Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

“Chiếm lấy Phố Wall” lan khắp Mỹ

Thứ Tư, 05/10/2011, 07:59 (GMT+7)

“Chiếm lấy Phố Wall” lan khắp Mỹ

TT - Vincent, 21 tuổi, thất nghiệp, có một giấc mơ: nhìn thấy những người khổng lồ của Phố Wall vào tù. Tội của họ? Ăn trộm. Hàng tỉ USD từ tiền thuế của người dân Mỹ đã phải rót vào các vụ cấp cứu tài chính cho các ngân hàng.


Giới ngân hàng, các tập đoàn tài chính lớn vẫn giàu lên với những khoản lợi nhuận và thưởng kếch xù trong khi nền tài chính Mỹ lại đang nghiêng ngả. Với những người đã phát chán khi phải đứng nhìn người giàu càng giàu hơn, còn người nghèo chật vật kiếm sống thì đây là lúc cần phải xuống đường để bày tỏ ý kiến.

“Mùa thu nước Mỹ”

Vincent bỗng dưng trở thành một trong số vài người phát ngôn không chính thức cho phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” với những cuộc biểu tình của những người ở độ tuổi 20. Và ngày 4-10 là ngày đánh dấu cuộc “chiếm đóng” khu tài chính này bước sang tuần lễ thứ ba.

Vincent nói: “Chúng tôi đều có mặt ở đây vì những lý do khác nhau. Nhưng cuối cùng là vì một mục tiêu chung, đó là yêu cầu nhà chức trách giải trình về sự bất công xã hội và cuộc khủng hoảng. Chúng tôi muốn có thông tin về mối liên hệ giữa Phố Wall và các chính trị gia. Cần phải thay đổi”. Giles Clarke, nhiếp ảnh gia 46 tuổi, cũng đồng ý: “Chúng ta sống ở thời đại mà những bất bình đẳng giữa Phố Wall giàu có và phần còn lại của nước Mỹ đã trở nên quá lớn. Hàng triệu người đã mất việc, mất nhà”. Egberto Willies, một người thông tin trên trang CNN iReporter từ Washington, nhận định phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” dường như sẽ lan rộng giống như “Mùa xuân Ả Rập” và “Tôi gọi đó là mùa thu nước Mỹ”.

Vào tuần lễ đầu tiên, cảnh sát đã bắt giữ 80 người, nhưng sang tuần thứ hai phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” ngày càng mở rộng với cuộc tuần hành của 3.000 người đến đại bản doanh của cảnh sát New York. Việc 700 người biểu tình bị bắt giữ vì bị cáo buộc gây mất trật tự công cộng khiến hàng ngũ những người biểu tình thêm đông. Nhiều nghiệp đoàn tại New York lần đầu tiên đã vào cuộc. Số người tham gia từ vài ngày qua lan rộng đến các thành phố khác ở Mỹ. Boston, Los Angeles, Seattle, Tampa, Chicago cũng chiếm những “Phố Wall” riêng cho mình. Cuộc biểu tình khi bước vào tuần thứ ba đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn. Trang web “Occupy Together” (Cùng chiếm) không chính thức của phong trào kêu gọi những cuộc biểu tình mới vào ngày 5-10 trong khu tài chính của New York, và cho biết vào cuối tuần này sẽ có các cuộc biểu tình đồng loạt diễn ra ở các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ và sẽ lan sang cả Nhật Bản và châu Âu.

Thu hút sự chú ý

George Soros, một trong những người giàu nhất thế giới, đã lên tiếng ủng hộ người biểu tình khi cho rằng họ cảm thấy bị thôi thúc phải lên tiếng do “những khoản lợi nhuận kếch xù” và “những khoản thưởng kếch xù” trong các ngân hàng. “Tôi có thiện cảm với những quan điểm của họ - Soros nói và nhấn mạnh - Tôi hiểu phản ứng của họ”.

Những người biểu tình cho biết họ đang sử dụng mạng xã hội Twitter và Facebook để kêu gọi xuống đường, quyên góp tiền, thực phẩm và chăn màn cho “cuộc chiến có thể còn kéo dài”. Tuy không có một tổ chức thống nhất, nhưng các nhóm đã tự thành lập các tiểu ban chuyên biệt chịu trách nhiệm về an ninh, giao thông vận tải và thông tin đại chúng. Susan Olzak, GS xã hội học tại Đại học Stanford, nhận định rất khó để phân loại phong trào phản đối xã hội như vậy ở thời điểm nó đang manh nha như hiện nay. Các mục tiêu rõ ràng hơn của phong trào sẽ được đưa ra trong thời gian tới, nhưng không phải lúc nào cũng thế.

Cho tới nay, những ông chủ của các tập đoàn ở Phố Wall vẫn chưa cho là phong trào gây ảnh hưởng gì tới họ dù có thể sẽ nguy hiểm cho sự an toàn cá nhân. Những người biểu tình không quá khích hay đe dọa tấn công người khác, mà thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của họ.

