Tìm kiếm Blog này
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012
Clip Lớp Giáo lý Tô tượng & Học may 13-05-2012 & 03-06-2012
Ảnh Lớp Giáo lý Tô tượng & Học may 13-05-2012 & 03-06-2012
Thỉnh thầy!
Thỉnh thầy!
Trúc Đào
Vào một buổi trưa, khoảng 11 giờ, thầy P.T. trụ trì
chùa V.P. (quận Ô Môn, TP Cần Thơ), sau
khi dùng cơm ngọ xong, ngồi uống nước trà thì có tiếng điện thoại reo.
Thầy nghe bên kia có tiếng nói: “Bạch thầy, con là phật tử P.L. ở quận Ninh Kiều,
xin nhờ thầy giúp một việc”.
Thầy
trụ trì hỏi: “Con muốn giúp việc gì, cứ nói”. “Phật tử” P.L. nói có vẻ bức
xúc:”Bạch thầy, nhạc mẫu con lớn tuổi bệnh nặng vừa mất ở bệnh viện. Hiện gia
đình đưa về nhà ở phường Xuân Khánh, quận
Ninh Kiều, gia đình xin thỉnh thầy đến giúp các nghi thức, bắt
đầu từ 15 đến 16 giờ chiều, sau đó là mấy ngày tụng kinh cầu siêu cho bà cụ. Do
chùa V.P. là nơi các ngày rằm, lễ vía,
bà cụ lúc còn khỏe và gia đình thường đến chùa cúng lễ và rất quý
công đức của thầy nên...”
Thầy
P.T. từ tốn nói: “Vậy ý phật tử cho biết chừng nào đi được để chùa sắp xếp công
việc, chứ lúc rày chuẩn bị vào mùa an cư kiết hạ, đến rằm tháng tư là vào mùa rồi, gia đình
phật tử có duyên nên còn kịp”. “Dạ! Chừng một tiếng nửa con đến chùa thỉnh thầy,
thay mặt gia đình cảm ơn công đức thầy
trước” - phật tử P.L. lễ phép nói. Thầy P.T. cho biết sẽ chờ tại chùa.
Khoảng 12 giờ, một chiếc taxi chạy vào chùa V.P. dừng lại
trên sân. Mở cửa xe bước xuống là một thanh niên ăn mặc gọn gàng đi vào phòng
tiếp khách, gặp thầy P.T. chắp hai tay xá chào. Thầy P.T. rót trà mời khách, điềm
đạm nói: “Thầy tính đi bằng xe gắn máy, phật tử rước bằng taxi chi cho tốn tiền”.
“Phật tử” đáp: “Đường cũng xa, thầy lớn tuổi đi honda mệt lắm”. Uống xong tách
nước trà, thầy P.T. quàng tay nải đựng kinh kệ, chuông mõ và thúc “phật tử” lên
đường, cho kịp giờ “nhập mạch” bà cụ.
Chiếc
taxi bon bon trên đường hơn nửa giờ đến đường Mậu Thân vào phường Xuân Khánh thì “phật tử” P.L. bảo bác tài
đến chợ Xuân Khánh để mua hoa quả, nhang đèn, trà bánh đem về làm đám. Taxi dừng
lại sát lề đường bên hông chợ, “phật tử” P.L. xuống xe và nhờ thầy trụ trì cùng
đi vào chợ do thầy biết cần phải mua những món gì cho đúng lễ.
Dưới
sự hướng dẫn của thầy P.T., “phật tử” P.L. mua mấy bó hoa tươi, mấy chục ký
trái cây đủ loại rồi bánh ngọt, trà, nhang được các quầy lỉnh kỉnh mang ra chất
lên taxi. Sau khi đồ đạc được tài xế sắp xếp gọn gàng, thầy P.T. lên xe, còn
“phật tử” P.L. nói đi vào trả tiền cho các quầy.
Chừng
15 phút sau, “phật tử” P.L. trở ra lễ phép cho thầy trụ trì biết mua đồ đến 1,8
triệu, do gấp rút quá chỉ mang theo hơn 1 triệu, còn thiếu 800 ngàn đồng kính
nhờ thầy cho mượn đỡ trả tiền hoa quả, về đến nhà sẽ hoàn lại. Thầy P.T. thấy tấm
lòng của phật tử hết lòng chăm lo hậu sự cho mẹ vợ và nghĩ rằng chỗ quen biết của
gia đình nên không ngần ngại lấy ra xấp tiền đếm đủ 800 ngàn đồng đưa cho.
“Phật
tử” P.L. quay trở vào chợ thì có tiếng điện thoại di động reo, “phật tử” P.L.
nói đâu vài tiếng thì “tắt ngúm”, lộ vẻ bực dọc quay trở lại xe nhờ thầy trụ
trì cho mượn điện thoại gọi về
nhà và “phật tử” P.L. mở máy vừa đi vào chợ vừa nói chuyện, hòa
vào dòng người đi chợ rồi lẩn khuất.
