Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

NHẠC CỔ-NIỀM VUI DIỆU PHÁP

NIỀM VUI DIỆU PHÁP
Hoàng Kim
LÝ ĐẤT GIỒNG
1. Xanh đất trời, ruộng đồng tươi xanh

Hoa thắm cành dịu dàng hương thanh

Chúng con vui bước đường xa

Về thăm chùa quê nho nhỏ

Lắng nghe lời chuông nhiệm mầu

Hương trầm thơm ngát lòng xuân

Tang tính tình, là tình tính tang

Khéo khen con đấy khó tìm

Biết chăm trồng cây phước đức

Giữ gìn căn lành thiện tâm

Thương đời thương hết chúng sanh.

2. Nơi mái chùa dịu dàng pháp âm

Con lắng lòng học lời Thế Tôn

Đức Như Lai đã truyền trao

Lời kinh vàng cho con hiểu

Hướng con về nơi tốt lành

Xa đường hư ác đừng đi

Tang tính tình, là tình tính tang

Cúi xin Tam bảo hộ trì

Chúng con nguyền ghi khắc

Và làm theo lời Người khuyên

Cho đời nhân ái sáng tươi.
TAM BẢO
Hoàng Kim

LÝ ĐẤT GIỒNG

1. Con nhớ hoài bài học Quy y

Có nghĩa là trở về tựa nương

Kính vâng Tam bảo thành tâm

Là ba ngôi quý báu

Giúp con về nơi tốt lành

Không vào ngạ quỷ, súc sanh

Xa luôn đường địa ngục khổ đau

Nhớ ba ngôi báu đó là

Trước tiên thờ tôn Phật bảo

Đêm ngày tâm thành dâng hương

Trọn lòng tôn kính, nhớ ơn.

2. Pháp bảo là lời vàng Như Lai

Đã khắc vào triệu ngàn bộ kinh

Mỗi đêm con mở từng trang

Hòa theo lời chuông thánh thót

Nhắc con làm theo, sửa mình

Thiện lành muôn kiếp đừng quên

Ba nữa là thầy hiền chư tăng

Xuất gia, lập chí tu hành

Đứng ngôi là Tăng bảo

Trao truyền kinh vàng về sau

Trọn lòng giáo hóa chúng sanh.
NGŨ GIỚI
Hoàng Kim

LÝ MỸ HƯNG

1. Ầu ơ... Nghe lời Pháp âm trong lành

Con đây sáng lòng hơn

Xin về nương chốn Phật đài

Giờ đây gìn theo ngũ giới quyết lòng tiến tu

Năm điều răn Thế Tôn đã dạy con

Sát sanh thôi đừng, hãy cho người yên vui sống

Thương cả muôn loài, xin được an lành người ơi!

Giết nhau chi rồi đến phiên mình ôm quả báo

Chiến tranh tương tàn, máu lệ ướt đầm, người ơi!

2. Ầu ơ... nay điều thứ hai Phật truyền

Nhân sinh kiếp lầm than

Đi tìm cơm áo no lòng

Mồ hôi cùng pha nước mắt mới thành áo cơm

Xin lòng thương chúng sanh, cướp trộm chi

Gieo đau cho người mất gia tài bao công khó

Nhân quả cho mình sẽ khổ với nghèo về sau

Không tham lam người, sẽ mau về nơi sung sướng

Sống cảnh sang giàu, tươi đẹp muôn đời người ơi.

3. Còn đây, nghe điều thứ ba trọn lòng

Xin không vướng tà dâm

Gia đình hạnh phúc vẹn toàn

Tình yêu mình trao chung thủy suốt đời với ai

Vợ chồng xin giữ cho tiếng sạch trong

Thương nhau dù nghèo cũng không mờ câu son sắc

Đến lúc xấu già thêm vẹn nghĩa tình người ơi

Thương nhau trọn đời sẽ thêm hồng tươi đôi má

Nhân quả vẹn toàn sắc đẹp đến ngàn đời sau.

4. Giờ đây xin điều thứ tư trọn gìn

Xin không dối lừa ai

Chỉ lời uy tín, thiệt thà

Người tin vào ta sẽ gửi gắm nhiều ước mơ

Bao thành công sẽ quy hướng về ta

Xin thêm cuối cùng chớ nên rượu bia tha hóa

Mất hết tâm lành, thu hẹp trí tài, người ơi!

