Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Làm tiền trên xe khách: Công an ở đâu ?


Làm tiền trên xe khách: Công an ở đâu ?
Thứ Sáu, 28/12/2012
(NLĐ) - Bọn cướp trấn lột hành khách và nhà xe 3 năm trời nhưng công an không biết là thiếu trách nhiệm, có lỗi với dân
Giữa thanh thiên bạch nhật tại một thành phố lớn nhất nước mà bọn cướp có thể hung hăng cướp của người dân, đe dọa mạng sống của họ là không thể chấp nhận được. Điều này cho thấy lực lượng công an địa phương có vấn đề và người dân có quyền đặt câu hỏi về chức nghiệp của lực lượng này.
Cơ quan chức năng bất lực
Nhiều bạn đọc rất bức xúc trước những thông tin về hoạt động của bọn cướp trên các chuyến xe liên tỉnh đi qua địa bàn Quận Thủ Đức -TPHCM. Bức xúc trước hành động táo tợn của bọn cướp đã đành mà còn bức xúc trước sự yếu kém của lực lượng công an địa phương. Thông tin này càng “nhạy cảm” hơn khi ngay sáng 26-12 Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TPHCM vừa xử vụ CSGT nhận hối lộ “giải cứu xe đua”.
Bạn đọc Bùi Phước Hiệp, bày tỏ: “Báo Người Lao Động cứ tiếp tục viết loạt bài về đề tài này thì may ra công an địa phương mới chú ý tới được. Ví dụ như khi đã có một vài bằng chứng chẳng hạn thì tiến hành một bài phỏng vấn ông trưởng Công an Quận Thủ Đức xem sao. Hay như hỏi xem 34 tổ công tác của Công an TPHCM có tìm hiểu và biết về vấn nạn này hay không? Người dân nghèo, lương thiện cứ bị ức hiếp mãi sao? Câu hỏi này dành cho những người có trách nhiệm, nhất là công an địa phương”.
Ngang nhiên chắn cửa xe cho đồng bọn cướp tiền của hành khách. Ảnh: Thành Đồng 
Bạn đọc Lê An, cho biết: “Tuyến đường này thường xuyên có CSGT tuần tra, kiểm soát ngày đêm. Rồi công an sở tại cũng thường xuyên đi tuần thu dẹp lòng lề đường, chưa kể lực lượng công an phường với dân phòng hay lập chốt phạt những người không đội nón bảo hiểm ! Vậy mà bọn chúng nhởn nhơ trấn lột hành khách nhà xe thì quả thật là loạn rồi. Không còn gì để biện minh cho lực lượng lãnh lương hàng tháng mà để tình hình xảy ra nghiêm trọng như vậy”.
Bạn đọc Lê Năm, đặt vấn đề: “Bọn chúng không những hoạt động giữa thanh thiên bạch nhật mà còn hoạt động trong thời gian 3 năm thì làm sao mà công an địa phương không biết được chứ. Công an biết hết, biết rất rõ nhưng vấn đề là tại sao không bắt mà thôi”.
Trước thực trạng này, bạn đọc Hải Hằng ngao ngán: “Không hiểu những công bộc của dân, được trả lương bằng tiền thuế của người dân đã làm được gì khi cuộc sống của họ đang bị đe dọa”. Cùng tâm trạng, nhiều bạn đọc thắc mắc: Người dân chạy xe mà quên mang theo giấy tờ trong bóp, thiếu gương chiếu hậu, đèn, còi... công an đều biết để phạt. Còn côn đồ sống sờ sờ ra đó, tống tiền của nhà xe, hành khách trắng trợn mấy năm trời mà lực lượng công an không biết thì quả là quá lạ”.
Chấn chỉnh cho dân yên lòng