Ở ngoài xe, thầy P.T. ngồi chờ hơn 15 phút. Anh tài xế sốt
ruột: “Thầy ơi, sao phật tử thầy đi đâu lâu quá?” Thầy P.T. bừng tỉnh: “Ồ! Sao
lâu quá, để thầy xuống xem”. Thầy P.T. đi vào trong chợ hỏi các quầy sạp bán
hàng có thấy phật tử mua hàng đến đây trả tiền chưa. Các chủ quầy sạp giật mình
cho biết, phật tử đi cùng thầy bảo một lát thầy vào trả tiền.
Thầy
P.T. chưng hửng nói: “Phật tử
nói trả thiếu tiền nên hỏi mượn thầy 800 ngàn đồng đem vào trả cho đủ”. Các chủ
quầy sạp lắc đầu cho biết anh ta chưa trả đồng nào” vậy chắc thầy bị gạt rồi,
nhưng đồ đạc còn để ngoài xe hả thầy?” Thế là các chủ quầy nhanh nhảu
ra taxi lấy đồ đạc của mình về. Chỉ có thầy trụ trì mất 800 ngàn đồng và chiếc
điện thoại di động giá trị hơn một triệu đồng. Anh tài xế taxi thì mất mấy trăm
ngàn đồng tiền cước của lộ trình đi về hơn 50 cây số. (Theo phattuvietnam.net)
Cô Kim: Bọn xấu lừa đảo cả chư tăng. Nhiều
vụ vào chùa trộm cắp tượng Phật, chuông mõ, tài sản. Thậm chí giả danh tu hành
vào chùa xin ở nhờ, một thời gian sau gạt tiền của thầy. Hoặc vào chùa pha nước
mời sư bà uống, trong đó có thuốc mê, rồi lấy tiền xây chùa đi luôn.
BÁO CÁO QUỸ TỪ THIỆN VÀ HOẰNG PHÁP Lần 34 từ ngày 1-5-2012 đến 9-6-2012
BÁO CÁO
QUỸ TỪ THIỆN VÀ HOẰNG PHÁP
Lần 34 từ
ngày 1-5-2012 đến 9-6-2012
1-Số tiền
vận động:
SỐ TT
|
NGƯỜI THAM GIA
|
SỐ TIỀN
|
TỒN QUỸ
|
TỒN QUỸ lần 33
|
15.310.000đ
|
||
1
|
Cô Phụng (Úc) gởi 300$ gồm
Lon tiền shop cô Ngọc 120$ Cô Phương 70$ Cô Liêm 10$ Cô Cúc 50$ Cô Phụng 50$ |
6.180.000đ
|
|
CHI PHÍ
|
|||
1
|
Mua sách thư viện lưu động
|
1.250.000đ
|
|
2
|
Photo 400 cuốn tài liệu học cho các lớp Phật pháp thiếu
nhi
|
1.200.000đ
|
|
3
|
Mua 100 hộp bút tô màu, 160 bóp đựng viết, 300 bút bi, 200
thước, 57 cặp nhỏ
|
5.130.000đ
|
|
TỔNG CHI
|
7.580.000đ
|
||
TỒN QUỸ lần 34
|
13.910.000đ
|
2-Nội
dung:
Các em học sinh đã nghỉ hè nên rất nhiều
chùa mở lớp Phật học thiếu nhi. Cô Kim đã hỗ trợ sách vở tài liệu và quà thưởng
là dụng cụ học tập, khi khai trường các em sử dụng luôn. Đặc biệt nhiều chùa ở
miền Bắc vừa khởi xướng phong trào học Phật, chúng ta càng nên ủng hộ.
Lần này đặc biệt nhất là chùa An Đức (Hải
Dương) do sư cô Quang Khiết từ miền Nam phát tâm ra trụ trì. Sư cô kể nơi đó
còn cúng chùa bằng rượu thịt, còn đốt vàng mã, trẻ em không đến chùa, và nhiều
tập tục khác rất lạc hậu, hầu như chẳng biết gì Phật pháp. Chùa thì nhỏ xíu, chỉ
vài gian, bề ngang 3m, bề dài 10m, bản thân sư cô phải ở trong gian phòng chỉ
2m2. Hai năm sư cô chịu khó
khăn vất vả, bây giờ mọi người đã tiến bộ, yêu mến sư cô. Chính quyền còn cho
phép mở khóa tu mùa hè 3 ngày cho thiếu nhi nữa, thật là đáng mừng. Quà của
FUNNY HOME gởi ra, sư cô vui quá. Sau này chúng ta sẽ hỗ trợ sư cô mở lớp Phật học
hằng tuần, để các em đến sinh hoạt thường xuyên.
Sư cô Như Hương ở Kiên Giang thì phát tâm ra
một hòn đảo nhỏ để hoằng pháp. Nơi đó thiếu bóng dáng chư tăng, thiếu cả sinh
hoạt cho thiếu nhi, mỗi lần sư cô ra thì các em xúm quanh đến chừng 50 đứa, nên
sư cô quyết tâm phải giúp các em tiếp cận Phật pháp. Nhiều tấm lòng đang rộng mở,
không ngại gian khổ, tình nguyện đến những nơi xa xôi heo hút, thật đáng khâm
phục.