Xin thêm cả điều chớ nên xì ke, ma tuý

Đánh cá, bạc bài. Xin vẹn pháp lành, người ơi!
KHÚC CA BÁO HIẾU
Hoàng Kim

LÝ CON SÁO

1. Tiếng sáo đưa... sáo đưa câu hò mênh mang

Nhắc người trong chốn nhân gian

Nhớ đến ơn sinh dưỡng nhọc nhằn

Chữ hiếu phải vẹn toàn

Đầu tiên là thương yêu, kính vâng

Lấy hiếu tâm khắc ghi trong lòng con

Cha mẹ hiền hy sinh biết bao

Con lớn khôn, con vinh quang thành công.

2. Bao tháng năm... đã héo gầy mẹ cha

Tuổi già như lá thu rơi

Chỉ sống nương con trẻ cậy nhờ

Hãy về hiếu dưỡng mẹ già

Chén cơm đầy, canh rau kính dâng

Khi ốm đau thuốc thang, dìu nâng

Đừng chia phần anh em gái trai

Khi bé thơ ta đã chung vòng tay.

3. Hiếu thứ ba... xin nhớ giữ gìn tiếng thơm

Sống tròn nhân phẩm ai ơi

Bởi mẹ cha sung sướng tự hào

Khi đời khen quý con mình

Hiếu hạnh còn bền vui hơn báu châu

Con đã gieo kiếp nay và đời sau

Giàu bạc tiền mà con thơ xấu hư

Cha khổ tâm, mẹ héo hon buồn đau.

4. Hiếu thứ tư... xin hiếu đạo gìn ai ơi

Nhớ lời khuyên nhủ song thân

Phải gắng tu tích luỹ nghiệp lành

Để đừng đau khổ đọa đày

Dù con mình lo toan sướng thân

Nhưng kiếp sau chắc đâu ta được yên

Làm mọi điều cho mẹ cha tiến tu

Thế mới nên hiếu cao trong trần gian.

TAM ĐỘC
Hoàng Kim

CAO PHI

1. Con người trót sinh trong cõi đời mang nặng ba điều

Ba điều xấu hư, như ba con rắn ác lắm ai ơi

Ôm ba con rắn đâu biết nó rình cắn chết

Thiện tâm căn lành, không cho ta thoát khỏi vòng trầm luân

Phải nên canh chừng, xua ba con rắn khỏi lòng chớ quên.

2. THAM là trước tiên, con rắn này ham chuộng bao điều

Tham tiền, tham danh, tham nhan sắc, tham ngủ, tham ăn

Hao mòn thân xác vì quá mưu cầu toan tính

Lại khi mê mờ, sinh ra trộm cắp, cân lường thiếu non

Gây bao tội tình, túi tham không đáy xin người nhớ cho.

3. Nhưng mà đến SÂN, con rắn này đáng sợ hơn nhiều

Nó mà lên cơn, thì bất kể tội ác ai ơi

Tánh tình hung dữ, nổi nóng, đánh người, đốt phá

Bao nhiêu căn lành, bao nhiêu phước đức cháy liền một khi

Uổng cho bao ngày ra công tích lũy để rồi ra tro.

4. Cuối cùng đến con rắn ngu khờ nhưng độc vô cùng

Tên là SI MÊ, không nhận biết sai trái đi theo

Tin mê điều quấy, cố chấp, không thèm học hỏi

Vô minh sâu dày, cho nên không thoát luân hồi được đâu

Phải mau diệt trừ hết ba con rắn cuộc đời mới sáng tươi.
TỨ NHIẾP PHÁP
Hoàng Kim

LÝ QUA CẦU

1. Chiều nay nghe gió reo bên thềm

Ngọt ngào như pháp âm ngàn xưa, thương nhắc cho đời ta

Làm người sinh ra xin trọn tâm sống với bao người

Nguyền đem công sức đắp xây cuộc đời tươi sáng

Bốn pháp lợi tha làm theo, cho chúng sanh hòa ái vui vầy.

2. Đầu tiên, bố thí cho bạc tiền

Được cùng no ấm, thôi nghèo đau, thôi gió sương lầm than

Rồi cùng nâng niu xin vượt qua sợ hãi, ưu phiền

Rồi nhanh pháp thí giúp nhau học lời Phật pháp

Mau thoát lầm mê người ơi. Dắt tay nhau về chốn sen vàng.

