Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

BÁO CÁO QUỸ CƠM CHAY BỆNH VIỆN Y HỌC DÂN TỘC tháng 1- 2013



BÁO CÁO QUỸ CƠM CHAY BỆNH VIỆN Y HỌC DÂN TỘC tháng 1- 2013

NGÀY
THU
CHI
TỒN

Tồn quỹ năm 2012

10.408.000
2-1-13
Cậu Hiệp                 500.000


8-1

Nấu 240 suất mì xào
1.988.000đ
8.920.000
15-1

Nấu 240 suất mì xào
2.016.000đ
6.904.000
20-1
Cô Kim                 1.000.000

7.904.000




Nằm viện mà như ở nhà


Nằm viện mà như ở nhà
TT - Cầm cuốn sổ bảo hiểm y tế rách bươm, ông Đoàn Ngọc Thanh đi về phía dãy ghế bóng loáng, thư thái ngồi xuống. Ông đang hồi hộp chờ đợi vợ mình được nhập viện, điều trị miễn phí ở Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng.
"Hi vọng bệnh nhân đến bệnh viện sẽ có cảm giác gần gũi như ở nhà, để bớt đau đớn hơn trong lúc phải chống chọi với căn bệnh quái ác"
Nhìn cảnh ông Thanh ăn vội trái chuối trong lúc chờ vợ mình là bà Nguyễn Thị Én đi xét nghiệm mà thương cho những phận đời khốn khó vì bệnh tật hiểm nghèo.
Đang đau mà khuây khỏa lắm
Khi nghe tin Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng chính thức mở cửa đón bệnh nhân (từ ngày 15-1), mới 4g sáng ngày 18-1 ông Thanh cùng bà Én khăn gói từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng. Không đi xe đò vì “ngoài tiền vé còn tiền xe thồ từ bến đến viện nữa, tốn lắm”, nên hai vợ chồng ông chấp nhận chạy xe máy.
“Mặc mấy cái áo rồi mà ra nửa đường, lạnh quá phải dừng lại nhờ chị bán bánh mì bên đường sưởi ấm mới đi tiếp chứ vợ tôi không chịu nổi, nhỡ ngã lăn ra đó thì nguy” - ông Thanh tâm sự. Hơn hai năm điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy với tám lần xạ trị nên giờ nhìn khuôn mặt bà Én xanh xao thấy rõ.
“Vợ tôi bị ung thư đại tràng. Đã hai lần phẫu thuật cắt bỏ một phần nhưng căn bệnh quái ác vẫn không buông tha. Gần hai năm rồi, gia sản có bao nhiêu bán hết sạch, vậy mà cũng chẳng đâu vào đâu”. Vừa nói đôi mắt ông Thanh vừa ứa lệ. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má người đàn ông 55 tuổi khiến nhiều người ngồi cạnh chạnh lòng.
Cũng khánh kiệt như vợ chồng ông Thanh, ông Võ Ngãi (62 tuổi, Điện Bàn, Quảng Nam) dù đang được điều trị ở Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng nhưng vẫn còn cảm giác như trong mơ. Hỏi ra mới biết năm ngày trước, bà Hương (vợ ông) còn phải gồng sức đứng xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy với số thứ tự 800.
Vợ chồng ông Ngãi làm ruộng, nhưng cứ 20 ngày lại phải bay vào TP.HCM để điều trị thuốc một lần và mỗi chuyến như vậy đi đứt cả chục triệu đồng. “Bệnh tình ông vậy mà giờ đi xe đò là chết liền. Vậy nên mỗi khi vào Chợ Rẫy là phải bán heo, gà... mà đi máy bay. Đi mãi giờ cũng hết cái để bán rồi” - bà Hương buồn bã nói. Nỗi ám ảnh về tiền nhiều hơn bệnh tật của mỗi lần đi Sài Gòn điều trị khiến ông Ngãi nhiều lần nghĩ đến cái chết. Bà Hương kể bác sĩ khám xong nói “cứ yên tâm chữa bệnh, hộ nghèo thì miễn phí hết toàn bộ”. “Đang đau mà nghe rứa là sướng, khuây khỏa lắm chú à” - ông Ngãi tâm sự thật lòng.
Bốn năm trời mang trong mình căn bệnh ung thư bàng quang, hai lần phải lên bàn mổ là chừng ấy lần ông Khôi (43 tuổi, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng) phải mang giấy tờ nhà đi cầm cố. Những cuốc xe thồ của người đàn ông tiều tụy này không bù đắp được chi phí hàng trăm triệu đồng cho những lần vào viện. “Lắm lúc chán nản, nghĩ quẩn, tui định chết đi cho xong. Nhưng thương con còn dại quá mà không đành” - ông Khôi tâm sự.