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012
Sài Gòn cơm trắng...
Sài Gòn
cơm trắng...
Thứ Bảy, 02/06/2012 16:00
Chị Hương, một người bán cơm trắng nói: “Người ta bán
hàng cơm, chủ yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán
cơm chẳng bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới
ga tàu lửa này để mua cơm ăn qua ngày”.
Sài
Gòn, bề nổi là một thành phố lộng lẫy, sực mùi dầu thơm và những nhà hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn còn
đó một Sài Gòn của những người lao
động mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga.
Phố cơm
trắng
Khu vực quanh ga Sài Gòn có nhiều nhà trọ lụp xụp.
Những người từ xa xuống sân ga
thường thuê trọ để bán báo, đánh giày, bán vé số, làm công nhân. Họ còn bỡ
ngỡ, chưa dám đi đâu xa, vả lại
cuộc sống quanh nhà ga cũng không đắt đỏ như trong khu trung tâm.
Những ngóc ngách chật chội và có phần hôi hám, nhà cửa
cáu bẩn, những chung cư cũ kỹ phơi đầy quần áo cũ, lúc nào cũng nườm nượp người
lao động lấm lem. Giữa hàng vạn con người khuôn mặt nhầu nhĩ ấy, đã ra
đời phố bán "cơm không" mà người Sài Gòn gọi là phố cơm trắng quanh nhà ga xe lửa.
Mỗi người bán cơm trắng có dăm bảy cái nồi, mỗi nồi nấu
được gần yến gạo. Họ không bán thức ăn, chỉ vài hàng có bán thêm dưa hành, nước
mắm, nước tương. Cơm và dưa món để trong bao ni lông. Cơm tính theo cân, người
ta cũng thường gọi là “cơm ký”.
Chị
Hồng, một người bán cơm trắng 12 năm
nay, cho biết vợ chồng chị thay nhau nấu cơm bán. Mỗi cân cơm chỉ lãi được
500 – 1.000 đồng nên không đủ tiền thuê nhân công: “Chúng tôi chỉ lấy công làm
lãi. Bán cơm giá cao chút lập tức
người ta không mua nữa. Công nhân nghèo lấy tiền đâu mà mua”.
Khách
hàng của cơm trắng khá đa dạng
Mỗi ngày chị Hồng dậy từ 4 giờ sáng, nấu cơm bán đến gần
9 giờ đêm. Cứ mỗi cân gạo nấu được hai cân cơm. Chị nói: “Gạo ngon mọi người
thường ăn giá 18.000- 20.000 đồng/kg, gạo chúng em nấu bán ở đây chỉ 12.000 đồng/kg.
Dân cần ăn no chứ chưa cần ăn ngon”.
Một cân cơm bán giá 8.000 đồng, đủ cho ba công nhân ăn.
Tính ra mỗi bữa một người chỉ phải bỏ ra 2.700 đồng. “Một ly trà đá giờ đã
2.000 đồng” - chị Hồng nói. Một ngày chị Hồng bán khoảng 450 kg cơm trắng.
Chị Hương, một người bán cơm trắng khác nói: “Người ta
bán hàng cơm, chủ yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các
quán cơm chẳng bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới
ga tàu lửa này để mua cơm ăn qua ngày”.
Ông
Sáu chạy xích lô. Khi nào đói và rảnh khách lại tạt vào mua 3.000 đồng cơm trắng
buộc vào xe. Ông có hai chai nước lớn
lấy từ vòi,
khát thì cúi xuống mà uống. Ông Long chạy xe ôm, chiều tối ghé mua vài lạng cơm, giữ nó như giữ bảo bối vậy. Cầm bịch cơm trắng nom
ông cười thật hiền.
Chị Hương nói với tôi: “Khách mua đủ lứa tuổi. Trẻ em
đánh giày, phụ nữ bán báo, người già bán vé số”. Chị nói: “Lắm người chỉ mua
vài ngàn, nhưng vẫn bán. Cơm cháy thường để cho mấy người neo đơn, nghèo khổ. Lắm
khi thấy tội quá, không nỡ lấy tiền”.
Thùy, sinh viên một trường cao đẳng nói: “Chúng em ba đứa
thuê một phòng, tháng mất tám trăm ngàn. Phòng trọ nhỏ, chủ không
cho nấu cơm vì sợ
cháy nhà. Ăn cơm hàng thì đắt đỏ lắm, mà không no, nên mỗi bữa lại ra đây mua một
cân cơm trắng”.
Quanh
ga tàu có tới cả chục quán cơm bụi.
Nhưng giờ giá thuê mặt bằng tăng, giá điện nước, gạo, thịt rau đều tăng, giá
cơm bụi tăng liên tục. “Cơm rẻ nhất cũng phải 20.000 đồng một suất. Nếu cả ba đứa
đi ăn thì
mất 60.000 đồng”.