3. Tình thương trong tiếng ai dịu dàng

Một lời ái ngữ bao niềm vui xoa vết thương lòng đau

Lợi hành đi theo mang tình thương đến khắp muôn người

Già nua, côi cút có nơi cậy nhờ no ấm

Trường lớp, nhà thương mọc lên. Đất mênh mông người bước an lành.

4. Cùng nhau chung sống trong một nhà

Một trường, hay lớp, hay đồng xa, công sở nơi làm ăn...

Đều là anh em, xin đồng sự giúp đỡ thuận hòa

Cùng nhau gánh vác sẻ chia, nghiệp nghề thăng tiến

Xây đắp đời vui giàu sang

Đất nước vươn mình sánh muôn người.
VÔ THƯỜNG
Hoàng Kim

LÝ CÁI MƠN

1. Chiều rơi rơi, chiều rơi hiu hắt

Tiếng sáo ai ru đưa mình lắng theo dòng châu

Tiếng chuông ngân hòa sương khói bến sông mịt mùng

Đời mong manh sao cõi lòng vấn vương

Ai thiết tha tựa nương

Ôi vô thường vẫy gọi ngàn phương.

2. Người sinh ra ngày vui có mấy

Tóc mới đang xanh, bây giờ trắng phau còn đâu

Dáng xuân xưa giờ khô héo phấn hương nhạt nhoà

Thời gian trôi đổi bằng áo cơm

Khi trắng tay nằm yên, mang xuống mồ chỉ một niềm riêng.

3. Đời mong manh người thương kẻ nhớ

Phút chốc quên nhau, vui buồn đổi thay người ơi

Chắc chi đâu mà hẹn ước thủy chung trọn đời

Ngày xênh xang áo quần ngựa xe

Nay gió sương lầm than

Sông núi còn non cạn đầy vơi.

4. Lòng bâng khuâng nhìn mây tan bóng

Biết chốn nhân gian đi về chỉ như mộng mơ

Đắm say chi mà gây oán để mang nghiệp trần

Nhẹ nhàng buông, cõi lòng thảnh thơi

Trao hết cho quần sanh

Mau bước về chín bậc đài sen.

KINH PHÁP CÚ – Kệ số 354

Pháp thí thắng mọi thí

Pháp vị thắng mọi vị

Pháp hỷ thắng mọi hỷ

Ái diệt thắng mọi khổ.

Nghĩa:

Bố thí pháp là cao nhất trong các sự bố thí

Hương vị của giáo pháp ngon hơn tất cả hương vị

Niềm vui trong giáo pháp thắng tất cả mọi niềm vui

Diệt trừ lòng tham ái sẽ thắng mọi khổ đau
.

Ca khúc PHÁP HỶ sau đây được lấy cảm hứng từ bài kệ này:
PHÁP HỶ
Hoàng Kim

SÂM THƯƠNG

Giáo pháp ôi thâm sâu

Là niềm vui hơn niềm vui nhân thế

Bố thí cho nhân sinh

Là quà hơn nhiều châu báu nhân gian

Và ngọt ngào hương thơm

Lời Như Lai thấm trong tim mình

Lòng diệt trừ ham mê

Đời ta nay khổ đau xa lìa.

Bài kệ của Ô Sào thiền sư trả lời nhà thơ Bạch Cư Dị về đại ý Phật pháp (trích từ kinh Niết-bàn)

Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành.

Tự tịnh kỳ ý,

Thị chư Phật giáo.

Nghĩa:

Đừng làm những việc ác,

Làm tất cả hạnh lành.

Giữ tâm ý trong sạch

Là lời chư Phật dạy.


Ca khúc LỜI PHẬT DẠY sau đây được lấy cảm hứng từ bài kệ này:
LỜI PHẬT DẠY
Hoàng Kim