Trong khi đó, phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” lại thu hút được sự quan tâm ngày càng tăng của những lực lượng cấp tiến. Tại Boston, những người nổi tiếng ở Hollywood như nhà làm phim - hoạt động xã hội Michael Moore, diễn viên - đạo diễn Roseanne Barr, nhà phê bình phim từng đoạt giải Pulitzer Roger Ebert, diễn viên Mark Ruffalo, nghệ sĩ Yoko Ono và doanh nhân Russell Simmons - đã đến Phố Wall thăm những người biểu tình. Tại New York, những người biểu tình đã mời được cây bút bình luận, Nobel kinh tế Joe Stiglitz và nhà kinh tế học Jeff Madrick, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất mới đây Age of greed (Thời của sự tham tàn), đến trao đổi ý kiến.

HẠNH NGUYÊN (Theo AFP, BBC, Reuters, CNN)

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

BÁO CÁO PHÁT CƠM CHAY TỪ THIỆN Lần 18 ngày 1-10-2011

BÁO CÁO PHÁT CƠM CHAY TỪ THIỆN 
Lần 18 ngày 1-10-2011

1- Số tiền vận động 

Số TT
NGƯỜI THAM GIA
SỐ TIỀN
TỔNG CỘNG
TỒN QUỸ lần 17
9.290.000đ
1
Cô Thành (hàng xóm)
2kg đường


CHI PHÍ:



Cơm chay 400 suất tại Bệnh viện Nguyễn Trãi
2.210.000đ


TỒN QUỸ

7.080.000đ






2-Thành viên tham gia phát cơm
            1-Cô Kim    2-Rani   3- Nương  4- Trúc   5-Hiền  6-Tin    7-Thảo Nhật  8-Thu  9- Nhật Kiên   10-Hải  11-bà Sáu (hàng xóm) 12-Bác Năm (hàng xóm) 13-Út Năm (hàng xóm) 14-chị Mai (hàng xóm)   15-dì Út (hàng xóm)  16-Cát (hàng xóm) 17- bà Năm (Vĩnh Long)  18-Thảo cận    19-Thảo (bạn Như Ý)   20-Như Ý     

3-Nội dung:

            Lần này phát 400 phần cơm tại bệnh viện Nguyễn Trãi, rất trật tự vì có phiếu nhận cơm.         

NGÀY THÀNH LẬP FUNNY HOME CLUB

NGÀY THÀNH LẬP FUNNY HOME CLUB

Có bạn vừa mới hỏi cô ngày thành lập Funny Home Club là ngày mấy? Cô Kim sực nhớ. Thì ra mình quên ghi rõ trên blog cho các bạn biết để có thể trả lời và “tiếp thị” đến với những bạn khác.

Thật ra, lớp Phật học do cô Kim tổ chức tại nhà đã bắt đầu khai giảng từ tháng 11 năm 2008, và đã có những sinh hoạt ổn định như: học giáo lý, ca hát, dạy nấu món chay, dã ngoại. Tuy nhiên lúc ấy cô Kim không đặt tên gì cho lớp cả, chỉ đơn giản là một lớp học bình thường.

Đến tháng 3 năm 2011, cô nghĩ rằng nên có hẳn một câu lạc bộ với tên gọi và phương hướng hoạt động cụ thể, để thêm phần sinh động, vui tươi và phát triển. Thế là cô lên kế hoạch, thiết kế, nhờ Rani làm blog, sau đó chính thức thành lập Funny Home Club. Như vậy, có thể xem sinh nhật của Funny Home Club là ngày 2-4-2011.

Từ sau ngày thành lập, chúng ta có những hoạt động mạnh mẽ hơn, rất phấn khởi. Các bạn chuẩn bị chương trình gì để mừng Funny Home tròn 1 tuổi nhé! Có thể được đi dã ngoại nữa nếu…có tài trợ. 

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Người mẫu nam sau ánh hào quang



3-10-2011

Người mẫu nam sau ánh hào quang - Kỳ 3: Bẫy rập cuộc đời

TT - “Anh lớn tuổi, có gia đình, có nhiều tiền nhưng không có con, thích cảm giác lạ. Anh đang ở khách sạn S phòng 603. Em đến chơi với anh đi. Anh cho em 700 USD”. Tôi im lặng.
Lại một tin nhắn nữa gửi đến: “Ngủ với anh một đêm em lấy bao nhiêu?”, người mẫu B.Đ. kể lại một trong những tình huống từng gặp và làm Đ. sốc khi mới vào nghề. Nhưng đâu chỉ có thế, nhiều bẫy rập khác luôn giăng ra cạnh sàn catwalk.

Show diễn “kinh hoàng”

Cao 1,82m, gương mặt đẹp trai kiểu thông minh và một thân hình đẹp, S.M. là một trong những người mẫu nam đang dần khẳng định năng lực của mình. Sau gần bốn năm sống giữa môi trường đầy thị phi này, S.M. vẫn không quên được những show diễn đầu tiên của mình.

