Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

TIỆC CHAY THAY CHO TIỆC MẶN

TIỆC CHAY THAY CHO TIỆC MẶN

Từ mấy năm nay, cô Kim thường xuyên tổ chức sinh nhật cho các bạn tại Funny Home, với đầy đủ bánh kem, hoa, nến, văn nghệ, đặc biệt là bữa tiệc chay hoành tráng thay cho tiệc mặn. Nhờ vậy các bạn không phải tốn kém khi ra nhà hàng đặt tiệc, cũng không bị tội sát sanh, uống rượu. Hiệu quả vô cùng. Cứ vài bạn sinh trong cùng một tháng thì làm chung bữa tiệc sinh nhật, cả lớp hùn tiền mua bánh kem và hoa tặng bạn, còn cô Kim thì đãi thức ăn, cùng xúm lại nấu nướng thật vui. Bảo đảm tay nghề ẩm thực và công dung ngôn hạnh đều phát triển tốt.

Cô Kim làm theo lời Phật dạy, ngày sinh của mình, tức là ngày mình ra đời, không lẽ bao nhiêu chúng sanh khác phải thiệt mạng? Mình trân trọng sự sống của mình, thì mình cũng trân trọng sự sống của loài khác. Ngày thường, cực chẳng đã phải ăn mặn “lai rai”, nhưng những bữa tiệc lớn như sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng, đám giỗ, đám ma, đám cưới, cô Kim đều mong chúng ta làm bằng thức ăn chay. Bởi những ngày đó có hàng trăm người ăn, thì số lượng sát sinh rất lớn, sẽ ảnh hưởng tới bản thân và gia đình chúng ta. Tại nhà cô Kim, đã áp dụng nấu chay cho các bữa tiệc sinh nhật, đám tang, đám giỗ, sau này dự định sẽ làm đám cưới anh Rani bằng tiệc chay luôn. Rồi khi anh Rani có con, sẽ làm đầy tháng, thôi nôi toàn là đồ chay.

Cô Kim còn kêu gọi các bạn làm đám cưới y như vậy. Khi đó, cô Kim sẽ hỗ trợ bằng cách kéo cả Funny Home về nấu miễn phí, hoặc nếu cô Kim có căn nhà lớn thì sẽ cho các bạn tổ chức luôn tại nhà, khỏi thuê mặt bằng, cô Kim có đủ nồi chảo, chén dĩa đãi hàng trăm khách, chẳng phải lo.

Hiện nay nhiều đôi vợ chồng trẻ đã vào chùa tổ chức lễ hằng thuận và đặt tiệc chay đãi luôn trong chùa, tại sao chúng ta lại không mạnh dạn noi theo, thực hiện ngay tại câu lạc bộ của chúng ta? Cô Kim sẽ mời quý thầy và sư cô về dự, làm lễ hằng thuận luôn cho các bạn. Chao ơi, thật là phước đức. Phước đức từ việc không sát sanh sẽ giúp đôi vợ chồng trẻ sống bền vững hạnh phúc. Phước đức từ việc tiết kiệm kinh phí đãi nhà hàng, sẽ giúp đôi bạn trẻ làm ăn khấm khá. Và ngay cả tiền mừng cưới, chúng ta cũng chủ trương không nhận nhiều, chỉ nhận lấy lệ thôi, và bỏ vào thùng từ thiện thì càng tốt. Như vậy là tiết kiệm kinh phí cho hàng trăm gia đình khác, đặc biệt là những người thân, bạn bè của chúng ta với đồng lương ít ỏi, khi dự đám cưới thường là “xót lòng” với phong bì từ 400 đến 500.000đ. Một phước đức nữa là không có nhậu nhẹt ồn ào, có khi say sưa, đánh lộn, sẽ giúp vợ chồng sinh con trí tuệ. Một bữa tiệc chay giúp chúng ta giữ giới rất nhiều.

Vấn đề còn lại là các bạn có sợ miệng đời phản đối hay không? Nhất là làm sao thuyết phục được cha mẹ mình cũng “dũng cảm” vượt qua miệng đời. Những thói quen, tập tục khó sửa đổi lắm. Nhưng nếu không có lần thứ nhất, người thứ nhất dũng cảm thì mãi mãi không có lần thứ hai, người thứ hai. Các bạn cần rèn luyện sức tu, thì mới có sức thuyết phục, cảm hóa gia đình. Và sau đó là cảm hóa khách khứa. Thật ra, họ ăn ngon miệng họ, nhưng tội thì mình gánh hết. Họ đến tham dự lễ cưới của mình vì quý mình, thì mình cảm ơn. Chứ nếu đến chỉ vì quan trọng bữa ăn, thì đâu phải tình cảm thật sự. Các bạn đừng lo lắng, hãy cứ ra sức thuyết phục và giữ vững lập trường, chắc chắn sẽ được. Hoặc, có thể nhượng bộ một chút, bằng cách làm phân nửa số bàn chay, phân nửa số bàn mặn. Hoặc như đám cưới anh Hưng, đã nghĩ ra cách xen kẽ món chay trong mỗi bàn mặn. Thí dụ, món lẩu nấm, hoàn toàn là chay rồi. Cô Kim gợi ý thêm, món đồ nguội cũng có thể “trá hình” vì làm chay mà rất giống món mặn, với đủ cả nem, chả, pa tê. Mục tiêu cuối cùng miễn là bớt sát sanh.

Cố lên các bạn ạ. Chúng ta chưa ăn chay trường được, nhưng hằng ngày nên giảm bớt thịt cá, hoặc mỗi tuần ăn chay 2-3 ngày cũng tốt. Rồi tiệc tùng cũng giảm bớt như thế. Các bạn hãy xem DVD chương trình Phật pháp nhiệm mầu lần 31 tại chùa Hoằng Pháp, sẽ rùng rợn khi nghe ông Nhật Trung kể chuyện quả báo sát sanh của ông. Nghe xong là sẽ phát tâm ngay…

Vụ TNGT trên đường Nguyễn Hữu Cảnh: Gia đình tài xế bấn loạn

Xin các bạn đọc bài này để thấy sự nguy hiểm của việc uống rượu. Phật dạy chúng ta phải giữ Ngũ giới, trong đó có giới không uống rượu. Hoan nghênh những bạn đã giữ giới. Đừng sợ thiên hạ nói khích, mình cứ sống theo lời Phật thì mọi việc yên ổn. Phương Tây người ta cũng đâu có nhậu nhẹt và hút thuốc như nước mình. Nhiều người ra nước ngoài làm việc đã công nhận rằng: hạn chế hút thuốc và uống rượu lại chính là hợp với khoa học và hiện đại.

Vụ TNGT trên đường Nguyễn Hữu Cảnh: Gia đình tài xế bấn loạn
Thứ Ba, 13/12/2011 18:50

(NLĐO)- Linh cữu của 4 nạn nhân trong vụ tai nạn thảm khốc trên đường Nguyễn Hữu Cảnh - TPHCM được quàn tại Chùa Vĩnh Nghiêm, sau đó sẽ được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa ngày 16-12. Trong khi đó, gia đình tài xế gây đại nạn đang rất lo lắng và bấn loạn.

Lúc 13 giờ 30 phút ngày 13-12, người thân 4 nạn nhân bị tai nạn giao thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường Bến Nghé, quận 1-TPHCM, Báo Người Lao Động đã thông tin) đã tổ chức lễ nhập quan tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Đông đảo người thân, đồng nghiệp, bạn bè của ông Phần, chị Liên cùng hai cháu Trung, Hiếu đã đến thắp hương, đặt vòng hoa. Lúc 7 giờ ngày 16-12, người thân sẽ tiến hành động quan và đưa 4 nạn nhân đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Ông Nguyễn Trí Dũng bên giường bệnh trước khi con trút hơi thở cuối cùng. Ảnh tư liệu NLĐO

Một người thân của các nạn nhân cho biết buổi tối xảy ra thảm cảnh, 3 mẹ con đi bơi, sau đó đi đón ông ngoại. Trên đường về thì họ gặp nạn.

Sáng 13-12, PV Người Lao Động tìm đến nhà tài xế gây tai nạn là Nguyễn Vũ Thông. Căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm chật chội trên đường Nguyễn Duy Ninh, quận Bình Thạnh là nơi cư ngụ của 10 người trong gia đình Thông.

Cha Thông, ông N.H.M, tiếp chúng tôi với gương mặt hốc hác, sầu não. Mấy hôm nay, ông M. phải xin nghỉ việc vì bị sốc nặng, tăng huyết áp khi nghe tin con trai cả của mình đã gây ra tai nạn thảm khốc, làm chết nhiều người.

Ông M. kể khoảng hơn 1 giờ ngày 11-12, Thông về nhà với khuôn mặt thất sắc, kể đã gây ra tai nạn nghiêm trọng nhưng không biết nạn nhân ra sao. Sau một hồi trấn tĩnh, Thông đến công an phường trình báo sự việc. 

Những lá thư đẫm nước mắt của bạn bè cùng lớp em Hiếu gởi đến Bệnh viện Chợ Rẫy.Ảnh: Phạm Dũng

Vợ của tài xế Thông, chị H.T.D.A, mấy hôm nay bỏ hết công việc để đến bệnh viện túc trực. Chị A. đến gặp ông Nguyễn Trí Dũng (chồng và cha của nạn nhân) để xin lỗi.

 A. vừa khóc vừa kể chị đến bệnh viện để xin lỗi ông Dũng nhưng ông chỉ nói: "Đó là chuyện không mong muốn của cả hai gia đình. Mọi việc để công an điều tra. Tôi không có ý kiến gì. Tôi thì chết điếng rồi!”.

Ông M. cho biết thêm Thông và một số tài xế thường đi uống bia với nhau sau giờ làm việc. “Hôm gây tai nạn, Thông đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ và có lẽ đã uống bia trong thời gian chờ lấy xe” - Ông M. phỏng đoán.

Nạn nhân Trần Thị Bích Liên mới chuyển từ Hà Nội vào TPHCM khoảng 5 tháng nay để nhận chức phó giám đốc một ngân hàng. Chiếc xe 7 chỗ Toyota Fortuner mà Nguyễn Vũ Thông lái trong vụ tai nạn là của một công ty có văn phòng tại phường Đakao, quận 1, chuyên cho khách nước ngoài thuê xe. Tính đến hôm gây tai nạn, Nguyễn Vũ Thông mới chuyển về lái xe cho công ty này khoảng một tuần.
Tin-ảnh: Q.Lâm - Ph.Dũng (Người Lao Động)
Có 12 ý kiến
Caytram 13/12/2011 19:25
Có lẽ quá tự tin vào tay lái của mình " cứng ", nhưng khi sự cố xảy ra hậu quả quá nghiêm trọng thì lúc đó mới biết là không gánh nổi.Mất cả 1 gia đình đau đớn cho người khác lắm chứ.
Xe điên hay tài xế điên? 13/12/2011 19:42
Hôm bữa có vụ bác sỹ nào đó, hôm nay thêm vụ này... Không biết xe hiệu này có chuyện gì không mà toàn gây ra tai nạn kiểu "xe điên"...  "Xe điên" hay "tài xế điên"? Sao bây giờ tui ớn xe này quá.
Thiện Ngọc 13/12/2011 20:11
Phải trị thật nặng để làm gương. Cố tình uống rượu bia mà còn chạy nhanh thì thật đáng trừng trị mà.
MAICAO 13/12/2011 20:35
Xin chia buồn cùng ông Dũng, một mất mát, một nỗi đau quá lớn. Sao có báo không viết tài xế Thông say rượu mà viết là ngủ gật, vậy sự thật nào đúng?
Người quan sát 13/12/2011 20:37
Nói mất lòng chứ không ít người trong giới tài xế có tư cách và đạo đức đáng báo động. Bạn ngồi nghe họ nói chuyện thì chạy luôn...
nguyễn vĩnh 13/12/2011 20:39
Khúng khiếp quá, đau lòng quá. Tài xế Thông đã gây đại hoạ, giết chết cả một gia đình, mấy thế hệ đang yên ổn bỗng phải chịu kết cục quá bất ngờ, đau đớn và kinh hoàng... Còn gì khủng khiếp hơn, tang tóc hơn... Cầu cho những nạn nhân được yên nghỉ và siêu thoát, kẻ gây đại hoạ sẽ phải trả giá thích đáng.
Khánh Ngọc 13/12/2011 21:07
Cái giá phải trả cho sự ham hố rượu chè, giờ có xin lỗi van xin cũng không làm người chết sống dậy, có thức tỉnh thì cũng đã muộn rồi . Chỉ tội cho gia đình người ta tan nát mà thôi. Giờ buồn và lo lắng được gì?
TÔ VĂN TRƯỜNG 13/12/2011 21:08
Thành thật chia buồn cùng gia đình anh Nguyễn Trí Dũng. Không đau đớn nào hơn khi cùng một lúc có 4 người thân phải vĩnh biệt ra đi. Tôi cũng không biết nói gì hơn, khi đành bất lực nhìn xã hội bó tay với tai nạn giao thông. Một lần nữa tôi tha thiết yêu cầu xã hội hãy cùng đồng loạt lên án rượu bia. Tác hại của rượu bia thì mọi người đã thấy rõ và mặt trái là "rượu bia còn đầu độc dân trí và mang lại tiền bạc cho những kẽ tham nhũng trong xã hội".
Hungsg 13/12/2011 21:43
Một bài học sâu sắc cho những ai còn ngồi sau tay lái mà đã làm đệ tử của lưu linh. Xin thành thật chia buồn cùng gia đình anh Dũng và cũng xin chia sẻ nỗi lo của gia đình anh Thông. Bản án lương tâm này sẽ theo anh suốt cuộc đời.
Cao Minh 13/12/2011 22:22
Gửi Mai Cao. Báo nào đưa tin cũng đúng. Tài xế Thông say rượu trước rồi ngủ gật liền sau đó, trước khi gây tai nạn thảm khốc cho gia đình người khác. Thành thật chia buồn cùng anh Dũng và gia đình.
GTVT 13/12/2011 22:37
Nghe nói CSGT "mật phục" các quán bia để đo nồng độ cồn mà sao vẫn còn những tai nạn thương tâm? Hãy hành động thiết thực hơn, dẹp bớt các quán nhậu. Tôi thấy chưa có nước nào trên thế giới này có nhiều quán nhậu như tại Việt Nam.
14/12/2011 04:21
Làm sao mà cấm rượu bia được khi bây giờ ký một hợp đồng cũng phải ký trên bàn nhậu. Từ bình dân cho đến thượng lưu, đi làm về là phải chè chén trước khi về nhá, cấm thì có khi họ biểu tình chứ chẳng chơi. Có những người biết điểm dừng, phần lớn chỉ chịu bước ra khỏi quán khi đã khật khà khật khưỡng. Tôi chứng kiến biết bao nhiêu người chạy xe máy mà mặt mũi đỏ gay, tự đâm con lươn ngã ra đường mà còn chưa tỉnh dậy nổi do xỉn quá. Thật chán nản vì chưa thấy cơ quan chức năng đưa ra bất kỳ 1 giải pháp nào. Không biết họ đang làm gì nữa? Trong 1 chốc 1 gia đình biến mất, mất mát khủng khiếp quá sức chịu đựng của con người.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Đoạn trường xin việc

Đoạn trường xin việc  
13/12/2011 0:39

Hành trình đến con chữ đối với Lê Thị Bích Liễu (25 tuổi) ở xã Nghĩa Hưng, H.Chư Pah (Gia Lai) quả là khó nhọc.

Những ngày thơ, Liễu mày mò với những trò chơi do mình tự nghĩ ra bởi khả năng đi lại của cô khó khăn so với bạn đồng trang lứa (sau trận sốt bại liệt mê man, chân phải của cô cứ teo dần). Chiếc nạng có lẽ là người bạn gần gũi nhất khi Liễu cần. Đường đến trường của Liễu còn gian nan hơn khi vào mùa khô, từng cơn gió thông thốc, thổi rát cả mặt. Nhưng bù lại, học lực của Liễu luôn được xếp loại khá cao trong lớp.

 Nỗ lực của Liễu trong học tập đã được đền đáp khi cô thi đỗ vào khoa Ngữ văn, ĐH Quy Nhơn. Việc đi lại của cô cũng tạm ổn khi ba mẹ dành dụm mua cho Liễu một chiếc xe máy dành cho người khuyết tật. Tốt nghiệp đại học với số điểm gần đạt loại giỏi 7,82, Liễu hăm hở ra trường với bao ước vọng.

 Nhưng chuyện xin việc của cô quá ư khốn khổ. Chỉ riêng việc khám sức khỏe, phải vài lần đi thì Liễu mới thực hiện được. Gia đình Liễu quá khó khăn, cả ba và mẹ đều bị tai nạn giao thông cách đây hai năm khiến sức lực giảm sút, không giúp gì được cho Liễu. Mỗi lần tới các cơ quan, đơn vị để xin việc, Liễu chỉ nghe hứa hoặc trả lời “đủ người rồi”. Chưa hết, nhiều nơi còn nói bóng gió rằng không nhận người khuyết tật!

 Đồng cảm với Liễu, chúng tôi và một số đồng nghiệp đã liên hệ vài nơi giúp cô, nhưng nơi thì hứa, nơi thì bảo đủ người. Cánh cửa tìm việc xem chừng ngày càng khó mở ra với cô bé giàu nghị lực này. Liễu nói cô muốn đứng trên giảng đường, đúng với ngành nghề đã học. Nhìn cảnh Liễu chạy xe giữa trời mưa như trút nước của Tây nguyên, chúng tôi không khỏi ái ngại.

Trần Hiếu (Thanh Niên)

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

7 ĐỨC PHẬT QUÁ KHỨ và PHẬT A DI ĐÀ

Ngày chúa nhật 11-12-2011, lớp giáo lý chúng ta đã học hết bài Tịnh Độ, nhiều bạn hỏi cô Kim về các vị Phật đã xuất hiện tại cõi Ta Bà. Xin mời các bạn xem bài này nhé.

7 ĐỨC PHẬT QUÁ KHỨ

   Trong bộ Kinh Trường A Hàm, có hai Kinh mà Đức Phật Thích Ca nói về bảy vị Phật quá khứ. Đó là Kinh Thất Phật (Đại I, No. 2) và Kinh Thất Phật phụ mẫu tánh tự (Đại I, No. 4). Danh hiệu của 7 vị Phật đó lần lượt như sau:

1) Tỳ Bà Thi Phật: Nhập Niết Bàn cách đây chín mươi mốt kiếp, thọ tám vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Duy Vệ, trị vì đất nước tên Sát-mạt-đề. Thị giả của Tỳ-bà-thi Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác tên A-thâu-ca. Hội thuyết pháp thứ nhất của Tỳ-bà-thi Như Lai có sáu vạn hai ngàn Bí-sô đắc quả A-la-hán; hội thuyết pháp thứ hai có mười vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán; hội thuyết pháp thứ ba có bảy vạn Bí-sô (Tỳ kheo) đắc quả A-la-hán.

2) Thi Khí Phật: Nhập Niết Bàn cách đây ba mươi mốt kiếp, thọ bảy vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Phật Thức, trị vì đất nước tên A Lâu Na Hòa Đề. Thị giả của Thi-khí Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác tên Sát-ma-ca-rô. Hội thuyết pháp thứ nhất của Thi-khí Như Lai có mười vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán; hội thuyết pháp thứ hai có tám mươi ức Bí-sô đắc quả A-la-hán; hội thuyết pháp thứ ba có bảy vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán.

3) Tỳ Xá Phù Phật: Nhập Niết Bàn cách đây ba mươi mốt kiếp, thọ sáu vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Tùy Diệp, trị vì đất nước tên A-nâu-ưu-ma. Thị giả của Phật Tỳ-xá-phù, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, tên Ô-ba-phiến-đổ. Hội thuyết pháp thứ nhất của Tỳ-xá-phù Như Lai có tám vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán; hội thuyết pháp thứ hai có bảy vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán; hội thuyết pháp thứ ba có sáu vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán.

4) Câu Lưu Tôn Phật: Xuất hiện vào kiếp thứ sáu trong hiền kiếp, thọ bốn vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Câu Lâu Tần, trị vì đất nước tên Luân-ha-lợi-đề-na. Thị giả của Phật Câu-lưu-tôn, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, tên Một-đề-du. Câu-lưu-tôn Như Lai thuyết pháp một hội có bốn vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán.

5) Câu Na Hàm Mâu Ni Phật: Xuất hiện vào kiếp thứ bảy, thọ ba vạn tuổi. Ngài trị vì đất nước tên Sai-ma-việt-đề. Thị giả của Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, tên To-rô-đế-lý-dã. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni thuyết pháp một hội có ba vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán.

6) Ca Diếp Phật: Xuất hiện vào kiếp thứ tám, thọ hai vạn tuổi. Ngài trị vì đất nước tên Ba-la-tư. Thị giả của Ca-diếp Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, tên Tát-lý-phược mật-đát-la. Phật Ca-diếp thuyết pháp một hội có hai vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán.

7) Thích Ca Mâu Ni Phật: Xuất hiện vào kiếp thứ chin, thọ trên dưới 100 tuổi (Khi giảng kinh, Ngài nói Ngài thọ trên dưới 100 tuổi, thật tế Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi). Ngài trị vì đất nước tên Ca-tỳ-la-vệ. Thị giả của Thích Ca Như Lai, bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác, tên A-nan-đà. Phật Thích Ca thuyết pháp một hội có một ngàn hai trăm năm mươi Bí-sô đắc quả A-la-hán.
(Nếu kể thêm vị Phật tương lai là Phật Di Lặc thì chúng ta có tất cả 8 vị Phật thị hiện ở cõi Ta bà này)

Còn Đức Phật A Di Đà thì thành Phật ở cõi khác. Xin các bạn xem thêm bài này.

ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

    DANH HIỆU - Đức Phật A Di Đà (Amitabha) là vị giáo chủ ở cõi Cực-lạc phương tây. A Di Đà có nghĩa là vô lượng quang, vô lượng thọ, tức là hào quang và tuổi thọ của Ngài không thể lường được.

   TIỀN THÂN - Thời đức Phật Thế Tự Tại Vương, có vị quốc vương tên Kiều Thi Ca nghe Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm Tỳ-kheo hiệu là Pháp Tạng. Một hôm, Ngài đảnh lễ Phật cầu xin chứng minh cho Ngài phát 48 lời nguyện. Do nguyện lực ấy, sau này Ngài thành Phật hiệu A Di Đà ở cõi Cực-lạc. (Kinh Đại A Di Đà)

   Lại, một thuở xa xưa ở cõi San Đề Lam có ông vua tên Vô Tránh Niệm. Do đại thần Bảo Hải khuyến tiến, nhà vua gặp đức Phật Bảo Tạng, thành tâm cúng dường, quy y thọ giáo. Nhà vua phát nguyện sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ một cõi cực kỳ trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Đức Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài sau này sẽ thành Phật hiệu A Di Đà, cõi nước tên Cực-lạc ở phương Tây. Hiện giờ Ngài đã thành Phật và đang thuyết pháp tại đó. (Kinh Bi Hoa)

   HẠNH NGUYỆN - Đức Phật A Di Đà xưa phát 48 lời nguyện lớn, trong đó có lời nguyện sẵn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào niệm danh hiệu của Ngài. Dù người ấy chỉ niệm mười câu danh hiệu Ngài, Ngài cũng tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực-lạc.

   BIỂU TƯỚNG - Đức Phật A Di Đà thường thờ có hai tượng: Tượng ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự tượng Thích Ca. Tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng dậy chập chồng, mắt Ngài nhìn xuống, tay mặt đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những người đang trầm mịch. Tượng ấy gọi là tượng Di Đà phóng quang.

   THÂM Ý - Chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa tượng phóng quang này. Theo trong mật giáo giải thích: tay mặt Phật đưa lên biểu thị tứ thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật), tay trái duỗi xuống biểu thị lục phàm (Thiên, nhơn, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục). Nghĩa là Ngài sẵn sàng tiếp độ lục phàm đưa lên quả vị tứ thánh. Ý nghĩa hình tượng này, chúng ta thấy rõ hơn, qua bốn câu kệ tán dương Ngài:
 
     Ái hà thiên xích lãng,
     Khổ hải vạn trùng ba;
     Dục thoát luân hồi lộ,
     Tảo cấp niệm Di Đà.

   Tạm dịch:
     Sông ái sóng ngàn thước,
     Bể khổ dậy muôn trùng;
     Kiếp luân hồi muốn thoát,
     Sớm gấp niệm Di Đà.

   Chúng ta là những chúng sanh đang đắm chìm trong sông ái, nước mắt đau thương thống khổ tràn trề như bể cả. Đức Phật Di Đà đang đứng chực trong hư không, đã duỗi cánh tay vàng chờ đợi cứu vớt chúng ta. Nhưng chúng ta có chịu ngoi đầu lên khỏi dòng sông ái, đưa tay cho Ngài cứu vớt hay không? Hay cứ mãi lặn hụp trong sông mê bể ái, để đức Phật mãi đợi chờ mà không có một sự đáp ứng nào? Cánh tay vàng kia cứ duỗi thẳng đợi chờ, mà đàn con dại này mãi say mê lội đuổi bắt những hòn bọt, lặn mò bóng trăng. Để rồi bị sóng cuốn nước trôi càng ngày càng ra khơi, khiến người mẹ hiền kia đã lạc giọng kêu gọi.
Kinh chép: "Các đức Như Lai trong mười phương nhớ thương chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn mẹ thì cái nhớ ấy cũng không ích gì. Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con thì mẹ và con trong đời này, trong các đời sau quyết không xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật thì trong hiện tại và ở tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa...”

   (Kinh Lăng Nghiêm, chương Đại Thế Chí niệm Phật).

      Người phát tâm tu Tịnh độ tin chắc đức Phật đang chờ đợi tiếp đón chúng ta về cõi Cực-lạc (tín), gắng công niệm Phật (hạnh), mong mỏi được sanh về cõi Phật (nguyện). Có đủ ba yếu tố này nhất định sẽ vãng sanh về Cực-lạc.

   Hình ảnh đức Phật A Di Đà là hình ảnh mong chờ đón tiếp. Chúng ta phải sớm thức tỉnh, nhận chân sự khổ đau, trong khi đang đắm chìm trong bể ái, để quay về với đức Từ bi. Phật là hiện thân cứu khổ, chúng ta là thực thể khổ đau. Một ngày nào chúng ta không còn đau khổ, ngày ấy đức Phật sẽ không còn duỗi tay chờ đợi cứu vớt chúng sanh. Xin hãy cùng niệm 6 chữ "Nam mô A Di Đà Phật"


Cuộc sống, khoa học trong con mắt Phật tử Trịnh Xuân Thuận

Cuộc sống, khoa học trong con mắt Phật tử Trịnh Xuân Thuận  
  09/12/2011 21:46:00
Liên Cơ (thực hiện)

Là một khoa học gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, GS Trịnh Xuân Thuận còn được biết đến với vai trò một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình.

Với ông, Phật giáo và Khoa học là hai lĩnh vực đam mê, bổ trợ rất nhiều trong con đường nghiên cứu khoa học. Sau 7 năm quay trở lại Việt Nam, GS Trịnh Xuân Thuận đã có cuộc trò chuyện thú vị về mối quan hệ giữa đạo Phật và Khoa học 

“Vô hạn trong lòng bàn tay” 

Ông không chỉ là một nhà khoa học với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị mà còn là tác giả của nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học. Đặc biệt, gần đây, người ta thấy ông hay viết về mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Điều gì đã đưa ông đến với đạo Phật?

Ngay từ nhỏ tôi đã chịu ảnh hưởng của đạo Phật từ mẹ. Nhưng tôi chỉ thực sự quan tâm đến đạo Phật khi gặp một nhà khoa học tên là Madrarica vào năm 1997. Lúc đó, tôi bắt đầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa đạo Phật và khoa học, xem có mối quan hệ tương đồng nào không. Sau này, tôi có viết một quyển sách chung với vị GS này với tên gọi “Vô hạn trong lòng bàn tay”. 

Đến lúc này, tôi mới thực sự nghiên cứu sâu về đạo Phật và khoa học với các góc nhìn khác nhau. Tôi không muốn dùng đạo Phật để chứng minh khoa học hay khoa học để chứng minh đạo Phật. Điều tôi quan tâm là dùng kiến thức của hai lĩnh vực này thì nhìn một sự vật, một hiện tượng sẽ phong phú, toàn diện hơn từ đó tìm ra bản chất, sự thật

Trong Đạo phật có triết lý Nhân - Quả, vậy dưới góc nhìn của ông, triết lý này có tính khoa học hay không?

Tôi là nhà khoa học nên tôi chỉ tin vào những gì được chứng thực, có chứng cớ. Có điều rất rõ là, sau khi chết, con người người không thể biết được mình sẽ như thế nào, có sự luân hồi hay không, điều này chưa ai chứng minh được. Thế nên tôi mới nói, Khoa Học và Phật Giáo vốn có những phương thức khác biệt rất cơ bản trong việc nghiên cứu thực tại. Một ví dụ được chứng minh  rất khoa học: nếu chúng ta gây ô nhiễm, làm Trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu như hiện nay, thì sẽ đến lúc con cháu chúng ta sẽ không còn chỗ để sinh sống.

Hoặc có những điều vẫn chưa được giải đáp thoả đáng mà chỉ là lời đồn như người ta hay nói chuyện về năm 2012 là năm tận thế. Tôi cho rằng đó là do tín ngưỡng chứ không phải khoa học. Thực tế, trong khoa học có câu chuyện ở một thời điểm nào đó các hành tinh sẽ trùng nhau trên một đường thẳng, nhưng bao giờ xảy ra hiện tượng đó thì còn chưa ai chứng minh được. Trước đây, người ta cũng đã đồn thổi cho là năm 2000 là năm tận thế nhưng năm 2000 đã qua hơn chục năm rồi mà có thấy làm sao đâu.

Song cũng câu chuyện này nhưng lại rất khoa học: ngày tận thế sẽ đến rất gần nếu chúng ta không bảo vệ Trái Đất trước sự tấn công của chính con người. Nếu cứ theo đà phá hoại môi trường như thế này, chẳng cần đợi đến vài tỷ năm nữa các vì sao, Mặt Trời sẽ tắt mà con số đó chỉ tính bằng vài trăm năm nữa thôi. Nhân- Quả theo tôi chính là ở chỗ đó.

Tin vào số phận - định mệnh thì cần gì phải phấn đấu

Như ông đã nói có mối liên hệ giữa đạo Phật và khoa học. Nhiều người cũng quan niệm, con người sinh ra có vì sao chiếu mệnh, quyết định số phận sau này. Ông có tin về điều này?

Tôi đã nói, điều này chưa được khoa học chứng minh nên đó chỉ là giả thuyết. Tôi chỉ có ý kiến thế này, nếu mỗi con người sinh ra đều được số phận định đoạt rồi thì cần gì phải phấn đấu, học tập… Bạn nghĩ xem, có đúng không? Cuộc sống của mình còn phải do mình quyết định nữa chứ.

Với con mắt của một Phật tử, ông nhìn cuộc sống như thế nào?

Tôi tin rằng, những gì mình làm đều có hậu quả về sau. Làm điều thiện được hưởng điều tốt lành, điều ác phải hứng chịu sự trừng phạt. Đạo Phật đã giúp tôi cân bằng và định hướng con đường làm khoa học của mình. 

Vũ trụ và Hoa sen

GS có thể chia sẻ về kế hoạch sắp tới của mình?

Kế hoạch tương lai của tôi vẫn là viết sách, khảo cứu và dạy học. Chắc lúc tôi về hưu rồi chắc sẽ vẫn viết sách. “Vũ trụ và Hoa sen” là cuốn sách mới ra của tôi. Nhà xuất bản Tri thức của Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam đã mua bản quyền và thời gian gần sẽ xuất bản giới thiệu với bạn đọc của Việt Nam.

Còn điều mà GS tâm đắc nhất sau sau nhiều năm nghiên cứu khoa học?

Đó là được làm những gì mình thích. Đã làm khoa học là phải giải phóng được đầu óc khỏi những lo toan, không bị ức chế thì mới sáng tạo được. Có thể, đạo Phật đã giúp tôi tìm được sự thoải mái đó để đi được chặng đường dài trên con đường nghiên cứu khoa học.

Xin cảm ơn GS về những chia sẻ thú vị.

Sinh ra tại Hà Nội, Trịnh Xuân Thuận lúc sáu tuổi theo gia đình di cư vào Nam rồi lớn lên ở Sài Gòn. Ông đã theo học ngành vật lý thiên văn tại Học viện Kỹ thuật California (California Institute of Technology) từ 1967 đến 1970, và tại Đại học Princeton từ 1970 đến 1974. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton. Từ năm 1976, ông là giáo sư ngành này tại Đại học Virginia. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Đại học Paris VII (Université Paris VII - Diderot).

Tháng 8/2004, ông có về thăm Việt Nam và có những buổi nói chuyện về vũ trụ và vật lý thiên văn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Lần về Việt Nam này, GS Trịnh Xuân Thuận sẽ có chuyến đi thuyết trình khoa học hơn 20 ngày. GS Thuận sẽ có các buổi nói chuyện về khoa học tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn và TP HCM với các sinh viên. Chủ đề thảo luận tại những buổi này gồm khoa học và Phật giáo, vị trí của con người trong vũ trụ, phổ biến khoa học, khoa học và đam mê.

Cũng trong dịp này, cuốn "Bầu trời và các vì sao" do ông viết được Nhà xuất bản Tri thức chính thức ra mắt. Đây là cuốn sách dành cho độc giả đại chúng muốn khám phá thiên văn học. Nó giúp giải thích một cách dễ hiểu những vấn đề lớn như các hệ quan điểm của những triết gia, khoa học về vũ trụ, vũ trụ quan tôn giáo, tri thức về thời gian, vũ trụ thần thoại, ý thức con người.

Nguồn: Bee.net.vn

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

BÁO CÁO QUỸ TỪ THIỆN VÀ HOẰNG PHÁP Lần 26 ngày 11-12-2011


BÁO CÁO QUỸ TỪ THIỆN VÀ HOẰNG PHÁP
Lần 26 ngày 11-12-2011

SỐ TT
NGƯỜI THAM GIA
SỐ TIỀN
TỒN QUỸ

TỒN QUỸ LẦN 25

18.280.000đ
1
Cô Hiền (Úc)
20 hộp thuốc cảm

2
Nhóm bạn cô Phụng (Úc) 500$ gồm
Cô Cúc 100$
Cô Phụng 150$
Chú Hai 100$
Cô Phương 60$
Lon tiền shop cô Ngọc 40$
“Ống heo” con cô Phụng 40$
Cô Thủy 20$
10.830.000đ
Cô Phụng quyết định trích 200$ cho lễ hội (tương đương 4.300.000đ).
Vậy quỹ từ thiện còn 6.530.000đ







24.810.000đ
3
Cô Kim
1.200.000đ
26.010.000đ

CHI PHÍ



Thực tập nấu chay
250.000đ


15 phần quà thầy cô giáo x 350.000đ
5.250.000đ


TỔNG CHI
5.500.000đ


TỒN QUỸ lần 26

20.510.000đ

Tuần sau, cô Kim sẽ về Đồng Tháp kiểm tra bài và phát thưởng cho các em lớp giáo lý của chùa Phước Đức và chùa Giác Long. Nhân tiện sẽ biếu quà tết cho quý thầy cô giáo hoàn cảnh khó khăn của huyện Châu Thành. Biếu bây giờ thì hơi sớm, nhưng bởi từ đây tới tết không còn thời gian về quê nữa. Tuy nhiên, quà thuộc dạng có thể bảo quản dễ dàng, không hư hại, đặc biệt là cô Kim chọn mua loại tốt, có thương hiệu đàng hoàng, bảo đảm chất lượng, đến tết sử dụng vẫn còn ngon lành. Cụ thể là: 1-Túi xách  2-Trà  3-Cà phê  4-Đường  5-Nho khô  6-Sô cô la  7-Dầu ăn  8-Bánh  9-Lạp xưởng  10-Xúc xích  11-Sữa tắm  12-Kem đánh răng 13-Hộp thuốc cảm. Tổng trị giá mỗi phần là 350.000đ (trong đó 270.000đ trích từ quỹ cơm chay và hoằng pháp, 80.000đ cô Kim ủng hộ cái túi xách), thêm 100.000đ hộp thuốc cảm cô Hiền gởi từ Úc về= 450.000đ

Cô Kim đã mua 15 phần quà, chia ra như sau:- Đồng Tháp 6 phần  -Bến Tre 4 phần  -Phan Thiết 5 phần. Gần tết, sư cô Như Tâm ở Bến Tre sẽ lên lấy, và bạn Trúc sẽ đem về Phan Thiết trao tận tay thầy cô giáo như mọi năm. Năm mới, có niềm vui mới!

Tuần này buổi sáng chúa nhật các bạn học giáo lý, sau đó cũng thực tập nấu chay để chuẩn bị cho lễ hội. Làm món bò viên và xúc xích chay chiên, xâu vào ghim tre, ăn với tương ớt thật là “bắt”. Ngoài ra, còn nấu món cháo thập cẩm rất ngon, một nồi to mà ăn hết trơn!

Từ nay, có lẽ nên gọi là “Quỹ từ thiện và hoằng pháp”, thay cho tên cũ “Quỹ cơm chay và giáo dục, hoằng pháp”. Bởi chúng ta không chỉ nấu cơm chay, mà còn làm những hoạt động từ thiện khác nữa, như hỗ trợ thầy cô giáo nghèo, hỗ trợ học sinh và sinh viên khó khăn… Và hoằng pháp cũng có thể bao gồm hoạt động dạy giáo lý, trang bị Thư viện lưu động, tổ chức lễ hội ẩm thực v.v… Như vậy, “Quỹ từ thiện và hoằng pháp” nghe hợp lý nhất. 

Ghi chú: Xin các bạn cộng lại giùm cô Kim, phát hiện giùm nếu có sai sót, thật lòng cảm ơn. 

Về phần quyết toán quà của giáo viên, ghi như vậy là chính xác. Vì cô Kim đã bỏ vô quỹ 1.200.000đ, nên phần chi phải ghi 350.000đ mỗi phần. Coi như lấy 5.250.000đ trừ cho 1.200.000đ thì thực tế quỹ chỉ xuất ra 4.050.000đ (tương đương 270.000đ x 15). 

Đoạn này dễ nhầm lẫn lắm. Để cho dễ hiểu hơn, cô Kim không cần nói là mình ủng hộ túi xách gì cả, chỉ nói là bỏ vô quỹ 1.200.000đ, và khi xuất chi cho 15 phần phải ghi x 350.000đ= 5.250.000đ đúng như giá trị mỗi phần quà.