Vậy nên dù đau đớn đến mấy, ông Khôi vẫn ráng ra bến xe kiếm một vài cuốc xe ôm lấy tiền phụ giúp vợ. Nhưng mỗi lần bưng bê nặng, tối về ông tiểu ra máu, lại nhập viện. Cho đến ngày hôm kia, đọc báo xong, vợ ông hớt hải báo tin mừng: “Có bệnh viện chữa ung thư miễn phí nè ông ơi”. Vậy là hai vợ chồng khăn gói xin nhập viện chỉ với một tờ giấy chứng nhận hộ nghèo. “Tui nghe miễn phí hoàn toàn mà ngỡ ngàng quá chú à” - ông Khôi nói với ánh mắt mừng vui.
Niềm hi vọng của bệnh nhân nghèo
Hình ảnh những cô điều dưỡng với ánh mắt thật tươi, miệng luôn cười chào khiến ít ai có thể nghĩ rằng đây lại là bệnh viện, mà lại là bệnh viện dành cho những người mắc căn bệnh hiểm nghèo. Uyên, cô gái Huế vừa tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đang làm nhiệm vụ hướng dẫn tiếp nhận bệnh nhân, nói chân tình: “Bệnh viện mới mở cửa đúng ba hôm mà em gặp nhiều tình cảnh éo le lắm. Nhiều người đến khám bệnh nghèo không tưởng anh ạ. Em chỉ tiếc mới ra trường không có nhiều tiền để giúp họ”. Vậy là Uyên giúp các bệnh nhân bằng việc cố gắng chỉ dẫn thật chu đáo, bệnh nhân khát nước thì rót nước mời, ai mệt thì đưa xe lăn đẩy đi. Các hộ lý chăm sóc đến mức bà Tăng Thị Cứ (74 tuổi, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) phải thốt lên: “Mấy đứa chăm sóc khiến bà cứ nghĩ mình đang ở nhà”.
Không chỉ người bệnh được chăm sóc ân cần, người nhà bệnh nhân cũng được bệnh viện lo chu đáo khi mỗi người được cho một căn phòng nằm ở khu nhà dành riêng cho người thăm nuôi với đầy đủ tiện nghi từ gường đến tủ đựng tư trang, bình nước nóng lạnh. Tất cả sạch sẽ tươm tất và miễn phí cho người nghèo. Bà Hương nói mà như khóc: “Ngày trước nằm bệnh viện có khi nào tôi được một giấc ngủ tròn. Bây giờ ra đây chồng nằm giường ấm, còn mình cũng có nơi để nghỉ ngơi, đỡ cực lắm”. Không chỉ được ngủ - nghỉ miễn phí, ngay cả bữa ăn của bệnh nhân và người nhà cũng được bệnh viện “bao” trọn gói. Bếp ăn từ thiện nằm ở tầng trệt khiến nhiều bệnh nhân ấm lòng.
Theo bác sĩ Trịnh Lương Trân - giám đốc Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, ngoài việc chữa trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo, nếu người bệnh có hoàn cảnh quá khó khăn, Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh sẽ tìm cách hỗ trợ về kinh tế, tặng kế sinh nhai để họ có cuộc sống ổn định. Cũng theo lời bác sĩ Trân, bệnh viện đang triển khai thêm khoa điều trị tâm lý cho các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối. “Nói nôm na là bệnh viện sẽ bố trí một khu vực dành riêng cho các bệnh nhân giai đoạn cuối. Ở đó hằng ngày sẽ có bác sĩ, y tá chuyên trị tâm lý đến nói chuyện để động viên họ vui vẻ, yêu đời hơn và nếu nhỡ may có chết cũng thanh thản. Cứ coi như đây là nhà của họ vậy” - bác sĩ Trân giải thích.
Đã hơn 11 giờ trưa, khu tiếp bệnh của bệnh viện vẫn nườm nượp người, trong thành phố cũng có mà ngoại tỉnh cũng nhiều. Tất cả họ đến với một ánh mắt tràn đầy hi vọng. “Nhiều người bệnh nghèo gặp tôi đều nói một câu “Trăm sự nhờ bác (bác sĩ)”. Còn chúng tôi thì nói vui lại rằng: có được bệnh viện này cũng “trăm sự nhờ bác Thanh” (ông Nguyễn Bá Thanh - bí thư Thành ủy Đà Nẵng). Chính ông Thanh là người khởi xướng xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng rồi bếp ăn từ thiện đầy nhân ái này” - bác sĩ Trân nói
ĐĂNG NAM - ĐOÀN CƯỜNG  (Tuổi Trẻ) 19/01/2013
cô Kim: Bí thư Nguyễn Bá Thanh đang là hình ảnh đẹp trong lòng người dân Việt Nam. Cầu mong có nhiều người lãnh đạo như bác Thanh. Chốn quan trường nhiều bóng tối, vậy mà bác Thanh vẫn giữ được lý tưởng, bản lĩnh và cái tâm đối với nhân dân, thật không dễ ! Nếu có cuộc bình chọn "người hùng" của VN thời hiện đại thì chắc bác Thanh được số phiếu cao nhất.