LÝ QUA CẦU

Người ơi, xin nhớ cho một lời

Mọi điều xấu ác xin đừng vương, xa lánh ngay người ơi

Làm điều hiền lương xin tận tâm gắng sức đêm ngày

Gìn cho tâm trí sáng trong, dịu dàng, yên tĩnh

Đây chính lời chư Phật khuyên

Cho chúng sanh về chốn an lành.
LỤC HÒA
Hoàng Kim

LÝ TRĂNG SOI

Ơi mùa thu, trăng sáng soi đêm rằm

Ta ngồi bên nhau hát câu lục hòa

Cùng chung thân trú nơi an lành

Xin nhường nhau, ngàn câu, trăm ý ta cũng hòa vui

Đồng tu pháp giới người ơi

Tri thức cùng tư lợi cũng hòa chia.
KHỔ ĐẾ
Hoàng Kim

LÝ CHIỀU CHIỀU

1. Đời là bể khổ thôi người ơi, mơ màng chi

Biết bao nhiêu điều cay đắng

Phút vui thoáng qua đâu bền

Ngay lúc sinh ra đời, đã trào lệ thương

Thương cho kiếp nhân sinh buồn.

2. Đời người sanh khổ trong cần lao, lo vì thân

Áo cơm vay bằng nước mắt

Mấy năm tóc xanh phai màu

Thân gánh thêm khổ già, lại còn bệnh đau

Chưa yên đã xanh nấm mồ.

3. Rồi còn bao khổ do lòng yêu, nhưng lìa xa

Oán nhau nhưng gần thêm oán

Ước mong, khát khao không thành

Năm ấm suy hay lừng, cũng đều tội vương

Mau tu thoát qua luân hồi.
TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
Hoàng Kim

LÝ CHIỀU CHIỀU

1. Lòng mình chan chứa tâm từ bi. Thương là thương

Chúng sanh muôn vàn đau khổ

Sớt chia áo cơm, vui buồn

Cho khắp nơi an lành, không nề thân sơ

Năm châu cũng chung một nhà.

2. Rồi mình hỷ xả cho đời vui. Giận hờn chi

Thứ tha cho lòng thanh thản

Giúp nhau chẳng mong đáp đền

Ai giỏi hơn ta mừng, không hề tị ganh

Muôn hoa nở trên tâm lành.
TỨ TRỌNG ÂN
Hoàng Kim

TRĂNG THU DẠ KHÚC

Biết không em, bốn điều mình luôn nhớ ơn

Trước tiên ơn người đã sinh ra mình

Mẹ cha công khó dưỡng nuôi ta

Tóc xanh nay bạc gánh gồng đời con bao quản chi

Rồi chung quanh, bao nhiêu ân tình

Tấm chăn, hạt gạo cũng từ bàn tay ai bón chăm

Nợ người biên cương, giữ cho thanh bình

Đến ơn Đức Phật dạy điều hiền lương, em chớ quên!
CHÙA XƯA
Hoàng Kim

SÂM THƯƠNG

1. Ai đến thăm quê tôi

Xin về ngang chùa xưa yêu dấu

Cho nhắn mây xanh trôi

Lời tôi chờ mong nhớ thương

Ngày xưa cùng bên nhau

Hòa câu kinh, lắng trong hương thiền

Giờ nỗi niềm tha phương

Tìm nhân gian bóng trăng xa mờ.

2. Ôi bóng trăng xa xưa

Chờ ai về nâng câu hát

Câu hát xin ngân nga

Buồn vui như dòng nước trôi qua

Đời ngọt bùi chia xa

Nào hương xưa, dáng hoa bên thềm

Lời chuông chiều êm êm

Người ơi câu sắc không muôn đời.

Bài kệ CÁO TẬT THỊ CHÚNG của thiền sư Mãn Giác

Xuân khứ bách hoa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai.

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.


Nghĩa:

Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa nở.

Việc đời đi qua trước mắt,

Cái già đã tới trên đầu.

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua sân trước một nhành mai.


Ca khúc MAI XUÂN sau đây được lấy cảm hứng từ bài kệ này:
MAI XUÂN
Hoàng Kim

TRĂNG THU DẠ KHÚC

Gió xuân đi, khắp trời màu hoa tả tơi

Gió xuân quay về, thắm tươi muôn cành

Đời trôi qua mắt cứ thong dong

Tóc sương pha bạc ta cười nhìn trăng treo bến mê

Xin đừng băn khoăn

Cánh hoa xuân tàn

Trước sân thơm dậy một nhành mai trong gió đêm.

Bài kệ THỊ TỊCH của thiền sư Vạn Hạnh

Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô,

Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Nghĩa:

Thân như bóng chớp chiều tà,

Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời.

Sá chi suy thịnh việc đời,

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành
.

