Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Người giàu ra đi

Người giàu ra đi
Thứ Năm, 03/11/2011 22:52

Đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc (TQ) trong nhiều thập kỷ qua đã làm cho đất nước giàu lên, đời sống của người dân được cải thiện không ngừng. Kinh tế phát triển đã sản sinh tầng lớp “nhà giàu mới” tăng lên hằng năm.

Hiện nay, có một nghịch cảnh đáng lo ngại là ngày càng nhiều “người siêu giàu” (super-rich) bỏ ra nước ngoài sinh sống và làm ăn. Một cuộc điều tra chung mới công bố của Ngân hàng TQ (BOC) và Quỹ Hồ Nhuận - tổ chức thống kê số tỉ phú hằng năm ở TQ, - cho thấy gần một nửa “người siêu giàu” có tài sản hơn 10 triệu nhân dân tệ muốn ra nước ngoài sinh sống. Theo Tân Hoa Xã, cuộc điều tra được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 9 năm nay tại 18 thành phố lớn ở TQ.

Trong tổng số 980 triệu phú được điều tra, 14% đã ra đi hoặc đang làm thủ tục xuất cảnh. 46% người nói phải ra đi vì 3 lý do chính: điều kiện học hành của con cái ở nước ngoài tốt hơn, tài sản an toàn hơn và cuộc sống tuổi già khi nghỉ hưu tốt đẹp hơn. Khoảng 1/3 triệu phú được điều tra đã thỏa thuận đầu tư ở nước xin nhập cảnh để được làm thủ tục nhập cư dễ dàng.

Tuy cuộc điều tra không nói rõ những nước nào các triệu phú TQ muốn nhập cảnh để sinh sống và làm ăn nhưng một tin gần đây của Tân Hoa Xã tiết lộ Canada và Úc là 2 nước mà đa số “người siêu giàu” TQ đã và sẽ chọn là “quê hương mới”.

Nhận xét về kết quả điều tra, chuyên gia thương mại Diệp Đàn, một người nổi tiếng trong giới kinh doanh TQ , cho rằng ngoài 3 lý do bảo đảm tương lai của con cái, bảo vệ tài sản cá nhân và chăm lo cuộc sống tuổi già, các triệu phú ra đi còn vì điều kiện đầu tư ở trong nước chưa hoàn thiện, chế độ thuế khóa thiếu minh bạch và tệ nạn tham nhũng tràn lan. Ông nói: “Tình trạng kém an toàn đối với nguồn tài sản của họ ở trong nước chẳng khác gì đám mây đen lớn phủ trên đầu họ. Họ muốn thoát khỏi đám mây này nên phải ra đi!”.

Theo thống kê của Quỹ Hồ Nhuận, tổng số tài sản của 535.000 người “siêu giàu” toàn TQ đạt 2.660 tỉ USD. Năm 2010, số lượng người “siêu giàu” TQ tăng 12% so với năm 2009.

Thanh Tùng (Người Lao Động)

Ý kiến
CÔ KIM:
Hình như Việt Nam cũng có nhiều người như thế. Họ giàu, cho con đi du học, nếu lập nghiệp luôn bên Mỹ, Úc, Canada, Pháp thì họ vui vẻ cho con ở luôn, và sau đó di cư theo con. Bởi cô Kim có nhiều người bạn đang sinh sống ở các nước ấy, kể về những điểm ưu việt sau đây: 

*điều kiện giáo dục tốt, thậm chí trẻ em được học tập miễn phí hoàn toàn 
*an sinh xã hội tốt (từ giao thông, y tế, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, người già v.v... đều không làm người ta quá bận tâm) 
*không có nạn tham nhũng, hoạnh họe, mọi thứ đều làm theo luật rõ ràng.

Chính vì thế đừng trách tại sao người ta ra đi. Có thể thế hệ cha mẹ sẽ nhớ quê hương, nhớ những món ăn, phong cảnh ... của Việt Nam, nhưng đến thế hệ con và cháu thì chúng nó không có kỷ niệm nên không quá nhớ nhung, đau khổ. Mỗi năm cho cả nhà về quê một lần là đủ thỏa mãn. Làm có tiền thì đem về nước làm từ thiện. Tâm trí rất thoải mái. Đó là cách mà nhiều người giàu của Việt Nam đang chọn. 

Cũng như chúng ta từ tỉnh lên Sài Gòn sinh sống, thấy có những ưu việt hơn nên ít ai muốn về tỉnh trở lại. Mỗi năm cho cả nhà thăm quê một vài chuyến, thế là vui. Ở Sài Gòn kiếm tiền nhiều hơn, đem về quê từ thiện cho bà con nghèo, hạnh phúc vô cùng. Y chang như cách chọn lựa sinh sống giữa Việt Nam và nước ngoài. Thôi thì ở đâu đất lành chim sẽ đậu, đừng trách người ta ra đi mà hãy trách nhà nước quản lý yếu kém để xã hội quá nhiều tiêu cực. 

70% hành khách không muốn đi xe buýt

70% hành khách không muốn đi xe buýt
Thứ Năm, 03/11/2011 23:12

(NLĐ) - Sáng 3-11, làm việc với Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT, kiến nghị TP nên sớm triển khai đề án 1.680 xe buýt mới để thay thế xe buýt cũ đang xuống cấp và xem xét cho xã hội hóa đầu tư xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch (CNG); sớm phê duyệt đề án quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt đến năm 2025.
Ngoài ra, ông Thanh cũng kiến nghị TP xem xét cho xe buýt được lưu thông hai chiều qua 8 đoạn đường, sớm bố trí làn đường dành riêng cho xe buýt trên những tuyến đường rộng, có nhiều làn xe… Quan trọng nhất là TP cần tiếp tục có chính sách trợ giá ổn định dành cho xe buýt, dự kiến năm 2012 là 1.700 tỉ đồng (riêng năm 2011 là 1.200 tỉ đồng).