Hãi hùng cà phê "đểu"


Hãi hùng cà phê "đểu" 
Kỳ 2: Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
18/07/2012
Trong vai học nghề, PV Thanh Niên được một người có thâm niên 10 năm chế biến cà phê bột truyền cách chế biến cà phê "đểu"...
Người đó là T., ở xã Thới Tam Thôn (H.Hóc Môn, TP.HCM). T. nói mình từng là học trò của ông chủ cà phê T.Q có tiếng ở Q.12 nhiều năm. Sau khi có kinh nghiệm, T. ra riêng, tự chế biến cà phê đi bỏ mối.
Để hiểu công nghệ biến đậu nành thành “cà phê đặc biệt”, đầu tháng 7.2012, tôi theo chân T. đi mua hóa chất ở chợ Kim Biên. Đến đây, ghé 4 cửa hàng, T. mua được 15 loại hóa chất là các hương liệu mùi cà phê, chất tạo bọt cho xà bông, bột màu công nghiệp và chất làm sánh (tạo đậm đặc) cà phê CMC...
Nửa ngày và 1 tấn “cà phê đặc biệt”
Sáng hôm sau, tôi cùng T. vận chuyển các loại hóa chất cùng 1 tấn đậu nành tới lò rang gia công cách nhà T. 2 cây số. Công nhân của lò chia số đậu nành của T. ra làm 5 mẻ (mỗi mẻ 200 kg) rồi lần lượt đổ vào lò rang (giống kiểu máy trộn bê tông). Sau 45 phút, ước chừng đậu nành đến độ, công nhân cúp cầu dao để xả đậu nành xuống nền đất, chuyển sang công đoạn tẩm 30 kg màu caramel và 5 lít rượu trắng, lập tức những hạt đậu nành chuyển sang màu cà phê đóng thành từng bánh; công nhân phải dùng cào, cào mỏng ra nền đất cho nguội. Tiếp đến là công đoạn “tẩm” hóa chất. “Công đoạn này quan trọng nhất, vì nó sẽ biến hạt đậu nành thành cà phê” - T. bật mí.
T. thuần thục lấy từng loại hóa chất: 2 lạng đường hóa học; 5 kg bơ; 2 lạng tinh cà phê Đông Đức; 1 lạng tinh cà phê Pháp;  2 lạng tinh sữa bột; 1 lạng vanilla; 3 lạng béo dừa; 2 lạng tinh hôi (T. giải thích tinh này để nguyên chất sẽ rất hôi, nhưng pha loãng ra lại cực kỳ thơm); 1 lạng bột béo; 2 lạng sô cô la; 2 lạng ca cao đắng; 1 lạng tinh sữa đục; nửa lạng chất tạo bọt, 2 lạng CMC; 1 lạng bột màu công nghiệp... muối ăn và nước mắm. Tất cả những thứ này T. cho hết vào một chiếc chậu lớn, dùng máy quậy đều. Khi chậu hóa chất hỗn hợp được pha xong thì đậu nành cũng được công nhân đổ vào máy đánh tơi.
Khoảng 30 phút sau, T. tắt máy để công nhân xả đậu nành ra từng bao 50 kg. Cứ như vậy, sau nửa ngày làm việc vất vả, tôi chứng kiến 1 tấn đậu nành được T. biến thành 1 tấn “cà phê đặc biệt”.
“Ít ai đặt cà phê thật 100%”
T. cho biết, muốn tạo mùi cà phê hương chồn, chỉ việc lên chợ Kim Biên mua tinh hương chồn về trộn cùng với bơ, màu caramel, bột béo, muối và mắm ăn, đường hóa học... để “tẩm” vào đậu nành là thành cà phê “hương chồn đặc biệt”. Hoặc nếu khách hàng thích và đặt hàng cà phê Moca thì mua tinh Moca về “tẩm”…
Cũng theo T., cà phê có hàng trăm mùi vị khác nhau, vì vậy để tạo phong cách riêng của mỗi thương hiệu, các ông chủ chỉ việc mua các loại hóa chất về để “tẩm” vào đậu nành. Đặc biệt, trong quá trình thực tế, chúng tôi ghi nhận trong 15 loại hóa chất có 3 loại hóa chất gây nguy hiểm cho người sử dụng là hóa chất tạo bọt, hóa chất làm sánh cà phê (tức CMC chuyên dùng làm hồ vải) và bột màu công nghiệp. Tỷ lệ  pha là 2 lạng CMC và nửa lạng chất tạo bọt và 1 lạng màu cho 200 kg đậu nành.