Nhiều bạn đọc cho rằng hãy khoan nói đến những chuyện lớn lao, ngành công an, nhất là công an địa phương hãy làm những việc đơn giản theo chức trách của mình thôi thì người dân đã mãn nguyện lắm rồi. Nào truy xe chính chủ, sửa đổi chứng minh nhân dân... làm gì cho xa xôi. Hãy giữ cuộc sống của người dân được bình an hằng ngày là người dân đã cám ơn lắm rồi.
Bạn đọc Hoàng Tuấn, nói thẳng: “Cứ nói là tại sao người dân mất lòng tin. Nên cách chức các lãnh đạo công an các quận để xảy ra tình trạng cướp bóc này. Nếu lực lượng công an làm tốt thì làm gì phải đến lượt các “Hiệp sĩ”, các cá nhân liều mình ngăn chặn bọn cướp. Chúng tôi xin các anh hãy làm tốt trách nhiệm của mình, trong khi lẽ ra chúng tôi phải yêu cầu các anh làm điều này”.
Bạn đọc Hoàng Lâm nêu một thực trạng: “Ngành công an thường đi sau thông tin của báo chí. Chắc chắn vài bữa nữa sẽ có chiến dịch điều tra, truy quét... rồi yên bình được vài tuần. Sau đó thì tội phạm lại tiếp tục hoàn hành dưới những băng nhóm và chiêu bài khác. Xem ra: việc phát hiện là của... nhà báo, chuyện xử lý tiếp theo mới là của cơ quan chức năng. Đừng làm lấy lệ cho có thành tích”.
Một bạn đọc lấy tên Cù Nèo đặt vấn đề: “Lãnh đạo công an địa phương nghĩ gì khi đọc bài báo và hình ảnh bọn trộm cướp lộng hành này trên địa bàn của mình nhỉ? Chứ tui thì tôi cảm thấy hơi buồn, đường đường là người giữ bình yên cuộc sống của nhân dân lại bó tay, làm ngơ với bọn này sao ? Người không có quyền trấn áp bọn này lại thấy rõ như ban ngày, còn người có quyền trấn áp thì không thấy, thật là điều đáng suy nghĩ. Tôi nghe nói TPHCM kiên quyết trấn áp tội phạm trên địa bàn mà. Bộ Công an cũng chỉ đạo quyết tâm trấn áp các loại tội phạm bảo vệ bình yên cuộc sống cho nhân dân từ nay đến Tết, mà sao bọn này lộng hành quá”.
Bạn đọc Lê Minh Thọ cho rằng: “Những vụ việc như thế này dường như công an thi thoảng làm vài vụ để báo cáo thành tích. Thật đáng buồn khi mà lực lượng công an có đầy đủ trang bị hỗ trợ nhưng họ không chịu làm để dân được yên ổn. Rất cần thiết phải chấn chỉnh lực lượng để xác định lại lập trường, quan điểm phục vụ dân”.
Triệt phá bọn cướp không quá khó khăn
“Tôi đã nghe và biết tuyến đường này tồn tại bọn trấn lột hành khách, tài xế... đã lâu lắm rồi, mỗi ngày mỗi táo tợn mà công an không thể dẹp được là điều khó hiểu. Đừng để bọn chúng lộng hành, ngang nhiên coi thường cả ngành công an. Mong rằng lãnh đạo ngành công an nên có kế hoạch triệt xóa vĩnh viễn tình trạng này. Tôi nghĩ không có gì quá khó khăn, phóng viên báo chí còn phát hiện được mà tại sao công an không làm được ? Tôi tin rằng chỉ cần một kế hoạch quyết liệt thì những băng nhóm như thế này không còn đất để tồn tại” - bạn đọc lấy tên Bác Bảy Về Hưu
Hồ Hiếu (Người Lao Động)
ý kiến
hiep -Công an bận phạt nón BH, giao thông... hổng có rảnh lo mấy vụ này!!!!
5 tài xế - Nên có văn hóa từ chức, làm không hết trách nhiệm mà không biết áy náy, không hổ thẹn.
Vanvinh - Mấy cây xăng Huệ Thiên là ám ảnh với người miền trung, đặc biệt là người dân Huế và Quảng Trị.