Tháng 8-2009 - khi ấy S.M. mới trở thành tân sinh viên một trường cao đẳng ở TP.HCM thì nhận được show diễn mà theo lời người giới thiệu là “rất ngon lành.

“Sàn catwalk” nằm trên sân thượng của một... spa dành cho giới gay. Cái non nớt của một người mới vào nghề đã làm cho M. không đủ khôn ngoan để hỏi chi tiết về show diễn. Tâm lý chỉ cần có show diễn, được đi trên sàn catwalk để thỏa mãn niềm đam mê khiến M. không đủ can đảm từ chối đêm diễn ấy.

“Show có mười người mẫu nam. Mỗi người chúng tôi diễn ba mẫu thiết kế. Chúng tôi phải mặc những chiếc quần rất gợi cảm, mỏng tanh, bó sát, hở tùm lum. Dù đã đeo mặt nạ nhưng chân tay tôi luýnh quýnh muốn ríu lại. Mỗi màn trình diễn người ta yêu cầu chúng tôi phải đứng múa may 4-5 phút trong khi người xem ở dưới hú, huýt sáo, la hét phấn khích đến ghê rợn!”, M. kể.

Khi bước xuống bậc thang dành cho người mẫu, M. rùng mình khi bị những bàn tay xa lạ thô thiển giành nhau sờ mó. Chàng người mẫu trẻ măng mặt còn búng ra sữa gai người, nóng ran mặt vì thấy ghê và sợ.

Khi ấy M. mới bước qua tuổi 18 được mấy ngày! M. tự trấn an: mình đeo mặt nạ diễn nhìn thấy người ta, còn người ta không biết mặt mình. Thù lao cho show diễn “kinh hoàng” đó là 200.000 đồng.

Tuy nhiên, những trải nghiệm đó vẫn chưa đủ để S.M. vượt qua những non nớt của cái tuổi 18 mới tập tành vào nghề. Sau khi đoạt một giải phụ trong cuộc thi siêu mẫu năm 2010, S.M. nhận lời diễn một show thời trang ở một bar đồng tính.

“Chỉ diễn một tiếng nhưng được tới 2 triệu đồng. Với một người mới vô nghề như tôi, đó là cái giá không thể đắn đo”, S.M. giải thích lý do nhận lời. M. không ngờ một người bạn của thầy anh ở Công ty PL cũng có mặt trong buổi trình diễn đó “méc” với thầy.

“Thầy giận, cắt show tôi suốt một năm. Tôi choáng váng! Chỉ vì muốn thể hiện mình, thích được khoe cơ thể mà tôi không lường trước hậu quả của việc nhận show dễ dãi như vậy sẽ giết chết hình ảnh mình như thế nào. Thật ra qua cuộc thi nhiều người đã biết tôi đẹp như thế nào rồi. Cái sau đó là tôi cần phải giữ hình ảnh của mình nhưng khi ấy tôi chưa nghĩ được như vậy”, S.M. nói.

Cái chết của một “giấc mơ vươn tới một ngôi sao”

Ngồi thu mình trong góc tối một quán cà phê tĩnh lặng, K.T. - chàng người mẫu 25 tuổi, cao gần 1,9m, gương mặt điển trai - im lặng rất lâu mới đủ sự tĩnh tâm để gợi nhớ lại một trải nghiệm như vết xước đau đớn trên con đường nghệ thuật của mình.

Tháng 9-2007, trước khi K.T. đầu quân cho Công ty PL, đã xảy ra một sự cố mà mỗi khi nghĩ lại T. vẫn thấy ghê tởm và trách mình. Một công ty tổ chức sự kiện và đào tạo người mẫu mới thành lập ở quận Phú Nhuận mời T. chụp ảnh bán nude không thù lao để quảng cáo cho công ty và lăngxê hình ảnh của T..

“Tôi nhận lời vì chỉ chụp ảnh bán nude và tin rằng sẽ được lăngxê hình ảnh mình”, T. giải thích. Stylist cũng chính là giám đốc công ty. Lúc chụp ảnh, T. thấy lạ và thắc mắc khi stylist cứ bắt anh thực hiện những động tác kỳ cục rồi tìm đủ mọi lý do bảo T. cởi dần, cởi dần rồi cởi hết đồ.

Anh ta giải thích: phải chụp như thế để chọn ra những tấm đẹp nhất, phải cởi hết quần áo mới tôn hết những đường nét đẹp trên cơ thể T. và công ty chỉ sử dụng những tấm bán nude để quảng cáo.

T. bảo: “Tôi rất ngại ngùng khi họ yêu cầu rồi nài nỉ và ép buộc tôi phải tạo dáng trong tình trạng trên người không còn gì che chắn”.

“Sau buổi chụp hình đó, tôi thấy như mình đánh mất đi một thứ quý giá mà mơ hồ quá, không biết đó là gì. Chỉ biết mình rất hụt hẫng, đau và nổi da gà ghê sợ mỗi khi nhớ lại. Họ hứa sẽ đưa hình ảnh của tôi lên PR cho công ty nhưng họ không làm như thế”, K.T. kể.