“Vậy nếu là cà phê thật thì có cần hóa chất?” - tôi hỏi. T. nói: “Nếu cà phê hạt thì cần gì hóa chất, chỉ cần trộn 4 kg đường trắng (trộn trong lúc hạt cà phê rang nóng 200 độ) và 5 lạng muối, 1 lít nước mắm là xong. Nhưng nếu rang cà phê thật thì phải bán với giá trên 200.000 đồng/kg. Vì vậy, ít ai đặt cà phê thật 100%, người ta hay pha trộn theo tỷ lệ 8 đậu 2 cà, hoặc 7 đậu 3 cà (7 đậu nành + 3 cà phê) hoặc tùy theo chủ quán đặt hàng để bán với giá từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg. Nhưng cũng có khi tôi giao giá 120.000 đồng/kg mà chẳng có hạt cà phê nào”.
Ngày hôm sau, tôi chứng kiến T. xay đậu nành để đóng gói vào 2 loại  bịch 1 kg và 1/2 kg, bên ngoài có ghi: "98% cà phê hạt Buôn Mê đặc biệt"... sau đó mang đi bỏ mối cho các quán là bạn hàng chuyên nghiệp, với giá từ 60.000 đến 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, T. còn đóng thêm 10 bao (mỗi bao 10 kg) để công nhân chở ra Bến xe An Sương gửi xe đò lên Bảo Lộc.
"Ông thấy không, mỗi ngày tôi giao cho khách ruột ở TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu và một hãng cà phê nổi tiếng ở Bảo Lộc 1 tấn đậu nành cà phê. Chứng tỏ công nghệ sản xuất cà phê bột của tôi cũng không thua kém những thương hiệu cà phê nổi tiếng chứ", T. nói vẻ tự hào.
Khám xét “lò” cà phê dỏm Xuân Hoành
Ngày 17.7, Công an Q.12 phát hiện và tạm giữ xe ô tô biển số 50D-001.42 đang vận chuyển 450 kg đậu nành và 50 kg bắp đã tẩm hóa chất thành cà phê. Lái xe khai số hàng trên là của cơ sở cà phê Xuân Hoành (P.Trung Mỹ Tây, Q.12) vận chuyển ra bến xe gửi xe đò, để giao cho Công ty Hoàng Phong ở TP.Quảng Ngãi. Lập tức, tổ công tác làm thủ tục khám xét cơ sở Xuân Hoành. Tại đây, tổ công tác lập biên bản 8,5 tấn đậu nành chưa rang; 1 tấn đậu nành đã rang xong và được tẩm hóa chất; 950 kg bắp chưa rang; 900 kg vỏ cà phê dùng làm thức ăn chăn nuôi; 150 kg cà phê loại 1 (trọng lượng 1 kg/bịch); 410 kg cà phê loại 2 đều thành phẩm đã được đóng gói mang nhãn hiệu cà phê Xuân Hoành, chuẩn bị đi bỏ mối cho các quán; 12 hóa chất các loại dùng để chế biến cà phê.
Ngoài ra, tổ công tác lập biên bản ghi nhận tại cơ sở chế biến cà phê Xuân Hoành có 2 máy rang đậu nành công suất 120 kg/mẻ, 2 máy xay và 2 máy đóng gói thành phẩm... Vụ việc đang được Công an Q.12 làm rõ.
Hoài Nam (Thanh Niên)
Sử dụng đường độc hại
Khi Báo Thanh Niên phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, thì phát hiện tại đây sử dụng rất nhiều loại phụ gia, phẩm màu, hóa chất, đường cấm, và cả đường không rõ nguồn gốc. Cụ thể có đường Sodium Cyclamate loại bao 1 kg (bao bì có chữ Trung Quốc), đây là loại đường Bộ Y tế nghiêm cấm cho vào thực phẩm bởi nó gây hại cho sức khỏe; và một loại đường hóa học khác rất lạ, chỉ toàn tiếng Trung Quốc (loại bao 0,5 kg), ngay cả thành viên đoàn thanh tra cũng không thể biết đường gì; 7,5 kg chất bột trắng (không có nhãn mác); nhiều can nhựa đựng dung dịch, phụ gia không có nhãn mác; chất CMC để tạo đặc sánh cho cà phê...
Không chỉ gia công “cà phê” theo đơn đặt hàng của khách, cơ sở ông Thông còn sản xuất “cà phê” thương hiệu “cà phê” Sọi.
Thanh Tùng- Đàm Huy (Thanh Niên)

Sản xuất giá ăn bằng hóa chất


Sản xuất giá ăn bằng hóa chất

Để những cọng giá ăn (làm từ đậu xanh) không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt..., người làm giá không ngần ngại sử dụng hóa chất từ khâu đầu đến khâu cuối.