Theo ông Thanh, khảo sát gần đây nhất cho thấy 70% hành khách không muốn đi xe buýt vì tốc độ lưu thông của phương tiện này quá chậm, trung bình phải mất 1 giờ mới đi được 12 - 13 km, trong khi đi xe máy chỉ khoảng 30 phút. “Với tốc độ bùng nổ phương tiện cá nhân như hiện nay, nếu không có những hỗ trợ từ TP thì rất khó thực hiện việc thu hút khách đi xe buýt”- ông Thanh lo ngại.

Ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP, đề nghị trong kỳ họp HĐND lần tới, Sở GTVT nên có một khảo sát xoay quanh hai vấn đề: Với những hành khách chưa đi xe buýt thì điều gì khiến họ không đi, những hành khách đã đi xe buýt thì điều gì khiến họ không hài lòng để ban có những kiến nghị sát sao hơn. (T.Hồng- Tuổi Trẻ)

Có 6 ý kiến
BẢY BÙ LON
03/11/2011 23:51
ĐI XE BUÝT LÀM CHI CHO CỰC.... KHÔNG TỰ DO... LÊN XE BỊ PHỤ XE LA, ĐỨNG LỚ NGỚ CÓ NGUY CƠ BỊ MÓC TÚI... NẾU KHÔNG BẰNG LÒNG VỚI PHỤ XE HAY TÀI XẾ VIỆC GÌ COI CHỪNG BỊ ĐÁNH VÀ KHÔNG CHO XUỐNG... NẾU MUỐN XUỐNG PHẢI QUỲ LẠY MỚI ĐƯỢC XUỐNG... THÔI THÌ KHỎI ĐI XE BUÝT... ĐI CHI CHO CỰC... ĐI XE 2 BÁNH TỰ DO HƠN.
04/11/2011 00:54
Tôi ghét đi xe buýt! Tôi đã phải đi 4 năm rồi. Và bây giờ tôi không  mong phải bước lên lần nào nữa.
Bùi Hữu Báu
04/11/2011 04:26
Nếu đường thông thoáng thì đi xe bus đã rẻ mà lại an toàn. Việc một vài lái xe và bán vé có hành động không lịch sự, nếu đơn vị chủ quan nhận được phản ảnh sau khi xác minh có lỗi thì kỷ luật thật nặng sẽ giải quyết được vấn đề.
HUYNH VAN DIEU
04/11/2011 06:32
NGHE THAY BUYT SO QUA DI THOI,DAI DA SO TAC PHONG PHUC VU CUA LAI XE,PHU XE VA TIEP VIEN THIEU THIEN CAM,DAO DUC,VAN MINH. TRAI VOI SU MONG MUON CUA MOI NGUOI, PHAI GIAO DUC HO CHO TOT HON.
Nhật Tài
04/11/2011 07:15
Đi xe buýt là để giảm ùn tắc và góp phần thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Nhưng với cách hành xử của xe buýt hiện nay, thì người" văn minh "không muốn đi vì có quá nhiều chuyện bực mình từ nhân viên xe buýt đến hành khách. Nhiều nhân viên xe buýt luôn cáu gắt, ăn nói thiếu chừng mực; hành khách thì chen lấn không nhường nhịn, nhưng sợ nhất là nạn móc túi. Tôi đã từng rất hăm hở khi tuyến xe buýt Chợ Lớn - ngã 3 Tân Vạn đi vào hoạt động nhưng đi được một thời gian thì tôi không muốn đi nữa vì những nguyên nhân như sau: Tôi xin xuống tại Metro An Phú, xe mới tấp vô lề còn chạy rề rề, khi tôi mới bước ra cửa thì nhân viên xe buýt vịn vào vai tôi định đẩy xuống nhưng khi tôi vừa nhô đầu ra thì một chiếc xe hai bánh vù qua sát cửa, nếu lúc đó mà tôi bước xuống thì bị tông liền. Lần khác, khi qua khỏi Nghĩa trang liệt SĨ TP, do khu vực này không có trạm dừng, một bà cụ khoảng trên 60 tuổi xin xuống nhưng không nói từ xa nên bị bác tài và nhân viên bán vé chửi bới um sùm và bác tài đột ngột tấp xe vào lề cho bà cụ xuống, sau đó đánh tay lái vọt ra giữa đường làm xe chao đảo và rất nguy hiểm nếu có xe từ phía sau lao tới. Lần khác, tôi đi chuyến gần cuối giờ chiều, khi qua khỏi ngã 4 Thủ Đức thì xe bắt đầu tăng tốc chạy bạt mạng, bóp còi inh ỏi, lạng bên này tấp bên kia, tranh với chiếc xe khác để về bến trước. Khi vừa đến gần tới bến mặc dù xe còn đang chạy nhanh, nhưng phụ xe đã phóng xuống để tranh thủ chạy vô ký giấy trước khi chiếc xe sau cũng vừa trờ tới. Đi xe buýt để được an toàn, nhưng tôi lại thấy bất an quá nên không dám đi xe buýt nữa .
Trương Minh Trãi
04/11/2011 08:58
Mấy bác nên nhìn 2 chiều. Đi xe buýt thì bị xô đẩy, chen lấn, hành khách không lịch sự, tiếp viên la hét, nguy cơ bị móc túi... Còn đi xe máy thì sao? Cũng chen lấn, cắt ngang đầu xe, hít khói bụi, hai lỗ tai lúc nào cũng nghe ầm ầm, nắng nóng, dễ xảy ra tại nạn, rồi cũng có nguy cơ bị giang hồ trấn lột mất xe... Nói chung là cái nào cũng có 2 mặt của nó. Tôi đi xe buýt được 1 năm nay, tôi thấy bình thường. Có điều nên tăng thời gian hoạt động của các tuyến xe buýt lên 23h thì hay quá và một điều quan trọng không kém là cơ quan chức năng làm sao đó cho xe buýt lưu thông được nhanh hơn.