Một thời gian sau, khi vô phòng tập K.T. nghe một người bạn hỏi: “Sao em lại chụp những tấm hình như vậy rồi lại còn đưa lên trang web của cộng đồng gay?”.

K.T. sững sờ, lặng đi không biết trả lời như thế nào. Anh tức tốc phóng xe qua ngay công ty kia, yêu cầu họ gỡ toàn bộ hình ảnh xuống khỏi trang web nọ. Những ngày sau đó, T. sống trong lo lắng, thấp thỏm và hoang mang.

Anh sợ công ty biết chuyện, sợ đồng nghiệp bàn tán về những tấm hình đó, sợ những hình ảnh đó sẽ xuất hiện đầy rẫy cùng những lời bình luận trên các trang thông tin điện tử. Nhưng nỗi sợ lớn nhất là T. lo lắng ba mẹ ở quê sẽ xấu hổ với dân làng, bà con chòm xóm.

“Rồi thì công ty cũng biết. Tôi không biết phải giải thích như thế nào với thầy và đồng nghiệp. Ở môi trường này, cạnh tranh và ganh ghét thì đầy rẫy, tìm một người để có thể chia sẻ đã khó, làm sao mơ tới chuyện mọi người hiểu mình, tin mình” - K.T. nói.

4-10-2011

Người mẫu nam sau ánh hào quang - Kỳ 4: Tình, tiền và...

TT - V.T., một stylist có tiếng trong giới người mẫu Sài thành, khẳng định: “Nghề này nếu không đẹp thì phải "độc". Nhiều người chỉ xuất hiện trên báo 2-3 lần là có đại gia tới rước, xóa bỏ quá khứ chân đất sình lầy lấm lem của mình để khoác lên những bộ đồ hàng hiệu trị giá cả nghìn đô, ăn ở nhà hàng sang trọng và đi du lịch với đại gia như đi chợ”.

V.T. tiết lộ mức giá của một nhà thiết kế - một doanh nhân nổi tiếng khi mời mọc những mỹ nam: 1.000 USD cho một lần đi uống cà phê, 5.000 USD cho một bữa ăn tối, ăn trưa. V.T. ví von: “Trong thế giới “bóng gió” này, những người mẫu nam đó giống như cung phi của nhà thiết kế - đại gia nọ. Buồn thì đại gia đến, “vui vẻ”. Ông ta coi người mẫu nam chỉ là một mắt xích trong bộ sưu tập “trang sức” hoặc “đồ chơi” của mình mà thôi. Công việc của người mẫu là diễn xuất. Nghệ thuật là luôn được sống trong cái đẹp, luôn phải lộng lẫy, sang trọng. Cho nên người mẫu phải có cái nền văn hóa vững mới không bị trượt”.

Chuyện tình trong bóng tối

Người mẫu Đỗ Bá Đạt (giải Người đàn ông trí tuệ cuộc thi Mister Vietnam 2010) kể: “Có người 2g-3g sáng còn gọi điện rủ tôi “qua nhà ông anh chơi”. 2g-3g sáng không ở nhà còn đi chơi gì! Rất nhiều bạn trẻ từ dưới quê lên, mới chập chững vào nghề đã bị “vợt” hết. Họ chịu để người ta “hành hạ” và đổi lại được diễn show này show kia. Có những người đi thi ráng lấy giải để sau đó được nhiều đại gia để ý, nâng đỡ, tiến thân”.

Còn người mẫu T.T. cho biết: “Không chỉ được những đại gia (có vấn đề về giới tính) để ý, nếu được quý bà để mắt tới và chịu “cho tình” thì tiền xài không hết. Ở đây không có sự ép buộc. Một bên đập tiền vô mặt. Một bên đưa mặt ra hứng. Họ hoàn toàn tự nguyện”.

Một số nam người mẫu đã thẳng thắn khẳng định: để được nổi tiếng, không ít người trong số họ phải có đại gia “chống lưng” và chấp nhận những mối quan hệ thuộc dạng... bí mật. Cuối năm 2010, giới người mẫu nam từng xôn xao chuyện giật vai diễn một cách trắng trợn của người mẫu N.L.. Lúc đầu, vai nam chính của một bộ phim truyền hình hành động nhiều tập đan xen tình cảm lãng mạn được giao cho người mẫu N.. Tuy nhiên, ngay sau đó vai nam chính lại được giao cho người mẫu L..

Một số người mẫu kể rằng L. đã đến gặp đạo diễn và yêu cầu (!?) giao vai nam chính cho mình. Đạo diễn kiên quyết từ chối vì ngoại hình ẻo lả của L. không hợp với sự mạnh mẽ, rắn rỏi của nhân vật. Đùng một cái ngay sau đó, vai chính được chuyển qua cho L., còn người mẫu N. bị đẩy xuống vai thứ! Người ta xì xầm rằng L. đã gây áp lực với đạo diễn bằng mối quan hệ mật thiết của mình với nhà sản xuất bộ phim này, vốn là một đại - đại - gia trong làng giải trí phía Nam.