Kop -- Công an ở đâu à? Công an đâu rảnh mà dẹp mấy tụ điểm của bọn lưu manh, công an chỉ muốn phạt người vi phạm giao thông thôi.
Công An Thời @ - Quy tội hết cho Công An thì hơi quá, nhưng những gì diễn ra trước mắt thi phải nói là thất vọng và khó hiểu lực lượng sống bằng tiền đóng thuế của dân lại rất mạnh tay với người vi phạm những lỗi như bạn đọc vừa nêu, dẹp hàng mua gánh bán bưng thì đi cả đội cả xe lớn. Nhưng những chuyện cướp giật thì chẳng hay biết, liệu có nạn quan chức bảo kê cho cướp không? chứ địa bàn có 3 băng nhóm cướp giật mà không hay biết thì giới lãnh đạo địa phương đó có ngượng khi nhận lương hay ngồi mã trên chiếc ghế đó không?
Phet - Không có người báo thì sao biết mà giải quyết, mà phải có bằng chứng rõ ràng nha !!! Tui là CA nè !!! Không có tham nhũng gì hết đâu à nhe !
Thanh Bình - Liệu ta có nên đặt ra nghi vấn: công an khu vực này bảo kê cho bọn côn đồ hay không?
Tân- Việt Nam không thiếu người có tâm có tài,những người bất tâm bất tài cho nghỉ hết đi cho dân nhờ
Kiếm cơm bụi ! - Là một thương binh từ chiến trường K về, tôi may mắn tìm được công việc phù hợp ở KCN Sóng thần II, Dĩ an, Bình dương . Tôi thường đi xe máy qua gầm cầu vượt sóng thần bên phía Thủ đức để vào Công ty làm việc . Gân chân cầu vượt sóng thần phía bên Thủ Đức, tại đây thường tụ tập của cánh xe ôm trà trộn với bọn cướp . Một lần tôi bị bọn cướp hành hung phải vào viện, tôi đã làm đơn gởi Công an Quận Thủ Đức (nêu rõ số xe hon đa của kẻ cướp) nhờ Công an Quận Thủ đức giúp đỡ nhưng rồi tôi chờ mãi, chờ mãi đến vô vọng ! Kể từ đó tôi phải bỏ xe máy, đi xe buýt . Mỗi lần ngồi trên xe buýt đi ngang qua trạm xe buýt chân cầu vượt, tôi lại nhìn thấy những bộ mặt của kẻ bất lương vẫn nhởn nhơ còn đó mà lòng cứ thương cho người đi đường . Công an đâu ? Chính quyền đâu ? Có còn ai để bảo vệ người dân lương thiện như chúng tôi không ? Công An đâu ? Chính Quyền đâu ? Có còn ai để bảo vệ người dân lương thiện như chúng tôi không ? Công An đâu ? Chính Quyền đâu ? Có còn ai để bảo vệ người dân lương thiện như chúng tôi không ?
bùi phước hiệp - cảm ơn Báo NLĐ nhé. các bạn xứng đáng là anh hùng lao động một lần nữa. hãy là người bạn đồng hành cùng nhân dân chiến đấu chống lại cái ác. chúc cô, chú , bác, anh, chị, em phóng viên Báo NLĐ năm mới : bài báo mới, thông tin mới, thắng lợi mới. HAPPY NEW YEAR!
TƯ LÒ XO - Bọn cướp cạn này có bảo kê hết, không bắt chúng được đâu, mà có bắt xong thì cũng thả.
LAM NGUYEN KHANH -Tôi xin bảo đảm với các bạn, nếu có ai báo có 1 xe thuốc lá lậu đang xuống hàng. Chắc chắn 30 giây sau công an phường, công an trật tự, cảnh sát cơ động, 113, quản lý thị trường, công an kinh tế, cảnh sát giao thông ... và rất nhiều đơn vị khác có mặt tức thì để thi hành công vụ. Còn các vụ đâm chém nhau, quên đi! Đợi tàn cuộc mới có người xuống xem xét tình hình và ghi lời khai lấy lệ. Bạn nào dám thách đố với tôi phản bác lại điều này không?