Hỏi
ăn cơm trắng hoài sao nuốt nổi và sức đâu học hành? Thùy nói: “Chúng em mua
thêm trứng luộc”.

Hàng bán bữa được bữa mất. Họ từ miền Trung vào, thuê nhà
trọ gần Bệnh viện Da liễu. Đói thì mua cơm, ngồi gốc cây chia nhau mà ăn. Lắm khi trời nắng nuốt
không nổi. Một chị bán hàng rong nói: “Muốn ăn cơm ngon thì chờ
đến Tết về quê”.
Tìm nguồn sống
Trời
nắng, xe cộ, bụi bặm, tiếng còi tàu rắt réo. H., một học viên theo học nghề điện,
ngồi đạp xe lăn đi tìm mua cơm trắng.
H. nói: “Chi phí học hành đắt đỏ lắm, em phải tiết kiệm để đỡ cho gia đình”.
H. không chỉ mua cơm cho mình
mà còn mua cho nhiều bạn khác.
Nhìn cảnh người ngồi xe lăn, len lỏi giữa phố xá đầy bụi bặm và xe cộ
nơi ga tàu, mới biết người ta cần cơm trắng đến như thế nào.
Anh Thời, công nhân một nhà máy cách phố cơm trắng hàng
cây số nói: “Ngày nào cũng như ngày nào, tôi đều mua cơm ở đây ăn. Đồng tiền
trượt giá, gạo thịt đều tăng, giá thuê nhà tăng. Phải sống như thế này, cầm cự,
chứ còn
biết làm sao bây giờ? Có cái bỏ vào miệng là tốt rồi, cầu gì ăn ngon”.
Anh
mua hai ngàn đồng tiền cơm cộng thêm ba ngàn dưa món: “Muốn đổi khẩu vị thì
mua mấy ngàn đậu phụ chấm với nước tương”.
Ngồi
bên vệ đường cùng phố cơm trắng, tôi mới
phát hiện ra phần lớn những khách hàng phố này đều độ tuổi thanh thiếu niên,
sinh viên, người lao động trẻ. Họ đều đang tuổi ăn, tuổi lớn, độ tuổi lao động
quan trọng nhất của xã hội. Đa phần khách mua cơm trắng đều gày
gò, xanh xao, có người tay run, giọng
nói phều phào.
Chị Hồng nói: “Không ít người là khách quen của chúng tôi
đến cả chục năm ròng. Nghĩ mà thương”.
Phố Nguyễn Thông nằm sát cổng ga Sài Gòn
có lẽ là một bức tranh tương phản
của cuộc đời hôm nay. Phố này nổi tiếng bán rượu Tây với hàng chục tiệm rượu.
Những chai rượu được thiết kế cầu kỳ, rượu ngâm với sâm Cao Ly, rượu lâu năm đến
từ các nước… có giá vài triệu đồng, thậm chí có chai mấy chục triệu đồng. Nhưng
cũng ở phố Nguyễn Thông, nơi cuối con phố giáp với ga tàu, những ngõ nhỏ
tối tăm và những hàng cơm trắng bày bán
trên vỉa hè, nườm nượp các vị khách.
Quan sát hơn 20 người mua cơm trắng tại quán này, tôi thấy
tất cả họ đều chỉ có một nhu cầu: “Bán cho tôi cơm thường”. Người đàn bà bán
báo mua 3.000 đồng cơm thường ấy. Chị cầm chặt nắm cơm trong tay, như sợ sẽ
đánh rơi một vật quý giá.
Chị
Loan, người bán báo đi dép lê, cầm
trên tay những tờ báo in đậm dòng tít nói về các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ ném hàng ngàn tỷ đồng xuống sông xuống
biển, những tòa nhà con em quan chức tỉnh nọ lên đến hàng trăm tỷ được
xây dựng chỉ để cho họ hưởng lạc… Người đàn bà bán báo dạo ghé vào mua cơm trắng, ánh mắt chị buồn hiu hắt.
Theo Trần Nguyễn Anh (TPO) (Người Lao động)
Có 47 ý kiến
Nghoa 02/06/2012 11:12
Tôi
rất xúc động và rơi nước mắt khi đọc xong
bài báo nầy. Vâng! còn rất nhiều-rất nhiều người cần cơm trắng như thế và tôi cũng rất yêu quý họ.
Họ chính là những người ĂN ĐẺ SỐNG chứ
không phải SỐNG ĐỂ ĂN. Và chính họ cũng là những người đóng góp công sức không
nhỏ cho xã hội, họ rất đáng được kính trọng.
Nguyễn Tấn Phát 02/06/2012
12:58
Cảm
động từ tận đáy lòng, bài báo giàu cảm xúc thật. Tôi thật sự xúc động.
le minh tuan 02/06/2012
13:07
Có gì đâu nhỉ ! Cuộc sống nhiều khi với tô cơm trắng mà sống tốt là được rồi. Về
mua bó rau là xong, đỡ bệnh. Bình thường
thôi.