Ngay sau khi N.T. - nam người mẫu xuất thân là nhân viên matxa cho những người thuộc thế giới thứ ba - đoạt giải trong một cuộc thi “nam vương”, giới người mẫu râm ran bàn tán chuyện một đại gia đã bỏ ra 500 triệu đồng để mua giải cho N.T.. Những tin đồn càng đẩy lên đỉnh điểm khi sau lúc đăng quang, N.T. hồn nhiên tuyên bố có người sẵn sàng đầu tư cho mình hàng tỉ đồng. Thu nhập từ sàn diễn catwalk vốn không ổn định, nhưng mỗi lần T. đi diễn đều có xe hơi bóng loáng đưa đón.

T. - một nam người mẫu hạng A - là “sản phẩm” của công nghệ lăngxê sau quá trình làm “người yêu” cho K., một đại gia trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, bất động sản. Gần 15 năm trước, đại gia K. nổi tiếng về tính chịu chơi và thanh lịch trong giới gay đất Hà thành. Từ một người vô danh, T. đoạt giải nhì trong một cuộc thi tìm kiếm người mẫu và một thời gian dài giữ vị trí vơđét trên sàn catwalk phía Nam.

Đại gia K. đã hào phóng chi tiền rất mạnh tay trong việc mua quà tặng hàng hiệu đắt tiền cho T.. Mọi người còn quả quyết chiếc xe hơi mui trần hai cửa sành điệu trị giá hàng tỉ đồng mà T. đang đi là quà tặng của K.. Giới tính của T. là một bí mật. Gần đây, thiên hạ còn xì xầm chuyện T. đang yêu một nữ người mẫu xuất thân trong một gia đình danh giá.

“Lửa” và “khói”

Khi người mẫu Nam Thành đang tập trung cho buổi chụp hình đồ lót tại một resort lớn ở Nha Trang, anh không biết có một đại gia lặng lẽ ngồi từ sáng đến chiều ngắm chàng người mẫu có thể hình đẹp nhất cuộc thi siêu mẫu 2010. Khi buổi chụp hình kết thúc, người đàn ông đó tới làm quen. Đại gia mới 30 tuổi, kinh doanh ximăng ở Đà Nẵng, chưa lập gia đình.

Đã ba lần đại gia bay từ Đà Nẵng vào Sài Gòn chỉ để được nhìn thấy chàng người mẫu có gương mặt sáng và đẹp như thiên thần, được đi ăn tối với anh trong hai tiếng rồi lại bay ra Đà Nẵng ngay. Ngày lễ tình nhân, dù đang ở nước ngoài công tác, vị đại gia si tình ấy vẫn nhờ người mang hoa và quà cùng tấm thiệp với những ngôn từ mà Nam Thành không dám treo trong nhà. Khi anh bị bệnh, đại gia đều gọi điện thoại hỏi han. “Thật sự tôi đã từng dao động khi thấy người ta quá chân thành với mình. Sau khi nói chuyện với ba tôi, tôi đã nhắn tin từ chối một cách cương quyết” - Nam Thành kết chuyện.

Hơn ba năm trước, giới người mẫu đã từng “sốt xình xịch” khi người mẫu Trung Cương được một đại gia mua tặng chiếc xe hơi trị giá 2,5 tỉ đồng và mang chìa khóa đến trao tận tay. Trung Cương rất thẳng thắn khi kể lại câu chuyện của chính mình. Anh bảo: “Đại gia đó là bạn của bạn tôi. Ba năm trước, người đó đã 48 tuổi. Họ tìm cách lấy được họ tên và số chứng minh nhân dân của tôi rồi tự đi đăng ký mua xe. Khi anh ta mang chìa khóa đến, tôi rất bất ngờ và choáng! Tôi từ chối vì xe không phải tiền mình mua. Thu nhập của tôi lúc đó gần 20 triệu đồng/tháng, làm gì có tiền đổ xăng xe hơi”.

Vị đại gia ấy không phải là người Trung Cương yêu. Sự việc đó đã làm anh mất đi nhiều thứ. Mối tình hơn một năm tan vỡ. Người yêu chia tay vì không tin chàng người mẫu này “không có gì” với đại gia kia. Trung Cương mất rất nhiều thời gian giải thích với gia đình. “Ba mẹ tôi nghĩ: không có lửa sao có khói! Chị gái tôi ở nước ngoài biết chuyện, tôi lại phải giải thích gãy lưỡi. Đã thế, tôi lại còn bị những người tình của đại gia nọ ghen tuông, quậy phá rất mệt mỏi! Một thời gian sau, khi tôi mua xe thì mọi người lại nghĩ chắc là của đại gia nào tặng. Khi tôi mới mở shop thời trang, người ta xì xào: chắc tiền của đại gia đầu tư!” - Trung Cương thở dài nói.