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

HỌC TRONG VÔ THỨC


HỌC TRONG VÔ THỨC
HOÀNG KIM

Rất nhiều năm nay, ngành giáo dục và phụ huynh cứ lo lắng và tổ chức nhiều cuộc hội thảo, bàn luận về việc học môn văn và kỹ năng sử dụng tiếng Việt của con em chúng ta. Thực tế không cần quá nhiều lý thuyết đến mức ấy, mà chỉ cần tăng thêm giờ thực hành thì lớp trẻ sẽ tiến bộ ngay thôi.

Tôi thuộc thế hệ 6X nên 12 năm học phổ thông có phân nửa là trước giải phóng và phân nửa thuộc về thời bao cấp. Nhưng giai đoạn nào cũng giống nhau ở chỗ: không nhồi nhét, không văn mẫu, không học thêm, mà thực hành nhiều. Chúng tôi có thời gian để làm báo tường, thi văn nghệ, chơi thể thao liên miên, tiếng cười luôn rộn vang sân trường. Riêng với môn Văn, có thể hiểu rộng thêm là tiếng Việt, thì chúng tôi được đọc sách, bàn luận, viết nhật ký mỗi ngày. Không ngày nào không đọc, từ truyện tranh tới truyện chữ, vừa đẹp vừa rẻ. Không hiểu sao thời bao cấp khốn khó vậy mà nhà sách vẫn tràn ngập truyện tranh sắc màu rực rỡ, tôi là con nhà nghèo nhưng chỉ cần bớt tiền ăn sáng một chút là đủ mua một quyển, không phiền tới mẹ cha. Rồi truyện chữ dù in giấy đen thui nhưng hay và rẻ, tha hồ mua, tha hồ đọc. Còn nhật ký tuổi thơ đơn giản lắm, có khi chỉ ghi lại hôm nay má mình đi chợ về mua cho mình gói bánh bèo nước cốt dừa ngon ơi là ngon, thương má quá đi thôi. Hoặc bà ngoại phơi cá khô bị con mèo ăn trộm, bà ngoại đánh vào đít nó, ha ha ha. Lớn lên một chút thì ghi chép sâu sắc hơn, lãng mạn hơn. Đó là cách luyện văn hiệu quả vô cùng.

Nhờ cái vốn chữ đó mà chúng tôi làm văn dễ ợt, chẳng khi nào thấy thầy cô than phiền. Bạn nào bị gọi là “dở văn” nghĩa là không viết được “hoa lá cành” như bạn giỏi, chứ không phải kiểu viết ngây ngô, lộn xộn, thậm chí viết bậy bạ, hoặc bí rị ý tưởng như học trò bây giờ. Muốn biết học văn cỡ nào thì thử đưa ra một bài thơ hoặc bài văn mới toanh không có trong sách giáo khoa, và cũng đừng kèm theo bài phân tích mẫu, nhiều học trò thời nay sẽ không cảm thụ được gì, đừng nói tới viết hay.

Đến thế hệ con tôi 8X, tôi “dũng cảm” không cho cháu học thêm bất cứ môn gì. Sau giờ tan học là về nhà ôm sách đọc mê mải, ngày chúa nhật tôi cũng cho cháu vào Nhà sách Sài Gòn đọc ké trong phòng đọc miễn phí, rồi khi ra về sẽ chọn một vài quyển để mua, mà không mua cũng chẳng ai phiền hà gì mình. Suốt ba tháng hè, tôi cũng cho cháu vào nhà sách, đến trưa tôi tan sở ghé đón cháu về. Phải thực lòng nói cảm ơn Nhà sách Sài Gòn những năm ấy có một không gian đọc miễn phí để những đứa trẻ được đọc nhiều, giúp phụ huynh an tâm đi làm. Khi cháu lên cấp 2, cháu có thể đọc được sách khó hơn, và lớp 10, 11 đã đọc Mạc Ngôn, Giả Bình Ao…dễ dàng. Và cháu học môn văn cũng không hề vất vả. Cháu chỉ cần gạch đầu dòng những ý cần thiết trong bài, sau đó sẽ tự diễn giải ra bằng văn của chính mình, không cần thuộc lòng văn mẫu.