Triển khai thêm 11 lối xếp hàng lên xe buýt
Thứ Năm, 03/11/2011 14:52
(NLĐO) - Sau thời gian thí điểm một vị trí xếp hàng tại Trường ĐH Quốc tế và được nhiều người ủng hộ, sắp tới TPHCM sẽ triển khai 11 lối xếp hàng khi lên xe buýt.
Sáng 3-11, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, cho biết: Sở GTVT vừa giao Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải Hành khách Công cộng phối hợp với Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn (Sài Gòn Bus), nghiên cứu, tiếp tục triển khai lối xếp hàng dành cho hành khách khi lên xe buýt.

Theo đó, Sài Gòn Bus  đề xuất 11 vị trí mà các tuyến xe của Sài Gòn Bus đảm nhận có thể triển khai lối xếp hàng.

Sinh viên trường ĐH Quốc tế rất thích thú khi xếp hàng lên xe buýt 

Cụ thể: Tuyến Tân Hương - Trường ĐH Quốc tế và Bến Thành – Trường ĐH Quốc tế ngoài lối xếp hàng tại Trường ĐH Quốc tế, bổ sung thêm vị trí tại khu vực Hồ Con Rùa.

Tuyến Bến xe Chợ Lớn- Gò Vấp và tuyến Bến xe Miền Tây - Gò Vấp triển khai 2 vị trí trên đường Nguyễn Thái Sơn và Đào Duy Anh.

Tuyến Bến Thành - Bến xe Chợ Lớn triển khai 2 vị trí tại Trạm điều hành Sài Gòn và tại trước Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.

Tuyến Quang Trung - Khu công nghệ cao có thể triển khai 6 vị trí, gồm 2 vị trí lượt đi tại đường Nguyễn Kiệm và đầu đường Hoàng Minh Giám; riêng lượt về, có 4 vị trí gồm các trạm tại Bệnh viện quận 9, ngã tư Thủ Đức, ngã tư Bình Thái và ngã tư RMK.

Theo ông Thanh, việc triển khai 11 vị trí trên sẽ nhanh chóng tiến hành trong năm 2011 bởi đây là việc rất cần thiết, tạo nét văn minh và thân thiện cho hành khách đi xe buýt, kinh phí do đơn vị vận tải tự đầu tư. 
Tin -ảnh: Thu Hồng (Tuổi Trẻ)

Có 1 ý kiến
BAO TRỰC
03/11/2011 21:53
ở nước ngoài đi xe buýt... họ đâu có cái lối chen lấn đi như VN mình... Thấy văn hóa chi lạ, nên tuyên truyền văn hóa xếp hàng cho người dân...Triển khai thêm 11 lối xếp hàng lên xe buýt

Bình ổn giá chưa đến với người nghèo

Bình ổn giá chưa đến với người nghèo
04/11/2011 2:42
Trong dự thảo luật Giá được Chính phủ trình Quốc hội (QH) hôm qua 3.11, hai nội dung quan trọng là bình ổn giá và định giá, vẫn tồn tại quan điểm chưa thống nhất giữa cơ quan trình dự luật và cơ quan thẩm tra.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) cho rằng, chính sách bình ổn giá của Chính phủ thời gian qua còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đảm bảo tính công bằng do cơ bản chỉ áp dụng ở một số thành phố lớn, tại các siêu thị, cửa hàng lớn, những nơi người nghèo không thể tiếp cận. Đặc biệt, việc áp dụng chính sách này không đi đôi với biện pháp kiểm soát dẫn đến chính sách bị lợi dụng, bị các đối tượng đầu cơ trục lợi, người dân không được hưởng ưu đãi, sử dụng ngân sách nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, tạo dư luận không tốt trong một bộ phận người tiêu dùng. Vì những lý do đó, Ủy ban TCNS đề nghị dự luật khi quy định về bình ổn giá, trước hết phải đảm bảo được tính công bằng; thứ hai bổ sung biện pháp kiểm soát, cơ chế xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực hiện; thứ ba có chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm. 

Về tiêu chí bình ổn giá, dự thảo luật quy định Chính phủ quyết cụ thể danh mục bình ổn giá, nhưng Ủy ban TCNS không đồng tình, và cho rằng những mặt hàng thuộc diện bình ổn là hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, thuốc chữa bệnh, lương thực thực phẩm... phải được đưa vào luật đảm bảo tính công khai, minh bạch. Căn cứ vào danh mục này, Chính phủ lựa chọn từng mặt hàng cụ thể, áp dụng bình ổn trong điều kiện, tình hình cụ thể.

Liên quan đến các mặt hàng Nhà nước định giá, Ủy ban TCNS cho rằng dự luật xác định tiêu chí Nhà nước được quyền định giá các hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước, tài nguyên quan trọng, hàng hóa dịch vụ thiết yếu là chưa hợp lý. Bởi việc xác định thế nào là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tài nguyên quan trọng là vấn đề phức tạp. Mỗi mặt hàng có tầm quan trọng riêng, nếu không chỉ rõ mặt hàng cụ thể định giá sẽ gây khó khăn trong triển khai áp dụng luật.

Ủy ban TCNS đề nghị phải quy định cụ thể trong luật về tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá; kèm theo mỗi tiêu chí là loại hàng hóa, dịch vụ tương ứng được định giá. Trường hợp cần điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ QH xem xét quyết định phù hợp với tình hình thực tế, không giao Chính phủ hướng dẫn văn bản dưới luật.

4 nhóm hàng hóa Nhà nước định giá

1. Tài nguyên quan trọng: Đất đai theo quy định của luật Đất đai; mặt nước và các tài nguyên quan trọng khác.

2. Tài sản của Nhà nước được bán, cho thuê không qua hình thức đấu thầu, đấu giá: hàng hóa dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước.

3. Hàng hóa, dịch vụ Nhà nước độc quyền: điện, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng máy bay tuyến nội địa, dịch vụ bưu chính viễn thông.

4. Hàng hóa, dịch vụ quan trọng đối với quốc kế dân sinh: nước sạch cho sinh hoạt, vé tàu hỏa, xe buýt, một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người.