“Tôi nói thật, đa số người mẫu nam sau một thời gian làm nghề này đều bị “nữ hóa” - người mẫu H.L. thẳng thắn nói - Ngoài lý do trang phục (mặc những bộ quần áo bó sát người để tôn lên vẻ đẹp của trang phục và hình thể người mẫu khi trình diễn), ngoài phấn son tô vẽ trên mặt nhiều quá thì môi trường quá “âm tính” từ trang điểm, làm tóc, bầu show, đạo diễn cho đến bạn diễn và rất nhiều người khác, phần lớn là gay, pêđê... sẽ ngấm dần từng ngày vào người. Đôi khi chúng tôi bắt chước hoặc cười cợt chọc ghẹo một ai đó. Riết rồi một ngày giật mình khi thấy sao mình giống quá!”.

MY LĂNG (Tuổi Trẻ)

Oằn vai đi học

4-10-2011
Oằn vai đi học - Kỳ 1: Khổ sở vì học

TT - Chủ trương giảm tải là tín hiệu vui với hi vọng giúp học sinh (HS) bớt căng thẳng. Nhưng trên thực tế, HS vẫn phải “cày” hàng đống bài tập và bài “thuộc lòng”, phải nhồi nhét đủ thứ kiến thức mới mong đủ sức đi thi.

Nhiều phụ huynh có con học lớp 4 và lớp 5 Trường tiểu học Trung Tự, Hà Nội cho chúng tôi xem một loại vở khá lạ là vở “tăng cường”. Trong vở này, HS ghi lại các yêu cầu của giáo viên và chuẩn bị cho bài học hôm sau.

Tăng vẫn cứ tăng

Một phụ huynh có con học lớp 4 trường này cho biết: “Chỉ riêng yêu cầu về tập viết và tiếng Việt thôi, cả mẹ và con đã phải đánh vật đến tận khuya. Nếu ngày hôm sau ở trường có giờ tập viết, thì tối hôm trước con phải viết trước một trang vào vở”. Giáo viên giải thích phải cho HS tập viết nhiều để “lớp được chấm 100% vở sạch chữ đẹp”.

Một phụ huynh khác nói: “Riêng môn tiếng Việt phải chuẩn bị bài ở nhà rất nhiều, trong khi con tôi đã học ở lớp hai buổi/ngày. Cô giáo yêu cầu HS về nhà phải đọc, trả lời tất cả câu hỏi theo sách giáo khoa của mỗi bài học sẽ dạy vào buổi hôm sau. Ngoài ra, cô còn có thêm những câu hỏi riêng liên quan đến bài học mới”.

Còn HS lớp 1 Trường tiểu học Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội chỉ sau một tháng vào học đã phải viết chính tả. Chị M. - phụ huynh lớp 1 - bức xúc: “Để có thể làm được việc này, các bé phải nghe và hiểu được các từ, cách viết đúng chính tả”.

Trong khi đó, giáo viên lớp 1 ở Trường tiểu học Thịnh Hào, Hà Nội cho biết: “Tuần thứ ba của học kỳ 1, đầu mỗi tiết học các em phải tự viết ngày tháng vào vở, viết tên bài vào vở theo nội dung cô giáo ghi trên bảng”. Anh H. - phụ huynh HS, đồng thời cũng là giáo viên THPT - bức xúc: “Tôi không hiểu chương trình giáo dục hiện nay thế nào. Trên thì bảo giảm tải nhưng ở trường vẫn có những yêu cầu quá sức HS như thế. Để có thể chép nội dung cô giáo yêu cầu khi mới bắt đầu học kỳ đầu tiên, nếu không học trước chương trình, các bé lớp 1 phải bổ túc thêm ngoài giờ”.

Ở trường này, ngoài các yêu cầu bài tập trong sách giáo khoa và vở bài tập của NXB Giáo Dục, phụ huynh HS phải mua cho con sách Tiếng Việt thực hành, Toán thực hành và sách Tiếng Việt của riêng trường soạn. Trong hai buổi học ở trường, HS phải hoàn thành bài tập ở tất cả cuốn sách trên. Trong số những bài tập ở các sách “thêm”, có những yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đã đề nghị lược bỏ ở tài liệu giảm tải vừa ban hành.

Tối mắt tối mũi

Chính vì yêu cầu quá cao từ chương trình học, HS phải tăng ca mới mong theo kịp bài vở trên lớp. Thời lượng một HS ở TP.HCM phải đến lớp học chính khóa, tăng tiết, phụ đạo và học thêm có thể lên đến hơn 10 tiết học mỗi ngày (60-80 tiết/tuần).