Bản thân người sản xuất cũng không cần biết đó là chất gì miễn có lời. PV Thanh Niên đã thâm nhập học nghề làm giá với hóa chất.

 Không hóa chất = không bán được

Tôi đến cơ sở làm giá của chị Ph. (H.Hóc Môn, TP.HCM) để tìm hiểu về nghề làm giá. Chị Ph. lanh lẹ: “Làm giá mà không bỏ thuốc, rễ nhiều nhìn thấy gớm lắm”. Chị Ph. nói, để các mối chịu lấy hàng của mình thì hàng phải đẹp, nhất là không có rễ, vì rễ lùm xùm nhìn vào không muốn ăn. Gia đình chị Ph. có thâm niên 10 năm làm giá nên biết rất rõ từ nguyên liệu cho đến hóa chất dùng trong nghề. Thậm chí, những người làm 10 năm đều đã “kinh” qua nhiều loại hóa chất có thể làm cho giá không ra rễ, tăng trưởng nhanh, trắng, mập...            

Người làm giá luôn khẳng định thuốc mà họ dùng không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn giá. Nhưng chính những chủ cơ sở này cũng không dám ăn giá do họ làm

Chị Ph. cho biết nếu muốn làm nghề này thì không thể nào làm theo phương pháp truyền thống với nguyên liệu trong nước vì rất khó làm. Muốn bỏ mối cho các chợ phải làm bằng đậu nhập từ nước ngoài. Chị Ph. nói: “Đậu của mình làm ra giá xấu hoắc à, nhất là không để được lâu, rễ tua tủa, ốm nhom. Nếu tối nay ra giá đi giao, sáng mai người ta bán là đã thấy rễ xồm xoàm thêm, lại mọc lá xanh nữa. Ai dám mua?”. Theo những người làm giá, trước đây, đa phần họ chọn đậu của Trung Quốc và Myanmar. Những năm trở lại đây, người làm giá chỉ dùng loại đậu của Trung Quốc vì nó dễ làm. Song song đó, hóa chất dùng để ngâm giá và pha nước tưới giá cũng là của Trung Quốc. “Ở đây nhiều người làm vậy không à. Ủ đậu vài tiếng rồi ngâm nước vôi, sau đó cách 3 tiếng thì tưới nước một lần. Nước phải xử lý bằng cách pha một thứ bột. Các lu giá đến ngày thứ 2 có thể ngâm với thuốc chống rễ được rồi. Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 ngâm với thuốc này khoảng 15 phút mỗi lần ngâm, qua hôm sau là ra giá. Không có thuốc đố ai làm được”, chị Ph. cười.

Để tìm hiểu rõ việc dùng hóa chất sản xuất giá, chúng tôi đã đi nhiều cơ sở làm giá tại H.Hóc Môn (TP.HCM); cuối cùng, cũng được cơ sở làm giá của ông H. (xã Trung Chánh) nhận vào học nghề. Khuôn viên để dành làm giá ở nhà ông H. rộng hơn 30 m2. Trên các giá đỡ bằng khung sắt là các lu sành chứa đậu, giá được xếp thứ tự theo số ngày đã ủ. Ông H. hỏi tôi đã từng làm giá chưa. Khi nghe tôi nói đã làm rồi, làm bằng đậu xanh của ta, cũng tưới nước thường xuyên nhưng cọng giá vừa dài vừa nhiều rễ, nhiều lá nên bán không ai mua, ông H. cười, vừa kéo từng nắm giá trắng, mập trong lu ra ngoài vừa nói: “Trời ơi, đậu đó sao mà làm được. Làm giá không đơn giản đâu. Ở đây có dùng thuốc mới ngon như vậy. Thuốc nhập từ nước ngoài”.