6 nhóm hàng hóa bình ổn giá

1. Nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống: xăng, dầu, điện, khí hóa lỏng.

2. Sản phẩm đầu vào cho nông nghiệp: phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

3. Lương thực, thực phẩm thiết yếu: gạo, thịt, sữa.

4. Đồ dùng học tập phổ biến: sách giáo khoa, vở viết.

5. Thuốc thiết yếu chữa bệnh cho người, vật nuôi: thuốc phòng, chữa bệnh thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế quy định.

6. Giá dịch vụ giao thông phổ biến: vé tàu, vé xe buýt, vé máy bay.

Đề nghị "quản" quảng cáo trên blog bằng luật

Chính phủ vừa trình luật Quảng cáo tại phiên họp QH chiều 3.11. Theo cơ quan thẩm tra dự luật là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên, Nhi đồng của QH, quy định hiện hành chỉ bắt buộc báo điện tử và trang thông tin điện tử phải xin cấp phép hoạt động, trong khi đó, hoạt động quảng cáo thông qua các blog cá nhân, các trang mạng xã hội, thư điện tử... đang nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Một số các trang mạng từ các máy chủ nước ngoài đang tự do quảng cáo ngoài tầm kiểm soát của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, ủy ban này đề nghị “cân nhắc tính đặc thù của loại phương tiện nói trên,

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Tóm tắt Kịch bản Phim quảng bá Funny Home Club

Kịch bản phim ngắn
CỎ DẠI (tạm đặt)

Tóm tắt:

Tâm và Công là đôi bạn thân cùng lớp và đã có tình cảm với nhau vào năm cuối cấp 3. Công lên Sài Gòn học đại học, còn Tâm thì ở lại luyện thi để theo Công lên thành phố học. Sau một năm, Tâm thành công đặt chân lên đất Sài thành hoa lệ. Hai người có một khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau, nhưng Công là một người ấp ủ nhiều tham vọng về danh vọng, tiền tài nên sau khi ra trường, anh ta bắt đầu quen với Linh Đa, con gái tổng giám đốc công ty anh làm việc. Công bắt đầu xa lánh Tâm với lý do cô nhà quê, ngoại hình kém, cho rằng cô không hỗ trợ được cho anh ta trên con đường sự nghiệp và nói lời chia tay để kết hôn với Linh Đa, người con gái anh vừa có cảm tình vừa có thể giúp anh thăng tiến.
Tâm đau khổ thất thần trong mấy ngày liền. Cô Kim, mẹ của em học trò Tâm dạy thêm, thấy cô lơ đễnh, buồn rầu nên đã hỏi han tâm sự. Vốn là một Phật tử thuần thành say mê hoằng pháp, cô Kim dẫn Tâm đi chùa, rủ cô tham gia Phật sự, hoằng pháp và phổ cập tri thức cho các em nhỏ vùng sâu vùng xa. Dần dần, Tâm trở nên năng động, tích cực với công việc thế gian lẫn hoằng pháp vì cô đã tìm được mục tiêu của đời mình và nhận thấy nhiều giá trị của cuộc sống hơn.
13 năm sau… Công đã là một giám đốc thành đạt, giàu có nhưng cuộc sống gia đình không được hạnh phúc. Linh Đa mỗi ngày chỉ biết đi chơi, spa, shopping và đắm mình vào chiếu bạc, hoàn toàn bỏ mặc trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Công thì mải mê với những toan tính trên thương trường, với những bản hợp đồng béo bở và những buổi party hoa lệ. Hầu như Công không có thời gian để ăn cơm với vợ con, thậm chí là đưa con đi học. Tình cảm hai vợ chồng trở nên rạn nứt, thường xuyên cãi vã về chuyện dạy con nhưng rồi lại lao vào chuyện riêng của mình, bỏ mặc đứa con sắp bước vào tuổi dậy thì, ngày một ngỗ nghịch và lơ là chuyện học. Chỉ có Linh Lan, chị của Linh Đa là người thường xuyên đến nhà chăm sóc, tâm sự với đứa cháu. Lan dẫn cháu đi chùa, đến sinh hoạt một câu lạc bộ Phật pháp. Nhờ đó mà cậu bé tiến bộ, ngoan ngoãn hơn trước. Sự thay đổi của cậu khiến Công và Linh Đa ngộ ra nhiều điều và trở lại xây dựng tổ ấm của mình.
Một ngày nọ, Công dẫn con đến câu lạc bộ Phật pháp để cảm ơn chùa, cảm ơn sư thầy và những thầy cô Phật tử đã nhiệt tình dạy dỗ cậu bé. Anh ngỡ ngàng khi biết Tâm là chủ nhiệm câu lạc bộ. Chính cô là người đứng lớp giảng dạy điều hay lẽ phải, sinh hoạt trò chơi và tâm sự với các em. Công chợt nhận ra mục tiêu của con người đâu chỉ là tiền tài, danh vọng mà còn nhiều giá trị cao đẹp khác như những việc Tâm đang làm. Tâm ngày nào quê mùa, khờ dại nay đã hoàn toàn thay đổi thành một người tinh tế với vẻ đẹp nội tâm khiến những người xung quanh yêu quý . Và đã có một người “để ý” cô, hứa hẹn một hạnh phúc tương lai dành cho con người biết cống hiến cho cuộc đời.