Ca khúc SƯƠNG RƠI sau đây được lấy cảm hứng từ bài kệ này:
SƯƠNG RƠI
Hoàng Kim

LƯU THỦY HÀNH VÂN

Thân có được rồi không, như chớp qua

Mùa chuyển thu lá rơi tàn

Suy vong, hưng phế bao phen không hề lo âu

Đời như sương bay thoáng qua trên cành.
TÌM LẠI VẦNG TRĂNG
Hồng Loan

VỌNG KIM LANG

Thong thả tiếng chuông... ngân

êm ả trong sương chiều

thoang thoảng bay hương trầm

hòa nhịp mõ thanh tao

lắng trong tiếng kinh u hoài

gợi lòng người tỉnh cơn mộng say

Dòng đời xoay vần luân hồi sanh tử

khổ đau nhân loại, chồng chất bởi tâm mê

biết bao áng mây che mờ vầng nguyệt rạng giữa đêm trời thanh

Khiến cho tối tăm mịt mờ

người lần mò giữa đêm tịch liêu

Làm sao xua tan áng mây đen

ánh trăng lại về như xưa

Nào đâu cần tìm nơi nao

hãy gắng quay về...ta.

ĐỐ VUI PHẬT PHÁP-BÀI 4-TAM QUY NGŨ GIỚI

BÀI 4: TAM QUY, NGŨ GIỚI

1. Quy y nghĩa là gì?

- Quy: là trở về; Y: là nương tựa; Quy y là trở về nương tựa. Quy y cũng có nghĩa là kính vâng, phục tùng.

2. Tam bảo nghĩa là gì?

- Tam là 3; bảo là quý báu; Tam bảo là 3 ngôi quý báu: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.

- Phật bảo: là đấng giác ngộ sáng suốt, là những tượng Phật chúng ta đang thờ.

- Pháp bảo: là những lời dạy của Đức Phật, là những kinh điển đang lưu truyền.

- Tăng bảo: là những vị xuất gia, truyền trao lại lời dạy của Đức Phật

3. Quy y Tam bảo là gì? Tại sao phải quy y Tam bảo?

Quy y Tam bảo là trở về nương tựa 3 ngôi quý báu Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta phải quy y Tam bảo để được hướng dẫn vào con đường chân chánh, làm những điều thiện lành, thoát khỏi khổ đau.

4. Lợi ích của Quy y Tam bảo?

Người Phật tử quy y Tam bảo thì khỏi đọa lạc vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.

5. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử phải giữ Ngũ giới. Vậy Ngũ giới là gì?

Ngũ giới là 5 điều ngăn cấm mà Phật đã chế ra, để chúng ta đừng đi theo đường xấu. Gồm có:

1. Không sát sanh

2. Không trộm cắp

3. Không tà dâm

4. Không nói dối

5. Không uống rượu

- Không sát sanh: là không giết hại sanh mạng từ loài người cho tới loài vật, vì sanh mạng vô cùng quý giá.

- Không trộm cắp: là không lấy của người khác mà không có sự ưng thuận, cho phép của họ.

- Không tà dâm: là không quan hệ nam nữ bất chánh, hoặc ngoại tình, đi bia ôm, xem phim bậy bạ...

- Không nói dối: là không nói sai sự thật gây tổn hại cho người khác.

- Không uống rượu: là không dùng những chất gây say sưa, nghiện ngập, kể cả cờ bạc, cá độ, hút chích ma túy...

6. Lợi ích chính của việc không sát sanh?

- Không bị người giết hại.

- Sống thọ, không chết yểu.

- Tránh được chiến tranh.

7. Lợi ích chính của sự không trộm cắp?

- Không bị người khác trộm cắp.

- Được giàu sang sung sướng.

8. Lợi ích chính của sự không tà dâm?

- Gia đình hạnh phúc.

- Được sắc đẹp vẹn toàn.

9. Lợi ích chính của sự không nói dối?

- Có uy tín, được tin tưởng giao cho công việc quan trọng.

- Không bị kẻ khác lừa gạt.

10. Lợi ích chính của sự không uống rượu?

- Được thông minh, trí tuệ.

- Gia đình hạnh phúc, con cái ít bệnh tật.

ĐỐ VUI PHẬT PHÁP-BÀI 3-THỜ PHẬT, LẠY PHẬT, CÚNG PHẬT

ĐỐ VUI PHẬT PHÁP

BÀI 3: THỜ PHẬT, LẠY PHẬT, CÚNG PHẬT

1. Ý nghĩa thờ Phật là gì?

