả, cứ theo lòng từ bi mà làm, thấy có chúng sinh bị bắt bị giết thì mình cứu vậy thôi. Nhưng nếu phóng sinh chim kiểu đó thì hiệu quả không thiết thực, ngược lại càng làm rối xã hội và môi trường, bởi nhiều người bám vào đó mà ra tay với chim chóc, với thiên nhiên, và làm dơ bẩn các sân chùa khi họ đem tới những lồng chim rất hôi tanh mùi phân, mùi lông chim. Muốn biết việc phóng sinh của mình có đúng hay không thì hãy làm phép thử. Nếu mình không phóng sinh cá thì người ta vẫn bắt để bán, để ăn. Nhưng nếu mình không phóng sinh chim thì người ta bán ế, riết rồi nghỉ luôn.

Mình đã vô tình ủng hộ họ sống không có “chánh mạng”. Chánh mạng là nuôi sống bản thân bằng nghề nghiệp chân chính. Đằng này họ nuôi sống bản thân và gia đình bằng nghề không chân chính thì làm sao cuộc đời họ khá hơn được. Tội này còn lưu lại cho con cháu, bởi con cháu được nuôi dưỡng bằng đồng tiền không chân chính thì  chúng nó sẽ cùng chịu nhân quả xấu đó.

Chúng ta tưởng mình từ bi nhưng thật ra không đi kèm trí tuệ thì lại gieo thêm hàng loạt cái khổ cho chim, cho người bắt chim, cho con cháu của họ, cho chùa, cho người chung quanh chùa, đi viếng chùa…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét