Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

LỚP THIẾU NHI PHẬT GIÁO Chùa Vạn An – Đồng Tháp

LỚP THIẾU NHI PHẬT GIÁO 
Chùa Vạn An – Đồng Tháp
Chùa Vạn An là một ngôi chùa vùng quê, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp. Thầy Thích Chơn Tài là sư trụ trì , nay đã gần 70 tuổi, chăm sóc mọi việc. Ngoài các thời công phu hằng ngày thì Thầy lo chăm mảnh vườn sau chùa để lấy huê lợi phục vụ các lễ hội chùa hằng năm. Ngoài ra, hằng tháng, thầy mở khóa niệm Phật cho người lớn và thêm hai ngày sinh hoạt lớp giáo lý cho thiếu nhi địa phương.



Để tạo không khí nhẹ nhàng, Thầy không gọi đây là lớp giáo lý, mà gọi là “Sân Chơi thiếu nhi chùa Vạn An”. Mục đích của sinh hoạt nầy nhằm tạo nhân duyên cho các em có dịp đến chùa, lễ Phật, nghe kể chuyện, ca hát, vui chơi, ăn cơm chùa, nghỉ ngơi thư dãn, sinh hoạt từ 7g30 sáng chủ nhật đến 16 giờ chiều thì tạm biệt…

Sân Chơi thiếu nhi chùa Vạn An chính thức hoạt động từ ngày 14 tháng 4 âm lịch 2011 . Lúc cao điểm, có đến 90 em tham gia, bình thường có khoảng 70 em . Để thực hiện, Thầy phân công:

+Thích nữ Huệ Lạc chùa An Phước giảng giáo lý, có Phật tử Diệu Trúc trợ lý.
+Nhạc sĩ Phật tử Thiện Thắng phụ trách dạy các em các bài hát Phật Giáo, Phật tử Diệu An cho các trò chơi và câu đố vui Phật pháp.



Ước mong sao nầy các em lớn lên vào đời với tâm thiện của người hiểu Phật pháp và kỉ niệm những ngày sinh hoạt vui dưới mái chùa thời ấu thơ sẽ là nhân duyên tốt hướng tâm hồn em về với Tam Bảo dù sau nầy em sống nơi đâu.


Sư phụ trụ trì hướng dẫn thiếu nhi lễ Phật 



Sau 10 phút thể dục buổi sáng, em ngồi tĩnh tâm để chuẩn bị nghe kể chuyện Phật Pháp.




Ngoài việc nghe giảng bài trực tiếp, còn dùng màn ảnh tivi để các em ôn tập theo sách “Đố vui Phật Pháp” của Phật tử Diệu Kim qua đĩa VCD giọng đọc và hát của nữ nghệ sĩ Lệ Thủy.

Xen kẻ vào các đoạn giáo lý, với tiếng đàn organ của Thiện Thắng, các em vui hát các bài hát Phật giáo của nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản, Quý Luân, Võ Tá Hân v.v…

Em tập cầu nguyện trước khi ăn trưa tại chùa.



“Gạo là hạt ngọc, mẹ nấu thành cơm, Bao người lo toan , Cho em no dạ,, Ơn như biển cả, Em nguyện đáp đền…”



Thiền hành theo sư ông sau bữa cơm trưa .



Giờ nghỉ trưa nhưng bé trai nầy thích ngồi tĩnh tâm như vầy...



Bé gái nầy thích quẩn quanh đây để chăm sóc bàn thờ Phật .



Trên đây là vài nét phát họa chưa đầy đủ về một lớp giáo lý dành cho thiếu nhi Phật giáo, được hình thành tại chùa Vạn An, một ngôi chùa ở vùng sâu thuộc tỉnh Đồng Tháp. Lớp học hiện còn rất nhiều khó khăn thiếu hụt, nhưng với tấm lòng vì Phật Pháp trường tồn, với tài sơ đức mỏng , chúng tôi đang cố gắng vừa làm vừa học, sao cho mỗi ngày một hoàn thiện hơn.

Trước đây chúng tôi đã hân hạnh được cô Diệu Kim ủng hộ cho lớp 100 quyển “BÚP SEN HỒNG” .

Tết trung thu 2011 cô còn gởi ủng hộ bánh trung thu đủ chia cho các em. Ngoài ra còn tập vở, bút chì, bút bi, túi xách, tranh ảnh và 300 bản in những bài kinh Phật do cô soạn thành thơ ngắn gọn vừa sức cảm thụ của các em thiếu nhi.

Chúng tôi rất cảm kích và vui mừng , mong được đón nhận ủng hộ tương tự như trên từ những tấm lòng vàng của quý Phật tử xa gần, để cho nhóm thiếu nhi nơi vùng xa nầy có thêm được nhiều nhân duyên đến với Phật Pháp trong vòng tay thương yêu đùm bọc của những người con Phật khắp nơi.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Viết thay sư phụ chùa Vạn An.
Phật tử Thiện Thắng

BÁO CÁO PHÁT CƠM CHAY TỪ THIỆN VÀ GIÁO DỤC, HOẰNG PHÁP Lần 16 ngày 10-9-2011

BÁO CÁO PHÁT CƠM CHAY TỪ THIỆN VÀ GIÁO DỤC, HOẰNG PHÁP
Lần 16 ngày 10-9-2011

1- Số tiền vận động 

Số TT
NGƯỜI THAM GIA
SỐ TIỀN
TỔNG CỘNG
TỒN QUỸ lần 15
16.400.000đ
1
Chị Dung (Công ty Kiết Tường)
1.000.000đ

2
Cô Hồng Loan (Đài Loan) ủng hộ in ĐVPP
6.970.000đ

3
Trung Kiên
200.000đ

4
Cô Diệu Thành (Anh quốc) 200 bảng
6.680.000đ

5
Cô Diệu Kim (in kinh Phật name card)
850.000đ

6
Hiền (in kinh Phật name card)
50.000đ

7
Ông Huỳnh Anh Tuấn (kịch IDECAF)
2.000.000đ
và 200kg gạo
34.150.000đ
8
Cô Liên Chi (Báo Sân khấu)
4 cặp học và 100 tập, 20 cây bút bi


CHI PHÍ:



Cơm chay
2.050.000đ
32.100.000đ

SỐ SUẤT
400 suất


Mua dụng cụ học tập tặng học sinh nghèo nông thôn (chùa Vạn An-Đồng Tháp, chùa Tam Giang-Đắc Lắc, chùa Pháp Bửu-Hóc Môn, chùa Quảng Ngãi)

96 cặp học nhỏ
200 bóp đựng viết
240 bút bi 3 màu
200 bút chì
200 thước kẻ
100 tập
650 truyện cổ tích
50 hộp bút tô màu


8.770.000đ
23.330.000đ

In 1000 cuốn Búp Sen Hồng và trả nợ in cuốn Đố Vui Phật Pháp (cô Hồng Loan ủng hộ)
6.970.000đ
16.360.000đ

In 3000 tờ kinh Phật (thiết kế dạng name card nhỏ xinh) (Cô Kim và Hiền ủng hộ)
900.000đ
15.460.000đ

TỒN QUỸ

15.460.000đ






2-Thành viên tham gia phát cơm
            1-Cô Kim    2-Rani   3- Nương  4- Tuyết   5-Thảo Nhật  6-Thảo lì 7- Nhung        8-Trang  9-Nhi nhỏ 10-Thanh  11- Quyên  12-Trinh  13-Hậu   14-Hoa 15-bà Sáu (hàng xóm) 16-Bác Năm (hàng xóm) 17-Út Năm (hàng xóm) 18-Chị Diễm (hàng xóm)

2-Nội dung:

A-Cơm chay:
            Lần này phát 400 phần mì xào tại bệnh viện Nguyễn Trãi, trật tự hơn trước rất nhiều. Lý do là cô Kim đã thiết kế phiếu nhận cơm, đưa cho Rani và Thảo lì đi phát trước đó, nên khi bà con ra lấy cơm không cần chen lấn, bởi yên tâm rằng có phiếu là có cơm.
            Tuy nhiên, vẫn chừa lại khoảng 50 phần không phiếu dành cho khách vãng lai, những người bán vé số, xích lô v.v… Họ cũng nghèo, cũng thích ăn chay, nên chúng ta vẫn quan tâm đến họ.
            400 suất không đủ, nhưng vì tuần nào cũng nấu đều đặn, nên các bạn đã thấm mệt, cô Kim không nấu nhiều nữa. Làm vừa phải để dưỡng sức mới làm lâu dài nổi. Nếu hôm nào phát cơm thì có thể tăng số lượng, vì cơm đặt sẵn, chỉ tốn công kho thức ăn, đỡ tốn thời gian và sức lực hơn mì. Nhưng bà con ở bệnh viện Nguyễn Trãi lại thích mì hơn cơm, cho nên thường xuyên làm món mì là vì thế.

B-Giáo dục  

Hơn 10 năm nay, hoạt động chính của cô Kim vẫn là hỗ trợ cho học sinh nghèo ở nông thôn, giúp các em có dụng cụ học tập để đến trường (tập, sách, bút, cặp, đồng phục v.v…). Bởi thực tế, công tác giáo dục đối với thế hệ trẻ mới gọi là hàng đầu trong chiến lược đào tạo nhân lực, nhân tài cho xã hội. Có thể thiếu ăn một chút, nhưng không thể thiếu học. Bởi khi những đứa trẻ bị nghỉ học, các em sẽ dễ dàng rơi vào tệ nạn xã hội, như bài bạc, hút chích, rượu chè, trộm cắp… Thời gian không đến trường sẽ trở nên quá dư thừa, các em sẽ dành cho những thứ nguy hiểm đó.

Nhiều gia đình nông thôn không thấy được sự quan trọng của giáo dục, nên sẵn sàng cho con nghỉ khi khó khăn, thiếu thốn. Họ mua cơm, mua gạo thì dễ, nhưng nói mua sách, mua tập cho con thì tiếc. Vì thế, chúng ta hỗ trợ phần tập sách để phụ huynh an lòng cho con đi học.

Trong phần mua sách vở, cô Kim có chú trọng mua thêm những quyển truyện tranh cổ tích Việt Nam và cổ tích thế giới để các em đọc thêm. Đó vừa là bổ sung văn hóa, kiến thức, vừa rèn luyện văn chương cho các em đọc viết trôi chảy, vừa giáo dục về hội họa, thẩm mỹ. Các quyển truyện tranh này có nội dung tốt, nét vẽ đẹp, đáng tin cậy. Nhiều năm trước, cô Kim đã xây dựng những thư viện nhỏ tại các chùa, vì trẻ em nông thôn rất thiếu thốn sách vở để đọc thêm. Lớp trẻ hiện nay (cả nông thôn lẫn thành thị) vì ít đọc sách nên học môn văn rất kém, câu cú bừa bãi, sai chính tả bét nhè, và không cảm thụ được cái đẹp của văn chương, hội họa, âm nhạc…Các em dễ bị dụ dỗ vào các loại phim hoặc nhạc bậy bạ, kém thẩm mỹ, đặc biệt là mê game dẫn đến bỏ học, trộm cướp, giết người. Những quyển sách hay luôn là người bạn tốt, người thầy tốt cho tâm hồn các em. Vài ngàn đồng một quyển, chỉ bằng một gói xôi, nhưng lợi ích không thể đo lường.

C-Hoằng pháp:

Không chỉ hỗ trợ việc học, cô Kim còn chú trọng giáo dục đạo đức, nghĩa là công tác hoằng pháp, đem giáo lý tốt đẹp của Đức Phật đến cho các em. Xã hội ngày nay đang biến chuyển phức tạp, ngày nào báo chí cũng đăng tải những vụ án giết người, cướp của, trộm cắp, ma túy, đua xe v.v… mà phần nhiều tội phạm nằm trong độ tuổi thanh niên, vị thành niên. Điều này làm chúng ta lo lắng vô cùng. Mỗi Phật tử chúng ta phải thấy trách nhiệm của mình, không thể đóng cửa ngồi nhìn và mặc kệ thiên hạ, mà phải góp sức chung tay gieo trồng điều lành, điều tốt cho những tâm hồn non trẻ kia.

Giáo pháp của Đức Phật là nền tảng tuyệt vời để các em nương vào và lớn lên, trở thành những công dân tử tế. Chỉ cần sống tử tế thôi, cũng đỡ nhọc lòng, vất vả, tốn tiền bạc, xương máu của toàn xã hội, của cảnh sát, của luật sư, thẩm phán, giám thị v.v… Giáo dục tốt sẽ gánh bớt gánh nặng cho hàng ngàn hàng triệu người dân, cho hệ thống luật pháp, hệ thống an ninh. Giáo dục đạo đức tuy thầm lặng nhưng đem lại hiệu quả rất lớn, là xây nền móng vững chắc cho xã hội phát triển. Sự phát triển không thể tính bằng chỉ số thu nhập, tiện nghi, mà còn phải tính bằng chỉ số hạnh phúc, chỉ số an toàn của mỗi người dân. Giàu có nhưng bất an, không tìm được hạnh phúc, thì cũng đáng tiếc.

Chọn giáo pháp của Đức Phật để giáo dục các em nhỏ bởi lời Phật đã được cả thế giới nghiên cứu và công nhận giá trị, đem lại bình an cho tâm hồn con người. Đất nước Việt Nam cũng là đất nước có lịch sử Phật giáo phát triển lâu đời, có một hệ thống chùa chiền rải khắp hang cùng ngõ hẻm, vùng sâu vùng xa, gần gũi với nhân dân. Hiện nay, nhiều em nhỏ đã có thói quen đến chùa mỗi ngày chúa nhật hằng tuần, biết tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, ngồi thiền, thật là cảm động. Chúng ta càng phải đầu tư cho các em, vì đó sẽ là những công dân tử tế của tương lai, phụng sự tốt đẹp cho cuộc đời.

Vì thế cô Kim tâm nguyện soạn các cuốn sách hoặc tài liệu Phật học giản dị để các em dễ tiếp thu, dễ học thuộc, rồi xuất bản ấn tống phát rộng rãi đến các em. Kinh Phật được biên soạn nhỏ gọn, đầy màu sắc, chẳng những thu hút em nhỏ mà còn thu hút cả những người trong độ tuổi U.20, U.30, hiệu quả giáo dục rất lớn. Cho nên, nhiều năm nay cô Kim đã bỏ tiền túi ra và vận động thêm các mạnh thường quân ủng hộ cho việc ấn tống tài liệu Phật học. Kết quả thật tốt đẹp. Những cuốn sách và tài liệu này được các chùa trong cả nước hoan nghênh và sử dụng.

Vì những lý do đó, cô Kim đã xin quý vị mạnh thường quân cho phép cô Kim sử dụng quỹ từ thiện này vào cả 3 mục tiêu: CƠM CHAY – GIÁO DỤC – HOẰNG PHÁP. Nghĩa là chúng ta hỗ trợ từ cái ăn cho đến cái học và đạo đức cho mọi người. Thân xác cần ăn để thoát đói, nhưng trí óc thì cần học để thoát ngu dốt, và trái tim cần đạo đức để thoát tội lỗi. Thiếu phần nào cũng gây lệch lạc cho con người. Có kẻ no cơm ấm áo nhưng lại thiếu học, thiếu khôn. Có kẻ thông minh, học cao hiểu rộng nhưng đạo đức khiếm khuyết, thì sự thông minh đó sẽ gây tội lỗi ở cấp cao hơn, nặng hơn. Còn nếu có hiểu biết và đạo đức mà thân xác đói khổ, bệnh hoạn, cũng không giúp đỡ được ai. Nhiều vị mạnh thường quân vui vẻ chấp nhận đề nghị của cô Kim, bởi suy cho cùng quỹ từ thiện này cũng vì lợi ích của mọi người mà thôi.

Xin chân thành cảm ơn quý vị mạnh thường quân luôn chung sức chung lòng với Funny Home. Xin hồi hướng công đức đến quý vị được thân tâm an lạc, gia đình hạnh phúc, ngày càng tăng trưởng phước lành và trí tuệ. Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.


Temple stay - du lịch nghỉ lại chùa



Temple stay - một hoạt động ý nghĩa của PG Hàn Quốc
23/08/2009 22:30Thích Vân Phong

Hiện nay Phật giáo Hàn Quốc có đến hàng trăm Tự viện đăng ký phát tâm tổ chức Temple stay (du lịch nghỉ tại chùa), cho dân bản địa, và người ngoại quốc.

Du khách có thể đến đây để tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc và hoạt động văn hóa tâm linh, cũng như thể nghiệm một ngày an lạc, sống trong môi trường của người xuất gia một ngày một đêm.

Phần lớn là các Tự viện tổ chức vào ngày thứ bảy chủ nhật mỗi cuối tuần, hoặc bình thường muốn đến ngày nào cũng được, hay những ngày lễ vía của Phật giáo. Có nơi tổ chức những Tour du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo trong nước và quốc tế. Mỗi nơi Temple stay đều có thiết lập trang website riêng để tiện việc thông tin và liên lạc.

Để thực tập một ngày an lạc, sống trong môi trường của người xuất gia, các nơi đây đón khách rồi cho họ nhận phòng, phát quần áo đồng phục, phát thẻ bản tên và danh số từng người, sao đó giới thiệu về cách sinh hoạt thời khóa hằng ngày tại bổn Tự, hướng dẫn cách lạy Phật, tụng kinh, tọa thiền, kinh hành, nghệ thuật uống trà Thiền, tứ oai nghi của người Phật tử, tập khí công, yoga, luyện võ thuật, hội họa, viết kinh bằng chữ Hán, đi dạo núi buổi sáng sớm, tam bộ nhất bái (3 bước – 1 lạy) . . . rất nhiều sinh hoạt, tùy theo nhu cầu của mỗi lúc và thời gian.

Đặc biệt, temple stay còn có lễ truyền Tam quy – Ngũ giới cho người ngoại quốc.

Phần lớn các Tự viện đều cho họ lạy Hồng Danh Bửu Sám 108 lạy mỗi buổi khuya lúc 3 giờ 30 phút trước khi tọa thiền, kinh hành.

Có những nơi cử vị Trụ trì là nhà sư ngoại quốc như Hoa Khê quốc tế Thiền viện (Hwagyesa) tại Tp. Seoul.

Temple stay hiện nay đã trở thành tài sản văn hóa quý giá tại Hàn Quốc, đó là sự kết hợp của truyền thống bản sắc dân tộc và các hoạt động văn hóa tâm linh, cả hai yếu tố này đều là những thành phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Ước mong Việt Nam Phật giáo chúng ta, từng bước hòa nhập với cộng đồng quốc tế trong thời hiện đại hóa đất nước, thì mô hình Temple stay này sẽ có trong tương lai và từng bước nhân rộng khắp nơi, để góp phần làm đậm nét Tôn giáo dân tộc và văn hóa tâm linh Việt Nam, cũng như phát triển kinh tế du lịch cho nước nhà.


Siêu độ thai nhi



Siêu độ thai nhi
13/09/2011 08:58
Trịnh Hoàng Xuân Phúc

Khi bắt tay thực hiện vở cải lương Nỗi Niềm Hối Hận, chúng tôi có dịp đi thực tế đến các “lò sát sinh” (không biết phải dùng từ nào chính xác hơn để diễn tả các điểm nạo phá thai!).

Rùng rợn! Dã man! Đáng sợ! Đó là những gì đang diễn ra trước mắt! Công tắc của máy hút được mở lên, và… những phần trong cơ thể của đứa bé cũng theo đó mà ra ngoài. Đầu, chân, tay… tất cả đều đã tượng hình! Cả thân thể đứa trẻ bầm tím do kẹp gấp, máy hút, v.v…

Trong những ngày này, ai trong chúng ta có mặt tại Trai đàn cầu siêu sản nạn thai nhi lần III do chùa Từ Quang (Bình Chánh – TP.HCM) thì không sao nén được những cảm xúc bùi ngùi khó tả.

Đại lễ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2009, khi ấy chúng tôi đang du học ở nước ngoài nên không thể trực tiếp tham gia nhưng trong lòng luôn cầu nguyện để một lần đến với trai đàn này. Và nhân duyên đã hội đủ…

Con đường quốc lộ 1A đoạn đi qua chùa Từ Quang luôn tấp nập xe cộ cùng dòng người xuôi ngược nhưng có lẽ hôm nay mọi thứ dường như chậm lại để trải lòng với dòng chữ: “TRAI ĐÀN CHẨN TẾ BẠT ĐỘ OAN HỒN UỔNG TỬ SẢN NẠN THAI NHI” được giăng thật to trước lối rẽ vào chùa.

Vừa bước vào ngôi đại hùng bửu điện thật trang nghiêm thanh tịnh, điều đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp trong số hơn 1000 người đang hiện diện là hình ảnh những cặp thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 25 với những tờ văn phát nguyện trên tay, họ thành tâm sám hối trước Tam bảo và những giọt nước mắt hối hận muộn màng lăn dài trên những gương mặt còn rất trẻ.

Lặng lẽ, chúng tôi thiền hành với những bước chân chính niệm thành tâm cầu nguyện đến hàng nghìn sinh linh đang hiện diện trong pháp hội này.

Bằng tâm niệm, chúng tôi có thể cảm nhận được hơi thở, ánh mắt, nụ cười và cả những oán hờn của chúng. Thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp đâu đó những ánh mắt của ông bố bà mẹ nhìn về nơi xa xăm, không cần những giọt nước mắt hay thốt ra những lời sám hối, chúng tôi cũng hiểu và cảm thông với những lỗi lầm mà họ đã gây ra trong quá khứ.

Chúng tôi thầm nghĩ, đây có phải là những hậu quả sau những phút giây ân ái khoái lạc để rồi giờ đây phải nhận một bản án lương tâm quá nặng nề? Bất chợt một cô Phật tử vỗ nhẹ vào vai chúng tôi hỏi có viết sớ cầu siêu cho đứa con chưa?

Chúng tôi thoáng chút bất ngờ và cười nhẹ thay cho câu trả lời vì không biết phải giải thích như thế nào khi một thanh niên như chúng tôi chưa một lần biết đến cảm giác ái ân ra sao mà lại hiện diện tại pháp hội này.

Có lẽ trong tâm thức của cô Phật tử ấy khi thấy những thanh niên đến pháp hội đều là những người lầm lỡ. Nhưng cũng không có gì làm lạ khi xung quanh chúng tôi nơi đây là những người từng chối bỏ quyền được sống của một sinh linh vô tội.

Phá thai là một vấn nạn của xã hội hiện nay, nó luôn để lại dấu vết đau thương trong lòng những người can tội giết chết chính đứa con của mình. Có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh nạo phá thai mà chính bản thân tận mắt chứng kiến.

Khi bắt tay thực hiện vở cải lương Nỗi Niềm Hối Hận, chúng tôi có dịp đi thực tế đến các “lò sát sinh” (không biết phải dùng từ nào chính xác hơn để diễn tả các điểm nạo phá thai!).

Sau một hồi thuyết phục thật lâu về nội dung cũng như ý nghĩa của kịch bản, chúng tôi được bác sĩ (chúng tôi còn gọi là những “đồ tể nhân loại” và ê-kíp cho phép vào tận bên trong để “mục sở thị” hành động “sát sinh” của họ.

Rùng rợn! Dã man! Đáng sợ! Đó là những gì đang diễn ra trước mắt! Một câu danh hiệu Phật A Di Đà đã thốt ra! Công tắc của máy hút được mở lên, và… những phần trong cơ thể của đứa bé cũng theo đó mà ra ngoài. Đầu, chân, tay… tất cả đều đã tượng hình! Cả thân thể đứa trẻ bầm tím do kẹp gấp, máy hút, v.v…

Còn những vị “đồ tể nhân loại” cứ thế như một cái máy được lập trình sẵn thật điêu luyện với từng động tác nhuần nhuyễn thuần thục… Khi những chiếc que inox lạnh tanh ấn vào cơ thể, cô gái rướn người kêu rên đau đớn, vị “đồ tể nhân loại” liền quát lớn “Có ngu thì ráng mà chịu, giờ than van cái gì?”.

Vì quá đau nên cô nhìn quanh để tìm một điểm tựa tinh thần… Nhưng, không một ai cả! Những vị “đồ tể nhân loại” đứng xung quanh dường như không quan tâm, họ lạnh lùng sắt đá như thế đấy!

Cô đưa mắt nhìn sang chúng tôi. Trước tình cảnh như thế, chúng tôi liền đưa đôi tay của mình để cô níu chặt vào hầu chia sẻ nỗi đau quá lớn về tinh thần và thể xác mà cô đang phải gánh chịu. Những giọt nước mắt đã vô tình đua nhau lăn dài trên đôi má chúng tôi…

Trước ngày khai mạc đại lễ, chúng tôi được Ban tổ chức gửi hơn một trăm thiệp mời tham dự. Không đắn đo suy nghĩ, chúng tôi đã gửi trực tiếp đến một số phòng khám phụ khoa, cơ sở nạo phá thai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận, với một hy vọng rất nhỏ bé: “mong sao những ai hành nghề nạo phá thai được một lần đến với pháp hội, có cơ hội sám hối chuộc lại lỗi lầm đã gây nên và hãy đốt bỏ “bộ áo giấy” của “đồ tể nhân loại” để khoác lại chiếc áo blouse thiêng liêng của một lương y tâm đức”.

Theo Đại đức Thích Giác Thiện thì đại lễ không chỉ cầu nguyện cho những sinh linh ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới theo đúng tinh thần từ bi của đạo Phật không giới hạn ở quốc độ này hay quốc độ khác.

Bên cạnh đó, thông qua các buổi thuyết giảng trong thời gian tổ chức đại lễ, những thông điệp yêu thương hạnh phúc gia đình, mang tính giáo dục cao được gửi đến các bạn thanh thiếu niên, đó cũng là những lời chia sẻ cảm thông thật chân tình của những người tổ chức pháp hội.

Chúng tôi rất kính phục Tâm Bồ tát thật vĩ đại của Đại đức Thích Giác Thiện – một vị trụ trì trẻ dành trọn tình thương cho chúng sinh. Có tận mắt thấy được sự tất bật lo toan của Đại đức trong suốt thời gian tổ chức đại lễ càng làm chúng tôi cảm động dường nào bởi Thầy là người chu toàn mọi mặt từ việc lớn cho đến những việc nhỏ nhặt nhất hầu pháp hội được thành tựu viên mãn.

Khi bài viết này được đăng tải thì Đại lễ siêu độ thai nhi lần III năm 2011 cũng vừa khép lại nhưng với tấm lòng từ bi cao cả của một vị trụ trì trẻ, trải lòng mình lắng nghe chia sẻ với những nỗi đau thầm kín của nhân loại, chắc hẳn rằng những ai đã từng đến với pháp hội chùa Từ Quang thì không sao quên được hình ảnh cao quý của Ngài – Đại Đức trụ trì Thích Giác Thiện.

Ăn thịt bạn mình ngon lành!


Ăn thịt bạn mình ngon lành!
13/09/2011 09:36
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Chuyện lạ như thật. Nhưng đó là chuyện thật. Tôi chắc còn lâu mới có thể quên được chuyện này (mà có lẽ là không bao giờ!). Chuyện xảy ra cách đây chừng 20 năm, khi tôi còn chưa là Phật tử.

Thời đó tôi là sinh viên. Mùa hè nên tôi đến thăm người bạn và ở chơi với gia đình bạn mấy ngày. Nhà bạn tôi có 1 con chó rất đẹp, cả nhà rất yêu quý chú cún này. Đợt đó con chó bị ốm. Và thế là bố bạn tôi tuyên bố thịt.

Ông gọi người em kết nghĩa đến. Gọi các con: trai, gái, dâu, rể về. Kêu các cháu nội ngoại đến đủ. Tất cả chuẩn bị cho việc thịt chó.

Các cháu con chị gái bạn tôi là Yến và Oanh vô cùng buồn khi biết tin này. Yến và Oanh bắt đầu ngăn cản việc giết hại bạn chúng và chú cún Míc luôn là người bạn rất thân của cả nhà, nhất là 2 cháu.

Cuộc chiến đấu và giằng co giữa 2 bên bắt đầu xảy a. Một bên là người lớn còn bên kia là trẻ con. Một bên là những người đang thèm thịt, nhất là thịt chó (thời đó thịt rất hiếm và quý) và bên kia là tình yêu thương dành cho người bạn của mình.

Quả thật những ngày trước đó tôi chứng kiến cả nhà bạn tôi lo cho Míc, chăm sóc Míc. Nhất là 2 cháu Yến và Oanh. Đối với 2 chị em Yến Oanh thì Míc là bạn thân nhất. Tôi thấy các cháu đi đâu cũng lo cho cún, yêu thương cún, nhớ cún. Không chỉ vậy, mọi thành viên trong nhà đều rất yêu quý Míc.

Vậy mà hôm nay cả nhà bắt Míc lại, trói Míc lại và làm thịt. Tôi là người chứng kiến những giọt nước mắt của Míc. Tôi là người chứng kiến sự vật lộn và khóc lóc của 2 đứa trẻ khi bạn chúng bị giết. Người lớn chỉ còn cách duy nhất là bế gọn 2 cháu nhỏ cho lên buồn và khóa cửa lại.

Hai đứa nhỏ vẫn thi nhau khóc. Chúng gào lên. Chúng phản đối việc giết bạn của chúng.

Bữa trưa đó cả nhà đánh chén say sưa. Các món nhậu và rượu. Riêng ai cháu Yến và Oanh nhịn ăn. Chúng tuyệt thực. Bữa tối hôm đó 2 cháu vẫn nhịn. Yên và Oanh còn buồn đến tuần sau đó.

Từ ngày đó tôi không bao giờ ăn thịt chó nữa. Ngay thịt mèo cũng tuyệt nhiên không. Bởi từ câu chuyện trên tôi thấy rằng con người ta thật dã man: hôm trước mèo và chó còn là bạn của ta, hôm nay ta đã bắt bạn ta để làm thịt và ăn. Thật không thể tưởng tượng nổi.

Nhà ta có trộm. Ta nuôi chó để giữ nhà. Con người không thật thà dẫn đến trộm cắp lẫn nhau và phải nhờ 1 con vật là chó bảo vệ giúp. Chó còn là người bạn chơi với ta. Mèo cũng vậy, giúp ta bắt chuột và là người bạn để ta vuốt ve, che chở, ôm ấp, quý thương. Vậy mà ta dã tâm làm thịt bạn để ăn.

Viết đến đây tôi càng biết ơn đức Phật đã chế ra giới đầu tiên trong 5 giới là không sát sinh. Sát sinh là giết hại chúng sinh. Mình coi trọng tính mạng của mình thì rõ ràng cần trân trọng tính mạng của kẻ khác. Làm sao có thể đang tâm lấy đi mạng sống của những chúng sinh như ta. Còn giết hại mạng sống của bạn mình, bạn thân của mình như trường hợp nêu trên thì thật là…

Lớp học tại Bệnh viện Ung Bướu

Nhật ký phóng viên:
Lớp học đặc biệt vào năm học mới

TT - Hiếm lớp học nào giáo viên dạy quanh năm suốt tháng chẳng có kỳ thi hay nghỉ hè. Và cũng hiếm có lớp học nào lễ tổng kết và khai giảng được tổ chức cùng một ngày. Nơi có những chuyện lạ đó là lớp học dành cho các bệnh nhi ung thư tại khoa nhi Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Chiều 7-9, chương trình “Ước mơ của Thúy” (báo Tuổi Trẻ) cùng khoa nhi Bệnh viện Ung bướu tổ chức lễ tổng kết và khai giảng lớp học bệnh viện dành cho các bệnh nhi ung thư. Suốt hai năm gắn bó với lớp học bệnh viện, cô Kim Phấn - giáo viên hưu trí Trường tiểu học Đuốc Sống, chia sẻ: “Có những ngày tháng chúng tôi đến từng giường bệnh, uốn nắn cho các em từng nét chữ, dạy cho các em từng phép cộng trừ nhân chia. Lòng ham học của các em giúp chúng tôi có thêm nhiệt huyết, không nghỉ dạy buổi học nào”. Trong cuốn sổ tay cá nhân của cô Kim Phấn ghi tên các bệnh nhi đăng ký vào học, có những em chỉ đến lớp được một buổi rồi mất, có em 12, 13 tuổi vẫn xin được vào lớp ngồi học chỉ vì nhớ trường lớp.

Cha mẹ của các bệnh nhi chỉ mong con mình biết đọc, biết viết, bởi với họ thế là nhiều lắm rồi. Bệnh nhi Phương Như (phòng 4) đã làm được nhiều hơn mong đợi của cha mẹ khi năm học vừa qua đoạt học sinh giỏi Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.Tân Bình). Như vào bệnh viện chữa trị từ khi mới 4 tuổi, thời gian ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, chuẩn bị vào lớp 1 Như theo học chữ tại lớp học bệnh viện.

Lòng ham học của cô bé được cô Kim Phấn chắp cánh nên Như có nền tảng kiến thức để theo học lớp 1 tại địa phương. Năm học mới này Phương Như quyết tâm giữ vững danh hiệu học sinh giỏi. Giấu nước mắt vui mừng, chị Chi - mẹ của bệnh nhi Phương Như - nói: “Chỉ mong con hết bệnh để đi học, khỏi bị nghỉ giữa chừng. Lần nào vào bệnh viện truyền thuốc hành trang của con cũng là cuốn vở. Tôi thấy mà không khỏi xót xa và thương con”.

Ngồi khép nép và yên lặng ở góc nhỏ, hai cô bé bệnh nhi Đỗ Thị Thanh Tâm (7 tuổi) và Trần Yến Nhi (6 tuổi) xúng xính bộ đồng phục mới toanh trong ngày khai giảng. Dù đang phải truyền dung dịch nhưng Tâm và Nhi vẫn đòi bố mẹ đưa vào lớp. “Tay nào mắc truyền thuốc thì em dùng tay kia để tập viết cũng được mà”, cô bé Yến Nhi lí lắc trả lời khi tôi hỏi tay đau thì làm sao viết được.

Lớp học đặc biệt không có kỳ thi, không có nghỉ hè, cứ đều đặn duy trì hai buổi/tuần. Bất kể mưa hay nắng, những cô giáo tình nguyện như cô Kim Phấn, cô Sâm, cô Thu, cô Huyền... vẫn miệt mài soạn giáo án và đến bệnh viện để truyền tình yêu con chữ cho lớp học trò đặc biệt này.

XUÂN DỊU

Trộm, cướp hoành hành - Kỳ 2: Trung tâm TP không bình yên

Trộm, cướp hoành hành - Kỳ 2: Trung tâm TP không bình yên
13/09/2011 0:29

Trước tình hình trộm, cướp liên tục xảy ra, chiều 12.9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí đã có buổi làm việc với UBND Q.1 và các cơ quan chức năng TP, về tình hình an ninh trật tự và phòng chống tội phạm trên địa bàn.

Trộm, cướp hoành hành (Kỳ 1)

Cướp ngày càng táo tợn

Tại buổi làm việc, một số phường thuộc khu vực trung tâm TP và UBND Q.1 cho biết, tình hình cướp giật trên địa bàn quận đáng quan ngại.

Ông Phạm Thành Kiên, Phó chủ tịch UBND Q.1 cho biết, trong 8 tháng đầu năm, trên địa bàn quận xảy ra 168 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có đến 140 vụ cướp giật (chiếm tỷ lệ khoảng 80%). Các vụ cướp giật thường xảy ra tại các tuyến đường, khu vực trung tâm TP. Đáng chú ý, nhiều chủ doanh nghiệp khách sạn ở khu vực trung tâm đã gửi đơn đến lãnh đạo quận bày tỏ bức xúc về tình trạng nhiều du khách nước ngoài là nạn nhân của các vụ cướp giật…

Theo trung tá Nguyễn Minh Cảnh - Trưởng công an P.Bến Thành (Q.1), đối tượng cướp giật chủ yếu ở các địa phương khác đến gây án, như: Q.4, H.Bình Chánh... Cũng theo ông Cảnh, số vụ trộm cắp trên địa bàn có tăng, nhưng ít xảy ra ở nhà dân mà chủ yếu tại các cao ốc văn phòng. “Qua các vụ trộm, cho thấy, một số bảo vệ, vệ sĩ của cao ốc thuê giữ gìn an ninh trật tự có biểu hiện rất chủ quan, thậm chí còn có người còn là “ăng-ten” hoặc che giấu cho các hành vi trộm cắp”, ông Cảnh tiết lộ.