Chắp bút
Mèo Ú

BÁO CÁO QUỸ CƠM CHAY VÀ GIÁO DỤC, HOẰNG PHÁP Lần 21 ngày 29-10-2011


BÁO CÁO QUỸ CƠM CHAY VÀ GIÁO DỤC, HOẰNG PHÁP 
Lần 21 ngày 29-10-2011

1-    Số tiền vận động 
SỐ TT
NGƯỜI THAM GIA
SỐ TIỀN
TỔNG CỘNG

TỒN QUỸ LẦN 20

11.050.000đ
1
Cô Phụng (Australia) gởi đợt sau
4.200.000đ

2
Cô Diệu Thành (Anh quốc)
5.000.000đ

3
Cô Diệu Cao (chị của cô Diệu Thành)
600.000đ

4
Cô Thảo (Cái Tàu Hạ)
500.000đ

5
Nghệ sĩ Anh Vũ (cho quà học sinh nghèo)
1.000.000đ

6
Nghệ sĩ Bảo Quốc (cho quà học sinh nghèo)
2.000.000đ
24.350.000đ

CHI PHÍ



Cơm chay 370 phần
2.300.000đ


Phát quà chùa Vạn An, Phước Đức, Giác Long (kiểm tra lần 1, 10 bài Búp sen hồng)
1.500.000đ


TỔNG CHI
3.800.000đ


TỒN QUỸ lần 21

20.550.000đ

2-Thành viên tham gia
            1-Cô Kim    2-Rani   3- Nương  4-Hiền  5-Hoa   6-Tin    7-Duy (bạn Thảo cận)  8-Diệp Thảo  9-Thảo cận    10-Như Ý  11-Tuyết  (Rex)   12-Trang (bạn Trinh)  13-Thạch    14-bà Sáu (hàng xóm) 15-Bác Năm (hàng xóm) 16-Út Năm (hàng xóm) 16-chị Mai (hàng xóm)   17-dì Út (hàng xóm)  18-chị Tùng (hàng xóm)

3-Nội dung:
            Tuần này vẫn nấu món mì xào thập cẩm. Do nơi giao mì quên ghi rõ số lượng đặt hàng, nên họ giao không đủ, lại chậm trễ, vì thế chỉ nấu được 370 phần. Lý do thứ hai là nhiều bạn đi đột xuất, không nói trước, lại đi trễ, nên cô Kim thấy số người bao đầu ít quá, không dám mua nhiều nguyên liệu. Đến trưa trưa các bạn mới tới đông, cũng không còn kịp để làm nhiều suất nữa, bao nhiêu đó đã vừa tới 11g đem phát. Mong các bạn nào có tham gia thì nhắn tin cho cô, để cô nắm số lượng nhân sự mà quyết định mua bao nhiêu nguyên liệu.
            Có một nhược điểm mà bà con chúng ta không khắc phục được. Đó là nạn chen lấn. Dù đã có phiếu nhận cơm, nghĩa là không lo thiếu phần, nhưng cái tật của dân ta là cứ phải chen lấn, không thể xếp hàng trật tự. Vì vậy nghe đâu đã có người bị bọn trộm móc túi lấy mất điện thoại. Lần sau phải cố thuyết phục bà con trật tự. Nề nếp văn minh của nước mình còn yếu thế đó, chúng ta cố gắng chứ biết sao!

Vì vậy cô Kim chủ trương hoằng pháp và giáo dục, nghĩa là dạy cho các em nhỏ từ kiến thức cho tới nề nếp, ứng xử, kẻo lớn lên rồi quen tật khó sửa vô cùng. Măng phải uốn từ khi còn non, chứ lớn thành tre cứng cáp làm sao uốn được nữa. Việt Nam nói tiếng là hòa nhập với thế giới nhưng những điều rất nhỏ như xếp hàng, không xả rác, không khạc nhổ, không hút thuốc nơi công cộng…còn làm chưa được. Nước ngoài họ dạy cho mọi công dân ngay từ nhỏ đã biết tuân thủ nề nếp, ứng xử văn minh, nên đi đâu cũng thấy sạch, đẹp, trật tự. Chúng ta cố gắng hoằng pháp, giáo dục để hy vọng có những công dân mới sánh bằng với họ.
Đừng tuyệt vọng các bạn ạ. Có thể chúng ta không giáo dục hết 10 triệu trẻ em, nhưng được vài ngàn em cũng đỡ hơn là con số 0. Từ vài ngàn em đó, sẽ dạy lại cho con cháu của mình, sẽ có cấp số nhân lớn hơn. Mỗi lần cô Kim về quê dạy giáo lý, nghĩa là dạy cả cách ứng xử, nề nếp. Các em giờ đã biết nhặt rác, không bỏ vương vãi, biết chắp tay chào thầy cô, biết ngồi ngay thẳng trong lớp, không trạo cử, ồn ào, bớt chửi thề, bớt đánh lộn, biết xếp hàng khi nhận quà… Chỉ vài lần học thôi, các em tiến bộ thấy rõ. Cô Kim sẽ còn đến thăm các lớp này, kiểm tra 2 đợt nữa là hết cuốn Búp Sen Hồng, rồi tiếp tục dạy Phật học căn bản hoặc kinh Nikaya cho các em. Trung bình mỗi lớp, cô Kim phải chăm sóc suốt 1 năm, khi các em chững chạc, có nền tảng đạo đức là cô Kim từ giã để thành lập lớp khác. Hơn 10 năm nay cứ đi hoằng pháp như thế. Mục tiêu giáo dục mới là chính, vì nó tạo nền móng vững chắc cho tương lai. Cho nên cô Kim mới xin phép quý vị mạnh thường quân chi phí cho giáo dục. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đồng cảm với cô Kim, hỗ trợ cô Kim rất nhiều. Xin hồi hướng công đức cho tất cả quý vị, nguyện cầu mọi người được thanh tịnh và trí tuệ để bước đi trên đường giải thoát.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

“Tẩm độc” cốm làng Vòng

“Tẩm độc” cốm làng Vòng
Thứ Bảy, 29/10/2011 21:42

Cốm xanh là một trong những đặc sản của Hà Nội được nhiều người yêu thích bởi hương vị hấp dẫn. Nhưng thông tin phát hiện hóa chất độc hại trong cốm làng Vòng (Hà Nội) gây lo lắng cho những người quan tâm đến món ăn đặc sản này

Bày tỏ sự bất bình về việc cốm làng Vòng nhuộm chất malachite green, PGS-TS Nguyễn Tử Cương, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Dịch vụ thủy sản Việt Nam, nói: “Hóa chất này cực độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ. Vì vậy, nó đã bị cấm sử dụng và được kiểm tra nghiêm ngặt về dư lượng có trong thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới”.