Chị M., phụ huynh có con học lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, bức xúc: “Từ hồi lên cấp III, con gái tôi lúc nào cũng trong tình trạng thức đêm, dậy sớm, mỏi mệt. Ăn trưa phải ăn ở trường để kịp học phụ đạo buổi chiều. 17g mới ra, lại phải tắm rửa để đi học thêm tiếng Anh và toán buổi tối. Đã vậy bài tập về nhà lại quá nhiều, tối nào cũng làm bài tập 4-5 trang giấy. Sáng dậy sớm học thuộc lòng nhưng cháu bảo học như thế vẫn không hết bài.”

Trong khi đó, một phụ huynh có con học lớp 9 Trường THCS Tăng Bạt Hổ, Q.4, TP.HCM kể: “Con tôi nói giáo viên bộ môn thường cho bài về nhà yêu cầu làm, trong khi phần lý thuyết ở lớp cô chỉ nói sơ, như định nghĩa một định lý, đọc cho HS chép vào vở, vẽ được hình minh họa trên bảng là hết giờ, ít có thời gian giảng giải. Mỗi môn 3-4 bài tập thì mỗi ngày con tôi phải giải hơn chục bài tập, không còn thời gian để thở”.

Còn chị P., có con học lớp 9 Trường THCS Văn Thân, Q.6, TP.HCM, kể: “Sáng cháu học năm tiết. Buổi chiều học ở trường, ca một bắt đầu từ 13g-14g30, ca hai từ 15g-16g30, ca ba từ 16g45-18g15 và ca bốn từ 18g30-20g để phụ đạo, bồi dưỡng các môn chính là toán, lý, hóa, văn, tiếng Anh. Tùy ngày hai ca hay ba ca mà vợ chồng tôi thu xếp đón đưa cháu”.

Bên cạnh đó, chuyện tăng tiết, phụ đạo đã trở thành chuyện bình thường. Trước đây, nếu tăng tiết, phụ đạo chỉ dành cho HS yếu, kém thì hiện nay HS nào cũng phải được tăng tiết, phụ đạo mới mong theo kịp chương trình.

Thầy Nguyễn Đình Độ, giáo viên môn hóa có gần 30 năm giảng dạy tại TP.HCM, cho biết: “Chương trình hiện thời vẫn còn quá nặng dù đã giảm tải khoảng 5%. Dứt khoát phải có tăng tiết, phụ đạo thì giáo viên và HS mới chạy theo kịp chương trình để đáp ứng yêu cầu thi cử”.

Cũng vì chạy theo chương trình và chỉ tiêu, giáo viên buộc phải cho HS nhiều bài tập hơn và dạy nâng cao hơn để đạt thành tích cao hơn.

Một giáo viên dạy lớp 5 Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Q.Gò Vấp, TP.HCM cho biết: “Nhiệm vụ của giáo viên là phải làm sao thì làm, phấn đấu càng nhiều HS đạt loại giỏi càng tốt. Muốn vậy, ngoài bài trong sách, phải cho các em bài tập tăng cường và yêu cầu cao, kiểm tra, hỏi bài liên tục và phối hợp với phụ huynh kèm thêm bài tập ở nhà”.

Quá tải do bị nhồi nhét, yêu cầu quá cao ở trên lớp, khiến nhiều HS không hiểu bài, bị điểm kém và đó là kết cục tất yếu dẫn đến việc phải học thêm ngoài giờ.

Oằn vai đi học - Kỳ 2: “Phổ cập” học thêm

TT - Đã hết cái thời học thêm là tự nguyện. Từ chỗ đáp ứng nhu cầu chính đáng, việc dạy thêm, học thêm đang ngày càng tràn lan và biến tướng lạ lùng...

Lịch học thêm dày đặc đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của ngành giáo dục.

Sau buổi họp phụ huynh ở Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội), một phụ huynh than: “Ban đại diện cha mẹ HS phát cho mỗi phụ huynh một tờ đơn xin học thêm đã đánh máy sẵn. Phụ huynh chỉ việc ký vào phần để trống bên dưới nếu đồng ý với lịch học thêm vào ba buổi sáng/tuần từ 7g30-10g30. Sau đó đến 12g30 tiếp tục tiết học đầu tiên của buổi học chính khóa. Không thể đưa đón con 4 lần/ngày, nhiều phụ huynh đã phải tính đến chuyện cho con mang đồ ăn trưa đi, tìm quán ăn cho con gần trường. Cả lớp đều học nên mình cũng phải theo, không ai dám từ chối lá đơn viết sẵn”.

Không học thêm phải... chịu trách nhiệm

Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, một giáo viên chủ nhiệm Trường THCS Đền Lừ (Hà Nội) đã trực tiếp phát hai mẫu đơn xin tự nguyện học thêm cho từng phụ huynh. Một đơn xin học thêm ở lớp do trường tổ chức (trong trường), một đơn xin học lớp của cô giáo tổ chức (bên ngoài trường). Để tăng thêm “sức nặng”, cô giáo cho biết “sẽ mời các giáo viên trực tiếp phụ trách các môn học ở lớp dạy thêm để tiện theo dõi HS” - một phụ huynh kể.