NT
02/06/2012 13:19
Đúng vậy, tôi cũng rất xúc động khi đọc bài báo này. Lại
chạnh lòng
khi thấy cảnh những người giầu có vào những
nhà hàng sang trọng, gọi món đắt tiền thừa mứa ăn không hết bỏ đi, các người hãy đọc
những bài báo như thế này để thấy được ở
đâu đó còn
rất nhiều người nghèo khổ. Tôi rất
tâm đắc đoạn kết của bài viết!
Tài
Lanh 02/06/2012
14:37
Báo đã giới thiệu một địa chỉ để những người
cùng khổ tìm đến trong lúc thời buổi đồng lương ngày càng teo. Tôi cũng ở gần
nhưng thú thật đâu có biết chổ này nếu
không được báo giới thiệu. xin cám ơn báo
Hungsg 02/06/2012 14:39
hỡi những người đã từng ăn 1 bát phở bò kobe
(bò kobe giả) gần 1 triệu đồng 1 bát hãy đọc những bài báo như vậy mới biết trân trọng cuộc đời đã
cho ta những gì và sẽ lấy lại như thế
nào.
Trương
Đình Khang 02/06/2012
14:40
Đọc
xong bài viết tôi thật sự ngẹn ngào, xúc động và xen lẫn sự căm phẫn...cảm ơn
những nhà báo có tâm như thế! Các bạn hãy
viết nhiều về những trường hợp như thế để
đánh thức lương tâm của con người trước khó khăn của đồng loại
Trần
Văn 02/06/2012 14:48
Thật là vất vả cho một kiếp người! Nhưng cuộc sống của họ
thật đáng trân trọng. Những gì mà họ hằng mơ ước cho một sự đổi đời sau mấy chục năm qua đã được
chứng minh chỉ là lý thuyết. Đây mới là hình ảnh của tầng lớp nghèo ở thành thị,
còn ở nông thôn, vùng sâu vùng xa thì cảnh nghèo đôi khi còn xót xa hơn. Ước gì khoảng vài ngàn tỉ mà các tập đoàn làm
ăn thua lỗ (hay đã lọt vào túi quan tham) nằm trong tờ báo mà chị Loan đang cầm,
rơi lên đời họ thì phận người đã đỡ
khổ hơn!
Trung Nhân 02/06/2012
15:08
Đọc xong bài
báo này,
tôi cảm thấy mình
bị "nhặm"mắt...!
Anh Khoa 02/06/2012
16:55
Một
cân cơm bán giá 8.000 đồng, đủ cho ba công nhân ăn. Sắp tới nếu phải đóng phí
giao thông và phí hạn chế lưu
thông một năm thì bằng bao nhiêu cân cơm, bao nhiêu bữa ăn của người nghèo nhỉ? Ở trên cao Trời
có thấu cho chăng?
Hulk 02/06/2012 16:58
Khi gặp những người bán hàng dạo, đặc biệt có những người
bế theo em bé, tôi vẫn mua đồ của họ, cố tình trả nhiều tiền hơn và không lấy tiền trả lại. Những đồng tiền của họ kiếm
được tuy rất ít, nhưng đó là những đồng tiền sạch sẽ. Tuy họ lam lũ nhưng họ
đáng tôn trọng và đáng quý trọng hơn rất nhiều kẻ khác.
thay
hai 02/06/2012 17:01
cuộc đời mà, có người giàu và cũng có người nghèo. Tại
sao chỉ có ga Hòa Hưng mới bán cơm trắng? Trong khi rất nhiều chỗ trong thành phố này tập
trung rất đông người lao động.
Lan Quỳnh 02/06/2012 17:02
Đọc mà rơi nước mắt.Người nghèo mỗi bữa có 3000 cơm trắng
trong khi các tập đoàn vứt đi hàng trăm tỷ !
LAH 02/06/2012 17:06
Dân chúng ta nhiều người vẫn chạy ăn từng bữa, đắp đổi sống
qua ngày, trong khi quan chức nhà nước thì tham nhũng tiền nghìn tỉ,
xây dinh thự mua xe sang. Không biết bao giờ cái cảnh bất công này mới chấm dứt
?
Kimchung 02/06/2012
17:19
Những
buổi sáng cha đi đến bến tàu Chờ hàng đổ xuống vác cho mau Những bao hàng nặng
không bằng thuế Cha vác bao giờ hết khổ đau? Mười lăm năm mồ hôi thấm trên những
bến tàu Trên bến phà, trên công trường và
trong xưởng máy Đời công nhân thợ thuyền vẫn khổ Mùa xuân đến cơm không đủ ăn
Mùa đông sang áo không đủ mặc Dòng nước đen hững hờ trôi Tìm đâu ánh sáng cuộc đời
Trong xóm nghèo lao động xơ xác Đường tối tăm quanh năm bùn lầy ……. Bài hát Người cha bến tàu – Nhạc sĩ Trần Long Ẩn sáng tác từ năm
1970 theo ý thơ Võ
Thiền Quang. Bây giờ là năm 2012, đã qua nửa thế kỷ, hát lại, vẫn rất hợp với
tình cảnh hiện nay của nhiều công nhân Chẳng lẻ .......