Nguyên liệu đều của Trung Quốc

Qua nhiều ngày làm việc tại cơ sở ông H., chúng tôi nhận thấy quy trình để làm ra một lu giá (cho từ 15 kg giá trở lên) trải qua nhiều công đoạn. Quan trọng nhất là pha hóa chất và tưới vào giá để cọng giá phát triển đúng ý muốn. Đậu dùng để làm giá phải là loại đậu Trung Quốc hạt nhỏ, đều tăm tắp được đóng gói trong bao 50 kg. Vừa đổ 1,5 kg đậu vào mỗi lu, tôi thắc mắc sao không dùng đậu xanh trong nước, anh G., người làm công lâu năm ở đây khó chịu: “Vì nó cho giá đẹp, dễ làm chứ làm ra cọng dài nhằng như đậu xanh mình ai mà mua”. Sau khi cho đậu vào, chúng tôi lấy miếng đệm đậy lên trên, dùng vòng sắt cứng chèn lại. Đậu được ủ khoảng 12 giờ rồi ngâm tiếp 6 giờ với nước vôi. Sau đó, các lu giá được úp xuống. Từ thời điểm này trở đi, cứ mỗi 3 giờ các lu giá lại được lật lên để ngâm nước khoảng 10 phút rồi úp xuống. Theo kinh nghiệm của vợ chồng ông H., giá ngon hay không còn phụ thuộc vào nước ngâm. Nước ngâm giá chính là nước giếng được pha với một loại bột màu trắng (đựng trong bao bì loại 50 kg, xuất xứ từ Trung Quốc). Nước được pha với loại bột này sẽ dùng để ngâm giá từ khi bắt đầu cho đến ngày thu hoạch. 
           
Không nhận làm giá “không hóa chất”

Chị Ph. cho biết, có nhiều nhân viên siêu thị xuống trực tiếp đặt mua giá với số lượng nhiều, ổn định nhưng phải đảm bảo yêu cầu là không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào trong quá trình sản xuất. Thế nhưng khu này không có cơ sở nào nhận làm. Chị Ph. nhăn mặt: “Không có thuốc làm rất khó, giờ mình đã có mối ổn định rồi, làm như vầy dễ hơn, làm không thuốc cọng giá ốm, xấu, lỡ siêu thị không mua nữa biết làm sao?”.

Đến ngày thứ 3, đúng 13 giờ, ông H. lấy một gói bên ngoài in toàn chữ Trung Quốc, bên trong chứa 20 ống nhựa nhỏ, đựng chất lỏng màu trắng, cắt ra pha thêm vào nước ngâm giá (loại nước đã có pha chất bột trắng). Vừa lật các lu giá lên, tôi vừa thắc mắc: “Bây giờ có nhiều thứ hóa chất độc hại quá rồi, mình xài thêm cái này có sao không ông?”. Ông H. vừa cho thứ nước pha 2 loại hóa chất vào lu vừa nói cho qua chuyện: “Nếu độc sao nhiều người xài từ hồi đó tới giờ? Phải có nó thì giá mới ngon, để được lâu, biết chưa!”. Giá được ngâm ở công đoạn này khoảng 15 phút thì chúng tôi trút hết nước và úp xuống.

Sau công đoạn xử lý với hóa chất thứ 2, giá trong các lu tiếp tục được tưới ngâm với thứ nước pha hóa chất đầu tiên cho "bung" tối đa; đến khi nào có mối lái đến, giá được lấy ra, sàng sạch vỏ đậu rồi cho vào túi mang đi tiêu thụ, thường là ở chợ đầu mối Hóc Môn, các chợ nhỏ và quán ăn.

Tay chân lở ngứa, mất móng…

Ông H. khuyên tôi nên xin đi làm công nhân trong các KCN vì làm nghề này dù mấy tiếng đồng hồ mới tiếp xúc với nước một lần nhưng tay chân đều bị lở, ngứa, móng bị hư hết. Vừa nói ông H. vừa đưa bàn tay, bàn chân cho tôi xem. Tay ông H. bị lở, da bị ăn mòn, ngứa ngáy; móng chân bị hư, nhiều ngón mất móng.

Người làm giá luôn khẳng định thuốc mà họ dùng không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn giá. Nhưng chính những chủ cơ sở này cũng không dám ăn giá do họ làm. Khi tôi hỏi, thì bà N. - vợ ông H. nói qua loa: “Nhà này không ai ăn giá hết”. Chính chị Ph. cũng thừa nhận gia đình hạn chế ăn giá và ở xóm chị, nhiều người dân biết rõ quá trình làm giá có dùng hóa chất Trung Quốc nên cũng không dám ăn. Nếu nhà có đám tiệc, họ đến đặt một vài lu không bỏ thuốc.