Chất cực độc gây ung thư

Với 2 mẫu cốm đã được xét nghiệm, ông Nguyễn Tử Cương cho biết thêm: Hàm lượng malachite green phân tích được trong 2  mẫu cốm là 5,9 mg/kg và 1,5 mg/kg, tức là đã ở mức cực độc, cao gấp hàng chục ngàn lần giới hạn cho phép ở một số nước châu Âu. Nếu sử dụng thường xuyên, chất độc này sẽ tác động xấu tới sức khỏe con người. 

Theo ông Nguyễn Tử Cương, trước đây, khi phát hiện khả năng kháng khuẩn cực mạnh của hóa chất này, người ta thường sử dụng nó để trị các bệnh ngoài da: nấm, lở loét cho cả người và gia súc, gia cầm. Đặc biệt, những người nuôi trồng thủy sản thường dùng malachite green xử lý nước, phòng trị các bệnh nấm ngoài da và ký sinh trùng cho cá.

Tuy nhiên, từ năm 2003, Liên hiệp châu Âu đã cấm sử dụng và tại Việt Nam, chất này đã bị đưa vào danh mục hóa chất, kháng sinh bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản do gây nguy hiểm đối với sức khỏe người sử dụng như có thể gây rối loạn chuyển hóa, tổn thương chức năng gan, thận...
“Hiện hóa chất này chỉ được dùng trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dệt vải với vai trò là thuốc nhuộm” - ông Cương khẳng định.

Khó phân biệt

Phân tích lý do người kinh doanh sử dụng hóa chất cấm tạo màu cho cốm, PGS-TS Phạm Công Thành, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), cho rằng bản thân cốm không thể có màu xanh đậm như mọi người thường nghĩ. Để sản phẩm bắt mắt hơn, người ta thường tạo màu bằng cách dùng phụ gia thực phẩm nhân tạo hoặc màu tự nhiên.

“Với những sản phẩm sử dụng phẩm màu tự nhiên, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm. Nhưng với các loại hóa chất, nhất là hóa chất cấm, dùng ít vẫn nguy hại cho người. Ngay cả những chất nằm trong danh mục cho phép thì vẫn có liều lượng, hàm lượng theo quy định chứ chưa nói gì đến những hóa chất cấm như malachite green” - ông Thành lo ngại.

Thế nhưng, làm thế nào để phân biệt loại cốm nhuộm hóa chất độc hại với sản phẩm cốm dùng màu tự nhiên, giới chuyên môn đều cho rằng rất khó. Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết chất cấm đó ở dạng bột, người sản xuất thường pha loãng với nước phun đều lên bề mặt để cốm có màu xanh đẹp và đều. Vì thế, người mua rất khó phân biệt bằng mắt thường.

Trước sự cố 2 mẫu cốm làng Vòng bị phát hiện có tẩm hóa chất độc, ông Cường cho biết đã chỉ đạo phòng y tế các địa phương chủ động kiểm tra bằng cách kiểm tra (test) nhanh để xác định định tính, trường hợp nghi ngờ có phẩm màu công nghiệp thì sẽ niêm phong sản phẩm và tiếp tục kiểm nghiệm về hóa chất độc hại.

Cốm tự nhiên không xanh

Với thâm niên hàng chục năm làm nghề cốm, bà Nguyễn Thị Rừng, ở xã Mễ Trì Thượng, huyện Từ Liêm - Hà Nội, cho biết: Thông thường, hạt cốm không thể có màu xanh đậm như mọi người vẫn gọi là “xanh cốm”. Để hạt cốm trông mềm, mượt, bắt mắt và xanh hơn, người ta thường dùng nước lọc từ lá dong riềng hoặc lá lúa non để phun lên. Cốm có màu vàng xanh thường là loại cốm tự nhiên, không nhuộm màu, còn cốm có màu xanh đậm thường có sử dụng phẩm màu.

Bài và ảnh: Ngọc Dung (Người Lao Động)

Giáo viên mầm non sẵn sàng... nhảy!

Thứ Bảy, 29/10/2011, 05:57 (GMT+7)
Giáo viên mầm non sẵn sàng... nhảy!

TT - Giáo viên mầm non sẵn sàng bỏ nghề đi làm tạp vụ trong nhà hàng, khách sạn, nhân viên văn phòng, bán hàng, thậm chí... tiếp thị bia, mở quán ăn đang là một thực trạng đáng buồn đối với ngành giáo dục.


 Nhiều trường mầm non công lập luôn đau đầu tìm người thay thế khi giáo viên đột ngột bỏ ngang 
Đinh Hoàng Vân (sinh năm 1987) tốt nghiệp ngành mầm non Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM cách đây hai năm. Có năng lực, vốn tiếng Anh tốt, năng động và nhiều tài lẻ, Vân không chọn trường công mà đầu quân về một trường tư thục lớn ở Q.6 với mức lương trên 3 triệu đồng/tháng cùng nhiều đãi ngộ. Sau hai năm, phát hiện mình không thể gắn bó với nghề, chị bỏ ngang và chuyển sang học văn bằng hai ngành dược với mong muốn đổi nghề.

“Dứt áo ra đi”, vì đâu?

Hàng trăm giáo viên nghỉ việc

Tại TP.HCM, năm học vừa qua có 422 cán bộ quản lý, giáo viên, bảo mẫu, nhân viên các trường mầm non công lập nghỉ việc. Trong đó có bảy cán bộ quản lý, 236 giáo viên và 179 cán bộ công nhân viên ở trường mầm non công lập xin nghỉ việc.

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, sở dĩ tình trạng thiếu cán bộ quản lý và giáo viên làm việc trong ngành mầm non cùng sự “ra đi” của hơn 400 cán bộ, giáo viên là do thu nhập thấp (tổng thu nhập 1,8-2,4 triệu đồng/người/tháng), thời gian lao động dài hơn 12 giờ/ngày (từ 6g30-18g), cường độ lao động quá tải (sĩ số cao, công việc phức tạp), hoàn cảnh gia đình khó khăn...