Bác Sỉ xe lửa 02/06/2012
17:46
Bài
báo thật cảm động.Mong rằng cuộc sống bớt những cảnh nén tiền công xuống biển.
quan chức bớt tiệc tùng thừa mứa. thì đời sống dân nghèo cũng bớt khổ cực nhiều
lắm.
Nguyễn Minh Trí 02/06/2012
17:58
Lâu
lắm rồi mới đọc được bài báo đầy tính nhân văn. Nhờ bài này tôi mới tin xã hội
này còn nhiều điều tốt. Đoạn kết rất ấn tượng, so sánh 2 cảnh trên cùng một con
đường quá tuyệt.
Thích Câu Cá 02/06/2012
18:01
Thì
là cuộc đời, người giàu kẻ nghèo, những con người làm chính sách, làm vĩ mô, hay là đầy tớ của dân - họ
- chính họ, chắc là không có ăn cơm, chỉ ăn đồ ăn, ăn cao sơn mỹ vị, đi máy
bay, trực thăng, ngồi trên xe hơi, họ - chính họ, cũng đi từ trong nghèo khổ đi
lên, đất nước đổi mới hơn 20 năm thôi, họ giàu từ đổi mới. họ không phải không
thấy mà cố tình lẩn
tránh ánh nhìn vào tầng lớp nghèo không có cơm ăn...tôi cũng đã khóc khi đọc bài này, cám ơn tác giả.
Năm Xà
Ben 02/06/2012 19:08
Bổng nhiên muốn khóc !
Kiếp
nghèo 02/06/2012 20:21
Tôi cũng sống gần ga Hòa Hưng , lúc trước cũng là khách hàng thường xuyên của mấy
tiệm cơm trắng, nhờ có nó chúng tôi cũng được ấm lòng
khi thắt ngặt. Chúng tôi có 4 đứa, thường mua 1kg cơm ,rồi mua mấy trái dưa
leo, cộng thêm chai xì dầu là sống được nửa ngày, hôm nào có tiệc thì mua thêm
gói xôi gà là liên hoan hoành tráng. Nghĩ cũng buồn cuộc sống có người ăn không hết kẻ lần không ra, mong cuộc sống sẽ thay
đổi theo hướng tốt hơn để đừng ai còn chạy ăn từng bữa. Xem bài
báo sao thấy có bóng mình trong đó nên mắt cảm thấy cay cay !!!!!
nguyễn đôn nguyên 02/06/2012
20:30
đề
nghị làm thành phim tài liệu.
Hoang 02/06/2012 21:38
Rồi
cũng xong 1 kiếp người. Nói thì được
gì đâu. Những kẻ ăn trên ngồi tróc có bao giờ nhìn xuống những phận đời hẩm hiu
đâu. Không quyền không tiền thì nuốt nước mắt mà sống, mà nhìn lắm kẻ có quyền hưởng thụ thôi. Đời mà.
Duy 02/06/2012 21:59
Like bạn @Chung: Thích nhất câu "những bao hàng
không nặng bằng thuế" Đúng vậy, thuế tuy cao, nhưng minh bạch rõ
ràng và phục vụ lợi ích chung đất nước thì có nặng như thế nào cũng ráng gánh. Nhưng thuế nặng, trăm bề thuế
mà vào túi người khác thì cắn răng mà vác để nuốt nỗi hận vào lòng.
Bạn đọc 02/06/2012
22:03
Sài
Gòn rất nhiều công việc tốt có thu nhập ổn định hơn nhưng sao họ không làm nhỉ,
nếu thiếu việc vì lý do sức khỏe thì còn hợp lý, chứ nhiều người có sức khỏe sao lại chấp nhận thu nhập thấp đến mức
phải ăn cơm không? Ví dụ, nhu cầu người giúp việc nhà rất cao, đòi hỏi
về kỹ năng không cao lắm, chỉ cần thật thà là có việc ngay. Thu nhập từ giúp việc
nhà khá cao (3 - 5 triệu /tháng). Hy vọng góp một ý kiến giúp những người thu nhập thấp thấy được cách kiếm sống ở Sài Gòn
này.
Nguyễn Anh Tuấn 02/06/2012
22:07
Bài
viết quá hay và chân thật, tôi chưa từng
viết phản hồi cho báo nhưng bài viết này đã khiến tôi thay đổi. Hy vọng
các quan chức Vinashin, Vinalines, Petro... đọc được bài viết. Nếu ai có chút
kiến thức về kinh tế thì biết rằng các bác cũng có trách nhiệm trong việc tạo
ra những hình ảnh như thế.
long hồ 02/06/2012 22:16
Gửi bạn leminhtuan, bạn nghĩ sao khi nói thế. không biết
bạn đã
từng phải ăn cơm trắng hằng ngày để sống chưa? bạn biết cái cảm giác đó như thế
nào không? Nhiều lúc phải ráng mà nuốt, nước mắt thì rưng
rưng..."mày phải ăn no để làm việc kiếm tiền để sống"...