Tại Trường THCS Tăng Bạt Hổ A (Q.4, TP.HCM), phụ huynh tên M., có con học lớp 9, bức xúc: “Chúng tôi cảm thấy bực bội khi giáo viên dạy toán tên là H.U. phát cho mỗi HS một tờ phiếu xác nhận đồng ý cho con đi học thêm tại nhà cô. Học thêm là chuyện tự nguyện, tại sao cô giáo lại gợi ý trắng trợn như thế?”. Trong tờ “gợi ý” có tên gọi là “phiếu xác nhận”, giáo viên đã in sẵn dòng chữ “nay tôi đồng ý cho con tôi tham gia học ngoài giờ môn toán” để phụ huynh ký vào. Ở cuối phiếu có phần riêng dành cho những phụ huynh không cho con đi học “vì nhiều lý do, tôi không đồng ý cho con tôi tham gia lớp học và xin chịu trách nhiệm về việc học tập sa sút của con” và cũng có chỗ trống để phụ huynh ký tên xác nhận. Nếu đồng ý đi học thêm, con chị M. sẽ học một tuần hai buổi tại nhà cô giáo ngay sau giờ học ở trường với học phí 250.000 đồng/tháng.

Một phụ huynh có con học lớp 8 tại Q.Đống Đa (Hà Nội) nói: “Vấn đề không phải chỉ là tốn tiền, mà thời gian tự học, thời gian nghỉ ngơi của con không có. Những buổi phải học thêm hai ca (hai môn) khi về nhà cháu chỉ kịp ăn cơm vội vàng là lại lên đường đi học”.

Mượn trường để tiện dạy thêm

Trong khi đó, HS khối 5 Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) đã bắt đầu vào cuộc chiến “nâng cao” ngay từ tuần đầu tiên năm học mới. “Ban đầu giáo viên thông báo sẽ tổ chức lớp học thêm từ 17g30-19g30 ngay tại trường cho khoảng 40 học sinh khá giỏi để bồi dưỡng. Khối 5 có ba lớp, nhưng tôi thấy hầu hết phụ huynh đều đăng ký cho con mình học lớp này vì sợ thua thiệt” - chị T., một phụ huynh, cho biết. Theo chị, lớp học này được tổ chức 3 buổi/tuần với mức học phí 200.000 đồng/tháng. Sau khi tan trường, HS sẽ tự lo ăn uống ở bên ngoài để có sức học tiếp buổi học cuối ngày. “Ngoài các buổi sáng học chính khóa, buổi chiều theo thời khóa biểu lịch học bán trú là các môn phụ, ngoại khóa, nhưng nhiều buổi giáo viên vẫn tổ chức dạy thêm ở trường ngay trong buổi hai này. Đương nhiên, gọi là học thêm thì phải đóng thêm tiền” - chị T. bộc bạch.

Để thuận tiện cho việc dạy thêm, học thêm, nhiều giáo viên đã thuê địa điểm gần trường hoặc ngay trong trường để tổ chức dạy học ngoài giờ. Trên thực tế, hình thức dạy thêm này đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận phụ huynh không có điều kiện đón con trong giờ tan tầm. Một phụ huynh có con học lớp 3 Trường tiểu học Cát Linh (Hà Nội) kể: “Theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 10 cô tổ chức lớp học thêm. Giờ học sẽ bắt đầu từ 17g-19g ngay sau khi các cháu tan lớp. Cô giáo đã thuê một địa điểm gần trường và phụ trách luôn việc dẫn các cháu sang điểm học mới sau giờ chính khóa”.

Tại Trường tiểu học Lạc Long Quân, Q.Tân Bình (TP.HCM), ban giám hiệu xác nhận: “Trường không tổ chức dạy thêm nhưng giáo viên có mượn sáu phòng học bán trú để giữ HS và kèm HS sau giờ tan trường, chờ tới lúc phụ huynh đón con về. Việc tổ chức hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện”. Anh L.V., có hai con học tại trường này, cho biết: “Tôi nghĩ học cả ngày đã mệt nhưng không hiểu sao giáo viên lại tổ chức học tiếp. Nếu không tham gia, tôi lo cháu sa sút hơn các bạn và bị đối xử không công bằng”. Tại TP.HCM, việc thuê nhà trọ gần trường hoặc thuê cơ sở vật chất của trường để dạy thêm (dưới hình thức giữ con giúp phụ huynh đón trễ) đang dần phổ biến.

Một phụ huynh Trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) bức xúc: “Nhà trường vừa tham khảo ý kiến phụ huynh về việc mở các lớp ôn bài tại trường sau giờ học với mức phí 75.000 đồng/HS/tháng vì giờ tan học buổi hai hiện nay là 15g45, phụ huynh chưa thể đón con ngay. Nhưng tôi cho rằng đây chỉ là một hình thức dạy thêm mà thôi, tham gia cũng khó mà không tham gia cũng khó cho phụ huynh chúng tôi”.

NHÓM PHÓNG VIÊN Tuổi Trẻ