Loại đậu và hóa chất mà các cơ sở làm giá sử dụng là giống nhau. Họ sản xuất giá với quy trình giống nhau. Trên các bao bì chứa đậu vừa có chữ Việt vừa có chữ Trung Quốc. Phần chữ Việt ghi xuất xứ đậu là từ Trung Quốc. Riêng bao bì các loại hóa chất chỉ có chữ Trung Quốc. Hầu hết các chủ làm giá đều cho biết, họ mua đậu và hóa chất từ những người chuyên bán các loại nguyên liệu, dụng cụ làm giá. Họ chỉ nghe nói những người này nhập hàng về từ Trung Quốc. Mỗi ngày, chỗ của ông H. cung cấp ra thị trường từ 800 kg đến 1 tấn giá. Riêng chỗ chị Ph. mỗi ngày bán hơn 500 kg ra các chợ ở Q.5, Q.6. Chỉ riêng trong khu vực nhà ông H. đã có tới hơn 20 cơ sở làm giá quy mô như ông. Theo một người chuyên vận chuyển giá cho chợ đầu mối Hóc Môn, ước tính mỗi đêm, chợ này tiêu thụ khoảng 50-60 tấn giá.

Thanh Thùy (Thanh Niên)

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

SÂN KHẤU 2012 - LÁ CŨ THAY MÀU


SÂN KHẤU 2012 - LÁ CŨ THAY MÀU
ANH VŨ (đã đăng báo Thời Nay)
Trong không khí rộn ràng chào đón Noel và năm mới 2013, sân khấu TP.HCM lại bận rộn với những tiết mục mới để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, một “khoảng lặng” để chiêm nghiệm lại những gì đã qua là rất cần thiết để ớng tới những thời cơ, thách thức đang chờ phía trước.
KINH DỊ, TÌNH YÊU LÊN NGÔI
Sau một thời gian im ắng, dòng kịch kinh dị từng làm dấy lên làn sóng tranh luận trong giới chuyên môn lẫn người xem nay đã quay trở lại. Kịch bản mới không nhiều, cả năm chỉ có 4 vở trên tổng số 34 vở được dàn dựng là Am khuya (Nhà hát Thế Giới Trẻ), 2-4-6 (Kịch Phú Nhuận), Áo cho người chếtBiệt thự ma (Kịch Sài Gòn). “Ma mới” bớt, nhưng “ma cũ” thì vẫn dày đặc. Quả tim máu, Căn hộ 404, Thứ 6 ngày 13, Người vợ ma 1 & 2 dựng cách đây vài năm vẫn chiếm sốợng áp đảo trên lịch diễn của sân khấu Kịch Phú Nhuận. Đặc biệt với Super Bowl thì “ma” phủ kín từ thứ Tư đến Chủ nhật. Nhà hát Thế giới trẻ và Kịch Sài Gòn cũng không tỏ ra kém cạnh với hàng loạt kịch bản Biệt thự ma, Quỷ, Hồn ma báo oán, Hoạ hồn, Lầu hoang v.v… Khác với những năm trước, các vở mới đã tiết chế bớt hình ảnh bạo lực, thay vào đó yếu tố hài hước và giáo dục được khắc họa đậm nét hơn. Ngoài ra, tính logic trong nội dung bối cảnh, tâm lý nhân vật cũng phần nào cải thiện, giảm bớt tình trạng “áp đặt” khán giả. Chẳng hạn vở 2-4-6 tuy mô-típ không mới, nhưng đủ hợp lý, cùng lối diễn xuất tưng tửng của Minh Nhí kết hợp với Hồng Vân rất “bợm”, một câu chuyện đau buồn thoắt cái trở thành hài kịch mà vẫn đầy ý nghĩa. Thêm một điểm son của làng kịch kinh dị 2012 này, Áo cho người chết gần như là một vở bi kịch, đủ sức lấy nước mắt của người xem bằng cái tình, cái nghĩa. Kịch kinh dị nhưng những giọt nước mắt và tiếng vỗ tay đồng cảm lại nhiều hơn những tiếng la hoảng sợ. 
Không đình đám như kinh dị, dòng kịch tình cảm, tâm lý vẫn là “vua” của làng kịch 2012 với sốợng vở diễn lớn nhất trong năm. Từ những kịch bản cũ được phục dựng như chùm kịch Thử yêu lần nữa, Kiều nữ săn đại gia, Đôi bờ… cho đến các vở mới như 29 anh về, Hợp đồng yêu đương, Đo thiên đường… đều có doanh số khả quan. Mà cũng phải, mùa nào người ta chẳng yêu, và những cung bậc tình yêu tuyệt vời ẩn hiện dưi ánh đèn sân khấu bao giờ cũng hấp dẫn. Mỗi sân khấu đều có vài ba vở như thế, với đủ mọi sắc thái. Tình nhân đến với tình nhân (sân khấu Hoàng Thái Thanh) nhẹ nhàng, lãng mạn như một bản tình ca. Hợp đồng yêu đương (Nhà hát Thế Giới Trẻ) thì dễ thương, rộn ràng sức trẻ. Hay một Đảo thiên đường (5B Võ Văn Tần) hài hước mà suy ngẫm. Không chỉ có tình yêu, khán giả còn bắt gặp những khoảng lặng để thấm thía về cuộc sống, về hôn nhân, gia đình, hay cả bóng dáng mình trong đó.
“KHÁT” LỊCH SỬ, VĂN HỌC