Phạm
Duy Thanh 02/06/2012 22:49
Đọc chưa hết bài viết mà mình đã thấy mũi
lòng,thấy thương cho những cuộc đời
cơ cực quá.Cuộc sống này thật lắm chuyen éo le "kẽ ăn không hết ,người lại
lần không ra".Mong rằng bài viết này sẽ đánh thức được lòng
trắc ẩn của con người, để người với
người tương thân giúp đỡ nhau nhiều hơn.Biết tiết kiêm và tránh lãng
phí,không phải có tiền thì muốn sài đồng tiền của mình phung phí..như thế nào cũng được ,mà hãy nhớ rằng "Mỗi
một hạt cơm rơi,là bao nhiêu giọt
mồ hôi đổ xuong".
GỞI
nickname BẠN ĐỌC
03/06/2012 05:57
Bạn có tâm giới thiệu việc "giúp việc nhà" thu
nhập 3-5 triệu/tháng. Nhưng xem ra bạn chưa hiểu hết xã hội.
Tôi công chức nhà nước, lương chưa đến
3.0, nghĩa là chưa được 3triệu/tháng. Tôi cũng từng thử xin đi giúp việc nhà,
mà có ai mướn đâu... Và anh chị em trong phòng tôi cũng đi mua cơm trắng,
chan chút chao, hoặc nước tương ăn với quả cà, quả dưa chuột để chiều tiếp tục làm việc đó bạn à, mà họ toàn
tốt nghiệp CĐ, ĐH đó!
Nguyễn
Đình Tào 03/06/2012
10:27
Có bạn
nào từng ăn cơm xã hội tại Sàigòn trước năm
75 không?. Các tổ chức từ thiện hiện đang cung cấp nhiều bữa cơm cho người
nghèo tại bệnh viện. Nhiều cơ sở tôn giáo cũng làm việc nầy. Những người cơ nhỡ
ở đâu cũng có và cần được giúp đỡ của cộng đồng. Nhiệm vụ Nhà nước làm sao người
nghèo ngày càng ít đi, còn người có điều kiện giàu thì biết sống có văn hóa, biết vì cộng đồng,
sống có tình người.
Hải My 03/06/2012 10:32
Đề tài thì hay, nhiều chi tiết cũng cảm động nhưng
nói thiệt là đọc không vô vì bài viết về Sài Gòn, kể chuyện dân Sài Gòn mà cách
dùng từ lại của dân Bắc. Không phải phân biệt gì nhưng từ ngữ thể hiện cái chất của từng vùng miền, đọc bài
về một vùng đất mà không tưởng tượng ra được cái vùng ấy thì đó
là lỗi người viết!
Quang
Vinh 03/06/2012 11:01
Mong BT Đinh La Thăng đọc bài này để thấy 500.000
"đâu có đáng là bao". Vì với những người một chuyến bay với người mẫu tiêu cả chục ngàn đô thì
năm trăm ngàn chẳng đáng quan tâm. Nhưng dân mình nhiều người còn nghèo lắm, mà có khi những người nghèo này đóng thuế nhiều hơn những người tiêu hàng
chục ngàn đô một đêm với người mẫu đấy. Ở nước ta nhiều người thu nhập cực cao
nhưng đóng thuế thì cực thấp, còn nhiều người thu nhập ba cọc ba đồng thì phải
đóng thuế quá nhiều. Mà chẳng ai quan tâm đến cái sự này, mặc bao nhiêu người kêu ca. Vì người có quyền đâu nằm trong cảnh khổ.
Tony 03/06/2012 11:39
Chuyện này đã xuất hiện từ rất lâu rồi,
đến ngày nay vẫn vậy, nhất là các xóm lao động nghèo trong các ngõ hẽm trong
TP. Tôi cũng là khách hàng thường
xuyên của các quán cơm trắng tương tự như vậy nên rất hiểu cuộc sống của dân
lao động nghèo mưu sinh hàng ngày vì cuộc sống, đa phần đều suy
dinh dưỡng, thiếu chất và xanh xao nhưng họ lao động kiếm tiền chính bằng mồ hôi và sức lao động của chính mình,
không tham lam, trộm cắp, sẵn sàng giúp đỡ người cùng cảnh ngộ,...nhân cách của
họ đáng được trân trọng chưa chắc những người có địa vị XH và giàu có sánh bằng
họ. Cảm ơn bài viết của Báo NLĐ
vì
đã mô tả thực trạng cuộc sống dân lao động nghèo hiện nay.
Vân 03/06/2012 11:48
Bạn
LêMinhTuấn , bạn hay ăn sơn hào hải vị , thỉnh thoảng đổi bữa bằng cơm trắng
nên thấy bình thường .Còn
người lao động nặng nhọc , ăn như vậy
làm sao tái tạo sức lao động . Bắt đầu từ hôm nay bạn thử ăn như thế trong vòng
2 ngày thôi nhé , tuy không là thuốc nhưng sẽ chữa được bệnh vô cảm đấy bạn à
Tony 03/06/2012 11:48
Hải My nói rất chính xác, mong Báo NLĐ chỉnh sửa hoặc rút
kinh nghiệm cho những Bài viết được dùng từ ngữ đúng theo phong cách và diễn đạt
của người Sài Gòn nói riêng và người Miền Nam nói chung. Trân trọng cảm ơn Quý
Báo NLĐ.