Không chỉ gia tăng về số lượng, tại cuộc họp, một số khu phố ở các phường trung tâm Q.1 cũng cảnh báo các đối tượng cướp giật ngày càng táo tợn, cực kỳ manh động, sẵn sàng chống trả lại lực lượng giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến cho biết, năm 2010 anh và các bạn bắt 58 vụ, nhưng khoảng 3-4 tháng của năm 2011 đã bắt được 35 vụ.

Lãnh đạo quận nhận thiếu sót

Chủ tịch UBND Q.1 Trần Vĩnh Tuyến cho biết thêm, lo lắng nhất hiện nay của chính quyền địa phương là tình trạng cướp giật, trộm cắp đều gia tăng; đối tượng cướp giật đều nhắm vào khách du lịch đến vui chơi, mua sắm tại nhiều điểm du lịch trên địa bàn. Ông Tuyến cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Quận nhận thấy có thiếu sót, công tác phát động quần chúng phòng chống tội phạm có chựng lại, không theo kịp tình hình tội phạm. Mặt khác, lực lượng phòng chống tội phạm dù đông, nhưng sự phối hợp chưa chặt chẽ, chưa tốt”.

Trước tình hình này, quận đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nhiều giải pháp nhằm kéo giảm tội phạm. Công an Q.1 chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm tra hành chính bất ngờ đối với những đối tượng nghi vấn; thông tin số điện thoại của số nhà công dân này sang nhà khác để kịp thời ứng phó với trộm, cắp…

Thượng tá Trần Văn Ngọc - Phó phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an TP.HCM cho biết thêm, PC45 đang thực hiện các kế hoạch của Công an TP.HCM, tập trung xử lý tình hình tội phạm trên địa bàn. Trong đó, lực lượng đặc nhiệm phối hợp với các quận, huyện tăng cường tuần tra, kiểm soát; tiếp tục đấu tranh với các đối tượng cướp giật để truy bắt, phá rã các băng nhóm cướp giật, trộm cắp, lừa đảo du khách, đặc biệt là khách nước ngoài…

Theo chân hiệp sĩ

Ngày 10.9, chúng tôi theo chân nhóm ba hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến (đội trưởng), Lâm Hiếu Long và Nguyễn Hữu Trọng tuần tra trên đường phố. Khoảng 13 giờ trưa chúng tôi bắt đầu xuất phát đi qua vài tuyến đường, nhiều đối tượng có biểu hiện nghi vấn định ra tay cướp giật phát hiện có người đang bám theo liền bỏ “con mồi” chạy.

Khoảng 13 giờ 30, khi chúng tôi cùng nhóm hiệp sĩ đến đường Lạc Long Quân (Q.Tân Bình), “hiệp sĩ” Minh Tiến ra hiệu cả nhóm tập trung vào hai thanh niên không mũ bảo hiểm đi chiếc Wave đỏ biển số 60N5-9553 có dấu hiệu khả nghi. Khi chạy ra đường Trần Văn Quang (Q.Tân Bình), đến trước tiệm vá ép Vũ Anh, hai thanh niên này quay đầu xe, áp sát, giật đứt sợi dây chuyền của em Phan Thị Hoài Linh (12 tuổi, ngụ Q.Tân Bình) đi chiếc xe đạp đang bơm xe tại đây rồi thẳng ra đường Âu Cơ tẩu thoát.

Lập tức, tiếng còi hụ phát ra inh ỏi từ chiếc xe của đội trưởng Tiến. Tiến, Long bám theo, Trọng bảo vệ người bị hại. Nhanh như cắt, chiếc xe anh Minh Tiến lao ra định đụng vào xe hai tên cướp nhưng hai tên này kịp lách ra, bỏ chạy. Lỡ nhịp, Minh Tiến quay đầu đuổi theo.

Chạy đến số 519/31 Âu Cơ, (P.10, Q.Tân Bình) hai tên cướp quăng xe, chạy bộ vào con hẻm trên đường Khuông Việt (P.Phú Trung, Q.Tân Phú). Nhưng, chỉ trong chốc lát, hai tên cướp bị các hiệp sĩ bắt gọn và đưa về Công an P.10, Q.Tân Bình.

Tại đây, hai thanh niên khai nhận, người cầm lái Huỳnh Quốc Hòa (19 tuổi, ngụ Q.11), người ngồi sau Lục Định An (17 tuổi, ngụ Q.Tân Phú).


Lúc 15 giờ 30 phút cùng ngày, chúng tôi lưu thông đến đường Tôn Thất Tùng (Q.1), trước cửa Bệnh viện phụ sản Quốc tế, thì thấy hai cô gái đi trên chiếc xe máy biển số 54U1-3590 vừa tri hô cướp, vừa tăng ga đuổi theo một thanh niên mặc áo đen đi xe Dream. Chúng tôi cũng quay xe phóng theo để hỗ trợ nhưng không thể đuổi kịp. Nạn nhân tên Thi, cho biết trong túi xách có trên 10 triệu đồng cùng chiếc điện thoại đắt tiền và một số mỹ phẩm vừa mua trong siêu thị Parkson. Tuy nhiên, nạn nhân cho biết không có ý định đến công an phường trình báo.

Lê Nga - Giang Phương

Trộm cướp hoành hành

Trộm cướp hoành hành
12/09/2011 1:02

Nạn trộm cướp táo tợn, liên tục xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật khiến nhiều người dân tại TP.HCM luôn sống trong cảm giác bất an.

Giật giỏ xách ngay trong nhà hàng

Cuối tháng 2.2011, gọi điện cho chúng tôi, chị Tuyết Minh (quản lý nhà hàng trên đường Nguyễn Du, Q.1) kể trong hoảng hốt: “Tối qua, em bị giật giỏ xách ngay trong nhà hàng”. Lúc khoảng 23 giờ ngày 25.2, chị cùng cô bạn hẹn nhau đến quán bia Tiệp (đường Pasteur, Q.1) ăn tối. Do đã khuya nên quán chỉ còn vài bàn có khách, bên ngoài có bảo vệ. Ấy vậy mà khi hai phụ nữ vừa ngồi vào bàn chưa lâu thì có hai thanh niên phóng thẳng xe máy vào khu vực nhà hàng, giật phăng chiếc giỏ xách của chị Minh đặt ở ghế bên rồi rồ ga phóng đi giữa những dãy bàn. Chị Minh bức xúc: “Cứ nghĩ đã vào quán rồi là yên tâm vì có bảo vệ, nào ngờ cướp cũng không tha!”. Sự việc sau đó được báo Công an P. Bến Nghé, song đến nay vẫn chưa có hồi âm. Theo trình báo, tổng giá trị tài sản trong giỏ khoảng 20 triệu đồng.