Nói như vậy để thấy dù thế hệ nào đi nữa cũng có một điểm chung là nếu thực hành nhiều thì sẽ viết văn tốt, sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo. Thật ra khi viết chúng ta đâu còn nhớ những kỹ thuật, ngữ pháp gì nữa. Đọc sách nhiều, viết nhật ký, viết báo tường chính là luyện kỹ năng trong vô thức. Mà luyện cái này thì phải nhiều hơn thời gian học lý thuyết. Một tiết học văn trên lớp nhưng tôi có tới 3 tiếng đồng hồ đọc sách ở nhà, rõ ràng hiệu quả hơn. Luyện mãi thì hữu chiêu sẽ biến thành vô chiêu. Chứ nếu chỉ học lý thuyết ngữ pháp mà không thực hành đọc và viết thì mãi mãi không sử dụng được.

Xin Bộ Giáo dục giảm tải sách giáo khoa và bỏ ngay văn mẫu cho các em nhờ. Và dành thời gian cho các em đọc sách. Không có người thầy nào tốt hơn sách. Nhiều tài năng không được đến lớp nhưng vẫn thành công nhờ làm bạn với sách ngay từ tuổi thơ. Hiện nay lớp trẻ rất thích công nghệ thông tin thì đã có sách điện tử phục vụ giá rất mềm, chỉ 10.000đ là mua được một cuốn. Đọc ở đâu cũng là đọc. Học văn đâu đến nỗi quá…bi kịch!

Một người bán hoa bị bắt vì mang... dao tỉa cành !