Tình trạng khan hiếm đề tài lịch sử vẫn tiếp diễn trong năm 2012, khi chỉ có một vở sử mới duy nhất là Vua thánh triều Lê của sân khấu Idecaf, bên cạnh Bí mật vườn Lệ Chi được phục dựng. Dựng vở lịch sử vốn rất tốn kém, nên các đơn vị biểu diễn càng e dè, không dám mạnh tay đầu tư. Tuy nhiên, cả Vua thánh triều LêBí mật vườn Lệ Chi đều đạt doanh thu khả quan, đồng thời đưc dư luận chuyên môn và người xem khen ngợi. Cứ mạnh dạn đầu tư và lao động nghệ thuật nghiêm túc. Khán giả không bao giờ quay lưng với những tác phẩm sang trọng, công phu và giàu tính nghệ thuật như thế. Những giá trị lịch sử vẫn có vị trí vững chắc trong mỗi con người, bởi đó chính là hồn dân tộc.
Kịch văn học và chính luận xã hội cũng thuộc “hàng hiếm”. Kịch Phú Nhuận tạo nên một “hiện tượng” về khán giả tại Liên hoan sân khấu kịch tại Huế với kịch bản Làm… (phóng tác từ tiểu thuyết Làm đĩ của nhà văn Vũ Trọng Phụng). Được viết gần 80 năm trước, tiếng cười châm biếm sâu cay của Vũ Trọng Phụng lên sân khấu kịch vẫn giữ nguyên giá trị. Tội ác quyền lực của Kịch Sài Gòn thì thẳng thắn tố cáo thói tham nhũng, sa đoạ, bao che lẫn nhau của cán bộ. Một vấn đề xã hội nhức nhối nhưng lại được thể hiện rất mềm mại, không lên gân, giáo điều, khiến khán giả dễ dàng tiếp nhận. Và NSƯT Hoàng Yến quả không phụ lòng khán giả khi có sự “trở về” ngoạn mục trong vở Âm binh tại Nhà hát Thế Giới Trẻ. ợt qua bao khó khăn để làm nghề, chị kiên trì tìm sân khấu cho mình, tìm nhân vật, và cháy hết mình cùng sàn diễn. Hai năm trước có một Đặng Thùy Trâm, bây giờ có Nhi, thân phận người phụ nữ đã làm nên một viên ngọc lấp lánh mà không phải khán giả nào cũng vô tâm quên lãng.
CẢI LƯƠNG CHUYỂN MÌNH CÙNG THỜI ĐẠI
Khác với những năm trước, Hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2012 đặt ra tiêu chí chỉ chấp nhận các vở diễn về đề tài hiện đi. Điều này vấp phải những ý kiến trái chiều, lo ngại sẽ xa rời thế mạnh của cải lương là đề tài lịch sử, cổ trang, hương xa và sẽ khô khan, thiếu hấp dẫn. Tuy nhiên khi liên hoan diễn ra, bằng những cố gắng vượt bậc, các nghệ sĩ đã chứng minh được tính thích nghi của cải lương, làm nên thành công cho các vở diễn Cội nguồn, Tiếng vạc sành (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang). Qua đó phản ánh những mặt trái của xã hội, nhiều vấn đề gần gũi, đi sâu vào đời sống như lợi dụng chức quyền, tệ nạn xã hội,  ma lực đồng tiền, tình yêu, gia đình...
Cơn hồng thuỷ của đạo diễn Nguyên Đạt táo bạo thử nghiệm tìm ra một hình thức cải lương mới, hiện đại hơn, phù hợp với lớp trẻ hơn. Câu trả lời vẫn là một ẩn số, nhưng chắc chắn rằng cải lương không chịu dừng bước, không chấp nhận cái chết, mà phải quẫy đạp để tồn tại và phát triển.
Vở sử duy nhất là Chất ngọc không tan của bà bầu Linh Huyền diễn ra tại Nhà hát lớn Thành Phố. Ấn tượng bởi tính nghiêm túc, sang trọng được trau chuốt đến từng chi tiết. Đã lâu lắm rồi khán giả mới được xem lại lối diễn chân phương sắc sảo mà thật đầy đặn theo chuẩn mực cải lương xưa. Đúng là một “viên ngọc” của năm 2012.