Vân tâm sự: “Cũng đồng lương đó, người ta làm 8 giờ/ngày, còn giáo viên mầm non phải làm 12 giờ, tối về còn chuẩn bị học cụ cho buổi dạy hôm sau. Công việc chuyên môn đòi hỏi quá nhiều, chiếm hầu hết thời gian. Tôi rất tiếc quãng thời gian mấy năm vừa rồi khi chọn không đúng nghề”.

Theo Vân, khoảng 50% bạn bè cùng lớp với chị đã chuyển sang nghề khác, nhất là những bạn đã lập gia đình thì không ai bám trụ với nghề giáo viên mầm non được nữa. Vân nói: “Những giáo viên mới ra trường như chúng tôi rất hụt hẫng vì trong quá trình thực tập, giáo sinh chỉ đứng xem là chủ yếu, còn ra trường phải đứng lớp, chịu trách nhiệm lớn với hàng chục đứa trẻ nên phải yêu nghề và lăn lộn, kiên trì lắm mới có thể trụ được”.

Trong khi đó, khá nhiều giáo viên mầm non ở trường công nghỉ việc chuyển sang làm việc tại trường tư có thu nhập cao hơn. Nhưng ngay cả ở các trường tư thục có thu nhập cao hơn trường công lập, tình trạng giáo viên bỏ ngang cũng rất phổ biến.

Một hiệu trưởng trường mầm non tư thục tại quận Tân Bình (TP.HCM) chua xót kể: “Có giáo viên của tôi bỏ ngang, đi làm nhân viên văn phòng lương 4 triệu đồng/tháng, trong khi ở trường mầm non cô được lo ăn sáng ăn trưa, nghỉ thứ bảy, chủ nhật và ngoài lương 3 triệu đồng còn có phụ cấp, phúc lợi đầy đủ. Có người đã bỏ nghề mầm non vì quá vất vả rồi chuyển sang làm tiếp thị bia cho một công ty với chỉ tiêu được giao hằng ngày hết sức căng thẳng”.

Bà Đỗ Kim Lệ, chủ Trường mầm non Thiên Thần Nhỏ (huyện Nhà Bè), khẳng định: “Nỗi lo thường trực của các trường mầm non là nguồn giáo viên không ổn định. Nhiều cô được trường cử đi học nâng cao nhưng học xong lại chuyển sang trường khác có thu nhập cao hơn. Số giáo viên ở trường thay đổi hằng năm và suốt năm năm qua chỉ có một giáo viên và hai bảo mẫu là vẫn làm việc ở trường kể từ ngày thành lập. Còn lại có những giáo viên làm vài tháng đã đi”. Ở trường này khi có giáo viên đột ngột nghỉ việc, hiệu trưởng, hiệu phó cũng phải đứng lớp trong khi chờ tuyển người mới.

Hiệu trưởng kêu trời

Ông Ngô Ngọc Luyến, chủ hệ thống Trường mầm non Nam Mỹ (Q.7), cho biết số giáo viên xin nghỉ, xin chuyển đi trong hệ thống này thường chiếm tới 40% số giáo viên được tuyển dụng, trong đó khoảng 10% chuyển hẳn sang ngành nghề khác. Nguyên nhân nghỉ việc mà ban giám hiệu nhận được rất phong phú: về quê lấy chồng, chuyển nghề khác thu nhập cao hơn, cảm thấy không thích hợp với nghề...

Trong khi đó, “ngày càng nhiều trường tư thục mở ra nên nhu cầu nhân sự rất lớn. Có trường phải nhờ “cò” về các tỉnh kiếm giáo viên, bảo mẫu” - một hiệu trưởng trường mầm non tư thục cho biết. Theo hiệu trưởng này, có giáo viên gọi điện vào số của hiệu trưởng để hỏi vì sao nộp hồ sơ gần hai tháng mà trường vẫn chưa tuyển dụng và dọa kiện nhà trường, có cô nghỉ ngang nhưng vẫn dọa kiện nếu trường không giải quyết chế độ bảo hiểm trong một tuần.

Trước thực tế này, một cán bộ phụ trách mầm non ở Phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp, từng nhiều năm làm hiệu trưởng trường mầm non công lập, chia sẻ: “Phải dùng tình cảm để giữ giáo viên, thông cảm, chia sẻ với họ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ thì công việc mới bền. Nếu không có niềm tin ở ban giám hiệu, giáo viên dễ nhảy sang những nơi lương cao hơn. Công việc vất vả, cực nhọc nên họ cũng mong mỏi quyền lợi và sự động viên. Theo kinh nghiệm của tôi, không chỉ là lương mà giáo viên thường bỏ đi khi không được chia sẻ”.

Hiệu trưởng một trường mầm non khác cũng thừa nhận: “Sự quan tâm, chia sẻ lúc khó khăn tuy nhỏ nhưng tiền bạc không thể nào sánh được. Có nhiều giáo viên rất giỏi, vừa giỏi chuyên môn, nhạc họa và tiếng Anh trôi chảy, nhận được nhiều lời mời với mức lương hấp dẫn từ trường khác, nhưng vẫn không bỏ học sinh nếu họ tin tưởng và quý mến nhà trường, đồng nghiệp”.