Một người bán hoa bị bắt vì mang... dao tỉa cành !
24/12/2012 3:15
Một người đàn ông đi bán hoa, cây cảnh bị bắt giữ, còng chân và có nguy cơ bị phạt 8 triệu đồng. Người dân khẳng định dao để dùng tỉa hoa, cây cảnh còn công an cho rằng đây là hành vi “tàng trữ vũ khí thô sơ”.
Cho đến 16 giờ chiều qua, 23.12, anh Vũ Viết Ngọc, 36 tuổi ngụ tại P.Phương Đông, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vẫn bị tạm giữ tại trụ sở Công an P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội trong tình trạng chân bị cùm. Trước đó, vào 2 giờ sáng cùng ngày, anh Ngọc bị lực lượng 141 Hà Nội bắt giữ và bàn giao lại cho công an phường, vì hành vi “tàng trữ vũ khí thô sơ”.
Phản ánh qua đường dây nóng Báo Thanh Niên, anh Ngọc cho biết: “Gia đình tôi buôn bán hoa, cây cảnh, hằng ngày vẫn thường lấy hàng từ Hà Nội và chở trong đêm về TP.Uông Bí để kịp mở hàng vào sáng sớm. Vào đêm qua, khi lấy hoa xong, đi qua P.Yên Phụ để về, thì tôi bị lực lượng 141 chặn lại. Qua kiểm tra hành chính họ phát hiện trên ô tô có 1 con dao nên đã tạm giữ tôi và tài xế cùng phương tiện bàn giao cho Công an P.Yên Phụ xử lý”. Cũng theo anh Ngọc, người lái xe sau đó đã được Công an P.Yên Phụ thả ra vì không liên quan đến con dao, còn anh Ngọc và ô tô bị giữ lại. “Từ hai giờ sáng hôm qua đến nay, tôi bị cùm chân, lúc nào muốn tiểu tiện thì họ mới tháo còng”, anh Ngọc nói.
Cũng theo anh Ngọc, con dao lực lượng công an phát hiện trên xe là loại dao tông, dài 55 cm, được anh dùng để chặt, tỉa cành lá cây hoa cho gọn trước khi chất lên ô tô. “Vào thời điểm bị bắt giữ cũng như lấy lời khai tại công an phường tôi đã giải thích, xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân, giấy tờ phương tiện nhưng họ không nghe, tôi nói mãi họ mới cho thuê ô tô chở hoa về vì để lâu sợ hỏng, còn xe thì giữ lại. Tôi thì họ nói là tàng trữ vũ khí thô sơ nguy hiểm nên định xử lý mức phạt là 8 triệu đồng”, anh Ngọc cho biết.
“Trong sự việc này tôi hiểu, nếu có thì đây chỉ là vi phạm hành chính nhưng bị họ còng chân hàng tiếng đồng hồ, lý do mang dao tôi cũng đã nêu nhưng mức phạt 8 triệu đồng là lớn so với người đi bán hoa như tôi, không rõ pháp luật nào quy định như vậy, nếu có thì rất bất công với những người như tôi”, anh Ngọc kiến nghị.
“Còng chân thì vô tư”
Trao đổi qua điện thoại với PV vào chiều qua, đại tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Hà Nội cho biết, lực lượng 141 khi phát hiện có hung khí nguy hiểm thì sẽ bàn giao cho công an phường xác minh làm rõ. Còn việc anh Ngọc bị còng thì ông không rõ, vì sau khi bàn giao người và phương tiện thì trách nhiệm giải quyết là của công an phường.
Trong khi đó, một lãnh đạo Công an P.Yên Phụ cho rằng sẽ kiểm tra việc này: “Lực lượng 141 bàn giao thì chúng tôi phải làm. Các ông biết lực lượng 141 rồi đấy, dao tông có trong người, trong phương tiện thì phải xem xét xử lý”. Trước câu hỏi việc công an tạm giữ và cùm chân người dân như vậy theo quy định nào thì ông này giải thích: “Chúng tôi phải truy xét, phải căn cứ vào việc nọ việc kia rồi báo cáo lại với 141, giữ hành chính còng chân thì vô tư, từ hôm qua đến bây giờ vẫn chưa đủ 24 tiếng”.
Khi PV tiếp tục hỏi đây là vi phạm hành chính hay hình sự và việc cùm chân có cần thiết, lãnh đạo Công an P.Yên Phụ, nói: “Chúng tôi chưa làm rõ nhưng người này có mang theo dao tông. Bây giờ thành phố thành lập 141 để chống lại đối tượng nguy hiểm, các đối tượng mang dao mang kiếm ngoài đường, anh hiểu không?”.
Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng: “Theo quy định pháp luật, công an phường có quyền tạm giữ người trong vòng 24 tiếng, trong trường hợp phức tạp là 48 tiếng. Biện pháp tạm giữ người được áp dụng khi có dấu hiệu bỏ trốn. Đối với trường hợp này đi bán hoa, cây cảnh có nghề nghiệp, địa chỉ rõ ràng, có phương tiện. Hơn nữa đã là bán hoa cây cảnh thì ai chẳng có dao kéo để cắt. Nhìn ai cũng giống như ăn cướp như vậy sẽ tạo bức xúc cho người dân. Việc xác minh nhân thân quá đơn giản nhưng sao lại xử lý phức tạp cứng nhắc như vậy”.
Thả người nhưng giữ phương tiện và giấy tờ
Đến 17 giờ chiều qua, sau khi PV Thanh Niên liên lạc với lãnh đạo Công an P.Yên Phụ, anh Ngọc đã được tháo cùm chân, cho về. Tuy nhiên, Công an P.Yên Phụ vẫn tạm giữ giấy tờ xe, CMND, bằng lái, đăng ký xe của anh Ngọc và hẹn ngày 24.12 đến làm việc. Tiếp xúc với PV, anh Ngọc cho biết phải thuê phòng nghỉ tại P.Yên Phụ. Cũng vì toàn bộ giấy tờ tùy thân bị tạm giữ nên anh phải dùng giấy tạm giữ phương tiện chủ khách sạn mới cho nghỉ.
Theo anh Ngọc, vào thời điểm lực lượng 141 ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra, tài xế điều khiển xe đi đúng luật. Chiếc xe đầy đủ giấy tờ chính chủ. Sau khi bị lực lượng 141 bàn giao về P.Yên Phụ, anh Ngọc và tài xế bị công an phường này yêu cầu tháo thắt lưng và khám xét, lục soát khắp người. Dù chưa hiểu mình bị bắt giữ vì hành vi gì nhưng theo anh Ngọc, một cán bộ P.Yên Phụ cho rằng, chiếc xe của anh có thể bị tạm giữ 30 ngày.
Thái Sơn (Thanh Niên)