Moon 03/06/2012 13:34
lắm
khi mình cũng thật phung phí, chia sẻ cảnh ngộ.
FKGOP 03/06/2012 14:28
"....Đồng
tiền trượt giá, gạo thịt đều tăng, giá thuê nhà tăng. Phải sống như thế này, cầm
cự, chứ còn biết làm sao bây giờ?....." LẠM PHÁT !!! Mọi thứ tồi tệ đều từ
2 chữ lạm phát (CPI) mà ra!!!
Dân 03/06/2012 14:57
Tự
hào là đồng bào của những bà con này!
Nghoa 03/06/2012 19:42
Nhìn
ảnh trên: - Anh thanh niên ăn mặc lịch sự mua cơm trắng mà thấy thương. - Anh thanh niên ngồi xe lăn mua cơm trắng càng thấy
thương hơn. Cầu mong các anh sau nầy sẽ mua được cơm trắng và có cả thịt ngon,
cá ngon...
Hai Hậu 03/06/2012 20:47
Trong khi những người lao động cực khổ, họ ước ao có một
bữa ăn cho đúng nghĩa.Nhưng ước mơ vẫn chỉ là ước mơ, dù ước mơ ấy quá nhỏ
nhoi,quá đơn sơ nhưng lại vượt quá tấm tay trong đời sống.Ấy vậy mà có những
nhóm người, ăn trên ngồi trước, có địa vị và quyền lực,sống trong nhung lụa với
vật chất thừa thải, lại vô tư ăn cắp, làm thất thoát công quỹ hằng ngàn tỉ đồng
của nhà nước. Đó là những đồng thuế của người dân mà trong đó có những người phải
ăn cơm trắng để thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Sự bất công của
xã hội là vậy đó. Kẻ ăn cắp vẫn dược trọng vọng, còn người chân chính vẫn khốn cùng.
Nhân
Khánh 04/06/2012 08:41
Tôi đang sống xa quê hương. Xin tác giả bài báo
hoặc Quý vị bạn đọc, cho tôi vài số điện thoại của người bán cơm.
Hy vọng, tôi có thể làm được điều gì đó cho đồng bào mình.
Lê Dũng 04/06/2012 10:09
Thật nghẹn ngào và xúc động khi đọc những dòng
Trần Nguyễn Anh đã viết. Thực sự trân trọng những con người đó, tuy họ có nghèo nhưng họ chấp nhận sống với thành
quả lao động của mình, biết chắt chiu để gầy dựng tương lai_Họ
hơn hẳn phường sâu dân mọt nước, bọn tham quan ô lại, bọn làm giàu phi
pháp...Xin chúc họ, những người lao
động nghèo nhưng giàu nghị lực sẽ có một ngày mai tươi sáng. Họ, mãi
mãi là những tế bào tốt của xã hội.
LTD-Q3 04/06/2012
10:18
Bởi
vậy! tôi chưa tin nước mình
thoát nghèo.
10 râu 04/06/2012
12:10
Bạn
nghĩ gì khi đọc bài này và những bài viết về những người mẫu bán dâm ngàn đô ? Sự phân cấp giàu nghèo trong xã hội
quá lớn rồi.
Kyky 04/06/2012 12:46
Có
cái ăn là mừng rồi !
Tu 04/06/2012 15:43
Có một
kỷ niệm lần đi Sài Gòn lần đầu tiên tôi không quên nay đọc bài này lại thêm phần
xúc động. Năm 1985 muốn đi từ Hà Nội vào Sài Gòn ít nhất cũng phải ba ngày ba
đêm. Đi vào là một hành trình khó nhưng đi
ra cũng không dễ vì không thể mua vé một cách bình thường việc kẹt lại dài ngày là chuyện không có gì lạ.
Để khỏi hết tiền ngoài ý muốn nên tôi cũng hay chọn món cơm trắng để ăn. Chủ quán cơm chẳng phân biệt khách ăn nhiều
ăn ít khí khách gọi đồ ăn. Bà hàng cơm ý tứ gắp thêm chút bì lợn
(nem chạo)bỏ lên đĩa cơm trắng để cho cậu thanh niên người Bắc lót lòng. Tình người khi khó khăn thật không thể quên. Một nỗi xót xa khi
bạn có dịp vào bệnh viện công hay mua kem mậu dịch quốc doanh THuỷ Ta để thấy tình
người bị tiền làm tan biến.
Vớ Vẩn 04/06/2012 22:04
Cần gì phải dùng lối viết của Saigon hay Hà Nội?
Miễn sao người đọc hiểu và cảm
thông là được.! Không lẽ nếu ai đó viết về Nam Vang thì phải
dùng từ của Cam Pu Chia.??
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)