LƯU TRANG (Tuổi Trẻ)

Lương Giáo Viên
29/10/2011 9:37:14 CH
Không chỉ GV mầm non chịu nhiều áp lực của công việc mà ngay GV dạy THPT cũng vậy. Có rất nhiều việc mà bộ giáo dục yêu cầu GV phải làm trong khi lương thì vài đồng chả đủ sống, thử hỏi ai dám gắn bó với một nghề mà không nuôi sống nổi bản thân. Trong thời gian sắp tới nếu cơ chế không thay đổi thì sẽ tới GV THPT nghỉ dạy hàng loạt bây giờ. NGUYỄN TUẤN PHONG

Chắc cho vợ bỏ nghề.
29/10/2011 8:36:35 CH
Vợ tôi trước đây cũng làm GVMN, vừa nghỉ sinh em bé xong giờ tính đi dạy lại. Tình hình thế này chắc để vợ ở nhà giử con khỏe hơn hoặc làm việc khác nhàn hơn. VĂN TRUNG

Nghề cao quý
29/10/2011 8:01:23 CH
Đúng là nghề giáo là nghề cao quý trong những nghề cao quý.Lương tháng không bằng tâm.Vâng tôi là một thầy giáo sống nơi đầu biên giới cuộc sống rất khó khăn, nhưng thương những HS nghèo mà đeo bám 21 năm. Nhiều lần suy nghĩ muốn tìm công việc mới cho đở vất vả,cũng vì các em thôi thì...Ngành giáo dục hiện nay nhiều công việc dồn hết cho giáo viên nào là BVMT, KNS, TKNL... không lẽ ngày sưa chúng tôi không dược học chắc là không biết sao?Tôi nghĩ vài năm nữa bộ não của trẻ sẽ to gấp rưỡi bây giờ (như người ngoài hánh tinh) vậy mới đủ chứa lượng kiến thức.

Trong khi đó đồng lương chạy bước đuổi với vật giá....Còn nữa ngành yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vậy mà mỗi tháng nhận giấy bút soạn bài tới 5000đồng. Còn ai có công tác 20 năm nhận kỉ niệm chương tới 200.000đồng còn thua xa một đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A cấp huyện chỉ nghiên cứu vái ngày.

Vậy thử hỏi có vô lí không? Mấy mươi năm cống hiến lại thua một đứa HS bỏ học lớp 5 ngày nào, giờ em làm tại công ty TPHCM mỗi tháng gần 10 triệu chưa kể tiền thưởng cuối năm. Buồn thật thôi thì...... NGUYEN VAN DAC

Rất cực và rất khổ
29/10/2011 7:38:49 CH
Em tôi là GVMN ra trường được 2 năm hiện đang giảng dạy tại trường nông thôn.buổi sáng 6h30 phải có mặt ở trường về tới nhà lúc 18h.cơm nước, giặt giũ đến 19h30, bắt tay vào soạn giáo án, làm dụng cụ cho tiết dạy ngày mai đến 24h khuya.( hôm nào có thanh tra thì khỏi ngủ)

Xin nói thêm để có vật liệu làm dụng cụ em tôi phải bỏ tiền túi ra mua, lương 1 triệu rưõi/tháng.Tiền xăng, tiền mua nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi cho cháu còn lại bao nhiêu? Câu trả lời xin dành cho Bộ giáo dục. HUY BINH

Hãy bắt đầu thay đổi tư duy!
29/10/2011 7:09:25 CH
GV không phải không yêu nghề nhưng với đồng lương không đủ nuôi sống bản thân mình thì họ phải làm gì? Tôi không trách những người bỏ ngành vì họ còn phải lo cho bản thân và gia đình mình. Nên có một quy định riêng về lương của GV.

Hiện nay, từ mẫu giáo đến ĐH lương của GV không tương xứng với những gì họ bỏ công sức ra (Đặc biệt là ĐH). Chúng ta luôn đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu trong khi GV không thể sống bằng nghề của mình thì ta nên xem lại GD đã được đặt lên vị trí hàng đầu chưa. Chuyện này cứ nhắc đi nhắc lại nhưng Bộ GD không có sự tác động đến hay là chúng ta đợi khi nào cả nước không còn ai theo ngành GD nữa thì mới thay đổi. Hãy bỏ quan điểm nhà giáo phải hy sinh vì sự nghiệp giáo dục và sống nghèo mới thanh cao. Điều đó đúng nhưng hiện nay đây là sự không công bằng. Họ đang sống dưới cả cái nghèo và không lo nổi cho bản thân họ chứ đừng nói đến chuyện lập gia đình. ĐỨC TÀI

Tình hình chung
29/10/2011 5:57:27 CH
Không chỉ riêng giáoviên mầm non lương thấp mà cực, bản thân hai vợ chồng tôi cũng là giáo viên THPT nhưng thu nhập cũng bèo lắm, hai người không tới 5 triệu trên 1 tháng, với chí phí đắt đỏ hiện nay thì hai vợ chồng một đứa con số tiền đó không đủ để trang trải, trước đây lúc tôi mới ra trường hệ số chưa lên, lương cũng vậy mà một tháng lương của tôi vẫn mua hơn một chỉ vàng. Bây giờ lương và hệ số tôi đều lên cộng thêm lương vợ tôi nữa mua cũng được hơn 1 chỉ vàng…. Khổ lắm giáo viên. MINH HIỆP

Giáo viên Mầm non
29/10/2011 5:34:00 CH
Tôi cũng đồng ý với là giáo viên mầm non vất vả mà lương thấp. Nhưng chỉ ở các địa phương thôi, đặc biệt là vùng nông thôn. Còn ở thành phố thì khác, chẳng hạn ở Hà nội mỗi cháu đi học mầm non học phí mỗi tháng 2 -3 triệu đồng chưa tính đến khoản phong bì của phụ huynh. Vậy tiền đi đâu ? NGUYỄN PHÚC LỢI

Nỗi khổ giáo viên mầm non
29/10/2011 4:51:09 CH
Thật sự nếu tôi có thể kiếm được việc khác cho dù là lương thấp hơn tôi sẽ cho vợ  nghỈ ngay vì ngành này quá khổ, giáo viên mầm non phải kiêm quá nhiều thứ NGUYỄN HOÀNG SƠN

Vợ tôi là GVMN
29/10/2011 11:35:24 SA
Tôi thấy nghề GVMN rất cực, vợ tôi trước 6g sáng là đã đi làm, không khi nào về trước 18g chiều . Đêm nào cũng thức soạn bài, làm giáo cụ.Những lúc trường có đoàn thanh tra kiểm tra về thì coi như đêm hôm ấy vợ tôi không ngủ.Lương 1 tháng được 2,2 triệu.Ngán ngẩm! PHÚC