Còn anh Vinh (ngụ Q.10) cho biết, đầu tháng 9, anh đang đổ xăng trên đường Trần Hưng Đạo, khi vừa mở bóp lấy tiền thì một thanh niên bất ngờ giật bay cái bóp rồi nhảy lên xe máy của đồng bọn tẩu thoát.

"Cứ nghĩ đã vào quán rồi là yên tâm vì có bảo vệ, nào ngờ cướp cũng không tha!"
Chị Tuyết Minh

Tại khu vực đường 643 Tạ Quang Bửu (P.4, Q.8), nhiều người đã quen mặt một băng nhóm gồm 4, 5 tên. Đầu tháng 8.2011, chúng giật bóp tiền của một phụ nữ đang mua hàng tại đây. Hôm sau, chúng giật túi xách của một phụ nữ khác. Người dân còn cung cấp thông tin một xe hơi vừa bị bẻ gương chiếu hậu, một chiếc khác bị tháo logo tuần trước. Chủ một quán ăn cho biết nhóm này thường chia thành 2 tốp, một giả vờ vào quán mua thức ăn để cản địa cho đồng bọn cướp giật.

Phóng viên trở thành nạn nhân

Một ngày giữa tháng 8, khi chúng tôi đang chạy xe trên đường Phạm Hùng (Q.8) thì gặp 4 thanh niên đi 2 xe gắn máy. Khi phát hiện một phụ nữ điều khiển xe Attila, cổ đeo dây chuyền, hai tên chở nhau vượt lên trên, nắm cổ áo, giật sợi dây chuyền, hai tên còn lại cản địa phía sau. Giật xong, chúng còn kéo xe làm nạn nhân té ngã. Nhiều người dân khuyên nạn nhân đến công an phường trình báo nhưng chị từ chối, vì cho rằng sẽ không có kết quả.

Qua thông tin của bạn đọc, sáng 8.9, phóng viên đến khu vực P. Tây Thạnh (Q. Tân Phú) tìm hiểu. Chị Thủy (ngụ đường Nguyễn Hữu Tiến) kể chị vừa bị hai phụ nữ giật hai cây thuốc lá ngay tại cửa hàng. Chị Liên (ngụ số nhà 84 Chế Lan Viên) chỉ vào vết sẹo dài trên tay: “Trộm cướp liên miên cả ngày lẫn đêm. Cái sẹo này cũng do bọn cướp giật túi xách tui mà ra…”. Chưa nghe hết câu chuyện và dù phóng viên đã rất thận trọng, nhưng hai thanh niên đi trên chiếc xe máy màu đỏ vẫn ngang nhiên áp sát, giật phăng chiếc cặp rồi phóng đi. Chúng tôi đứng đấy chưa đầy 5 phút và ngay cạnh đó là trụ sở đội đăng ký xe Công an Q.Tân Phú nhưng vẫn bị cướp.

Tổng kết năm 2010, ngành tòa án TP.HCM thụ lý 7.167 vụ án hình sự, trong đó trộm cắp tài sản có 1.200 vụ (21,29%), cướp 1.388 vụ (24,62%). Một thẩm phán cho biết đây chỉ là bề nổi. Trên thực tế, số vụ trộm cắp xảy ra lớn gấp nhiều lần. Nhiều nạn nhân bị trộm cướp vì ngại không đến công an trình báo nên không thống kê được.

Trưa cùng ngày, trên đường về lại cơ quan, vừa đến đường Nguyễn Thượng Hiền (Q.3), chúng tôi gặp thêm hai người vừa bị giật đồ. Một vài người dân đang tri hô, chỉ tay theo hai thanh niên đang bỏ chạy vào con hẻm gần đó nhưng không ai dám đuổi theo.

Hở chút là mất

Tối 5.9, anh Nguyễn Phước Hoàng, tài xế Lãnh sự quán Sudan tại TP.HCM, đánh chiếc Lexus LS 600hL có giá hơn 4,5 tỉ đồng ra khu trung tâm. Trước khi đi vệ sinh, anh cẩn thận cài hệ thống báo động. Vài phút sau, khi trở lại, anh tá hỏa khi phát hiện chiếc logo phía sau xe đã không cánh mà bay. Anh cho biết: “Trước đây, tôi từng lái những dòng cao cấp và dù rất cảnh giác nhưng vẫn bị mất logo xe. Hở chút là mất!”. Thậm chí xe ô tô đang chạy cũng bị cướp rượt theo. Đó là trường hợp của bà M. - chủ một công ty kinh doanh địa ốc có tiếng ở TP.HCM. Đầu tháng 8.2011, khi chiếc xe chở bà chạy trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) thì bị hai thanh niên đi xe gắn máy kè theo bẻ kính chiếu hậu. Còn anh Lý (ngụ Q. Bình Thạnh) 3 lần bị tháo mất logo chiếc Audi Q7 chỉ trong vòng 2 tháng.

Trước đây, bọn đạo chích chỉ “ưu tiên” xe cao cấp. Nay thì hàng xe bình dân chúng cũng không tha. Cuối tháng 6.2011, giới tài xế thở phào khi hay tin Công an TP.HCM phá đường dây trộm cắp và tiêu thụ phụ tùng xe ô tô lớn, tạm giữ 8 nghi can (hàng ăn cắp được tiêu thụ tại chợ Dân Sinh và khu vực chuyên buôn bán phụ tùng ô tô trên đường Nguyễn Văn Cừ, An Dương Vương). Những tưởng sau khi đường dây trên bị phá, nạn mất cắp sẽ giảm, nhưng nhiều tài xế cho biết tình hình vẫn rất bất an.

Minh Nam – Lê Nga