- Chúng ta thờ Phật để tỏ lòng biết ơn Ngài đã dẫn dắt chúng ta đi theo con đường sáng suốt.

- Thờ Phật để luôn nhìn thấy gương mẫu của Ngài, với các đức t ính từ bi, trí tuệ, thanh tịnh, từ đó nhắc nhở chúng ta làm điều thiện, không làm việc sai trái.

2. Ý nghĩa lạy Phật là gì?

Ngày xưa khi Đức Phật còn sống, các đệ tử thường cúi xuống hôn chân Phật và đặt trán mình lên đó để tỏ lòng tôn kính. Ngày nay tuy Đức Phật đã nhập diệt, chúng ta vẫn xem như Ngài còn tại thế nên cúi lạy giống như cử chỉ hôn chân Phật.

3. Ý nghĩa cúng Phật là gì?

Ngày xưa, các thí chủ cúng dường để phụng dưỡng Đức Phật. Ngày nay chúng ta vẫn cúng dường như thế để xem như Phật vẫn còn bên cạnh chúng ta, dạy dỗ chúng ta tu tập.

4. Chúng ta thường thờ vị Phật nào?

- Thờ vị Phật nào cũng được: A-di-đà, Dược Sư, Quán Thế Âm Bồ Tát... tùy ý thích của mỗi người thấy phù hợp với vị Phật đó. Thờ một vị Phật tức là thờ cả mười phương chư Phật, vì tất cả Phật đều cùng một tánh sáng suốt, thanh tịnh như nhau.

- Tuy nhiên, ta nên thờ Phật Thích-ca Mâu-ni, vì đây là người khai sáng đạo Phật, gọi là Phật Bổn sư, là vị Phật xuất hiện nơi thế giới này trong thời hiện tại.

- Và nhất là chú ý không nên thờ cùng lúc nhiều hình tượng Phật trên một bàn thờ, làm mất đi vẻ trang nghiêm và sự nhất tâm cung kính khi lễ Phật.

5. Lạy Phật mấy lạy là đúng? Tại sao?

- Lạy 3 lạy là đúng nhất. Đó là lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng (Tam bảo).

- Nhưng thật ra, vì lòng thành kính đối với Phật, ta lạy bao nhiêu cũng được, càng lạy nhiều càng tăng phước đức.

- Khi lạy 5 vóc phải sát đất (đầu, hai tay, hai gối), nếu không sẽ mắc tội ngã mạn lễ Phật. Nhưng với người bệnh hoạn, hoặc già yếu không lạy được đúng phép thì cũng không có tội, miễn sao giữ tâm thành kính hướng về Phật là tốt.

6. Chúng ta nên cúng Phật món gì?

- Đúng phép là cúng Phật 5 món: hoa, đèn, hương, trái cây, nước trong (có thể thêm cơm trắng).

- Nhưng với lòng thương kính, hình dung như Phật còn sống bên ta, có thể cúng những món mà ta nấu nướng thanh tịnh, như cháo, chè, bánh, cơm chay v.v... Ví như nhà có ông bà tôn quý, ta có món gì ăn cũng thành kính "dâng mời" một tiếng. Ta cũng "dâng mời" Phật như thế để tỏ tấm lòng của ta, chứ Phật nào có ăn!

7. Gia đình nghèo không đủ tiền mua hoa và trái cây thì sao?

Không sao cả! Một nhánh bông dại hái ngoài đồng đem cúng Phật cũng tốt, một trái mận trong vườn cũng tốt. Tấm lòng tôn kính mới thật là quý giá.

THẠCH CHIA SẺ VỚI KIÊN

Chào bạn,
Buông!
Một vật 200g thì nhẹ trong 1 phút, bạn sẽ thấy mỏi khi giữ trong 3 phút, với 9 năm thì bạn đi bệnh viện trong phòng cấp cứu. Hãy gát qua một bên, uống nước, và tiếp tục. 

THẠCH

THẠCH "BAY"


Tên : Nguyễn Xuân Thạch
Pháp Danh : Không Nhẫn
(Pháp danh tự đặt, dùng tự nhắc nhở sống phải biết buông ("Không"), phải học nhẫn nại)
Ngày Sinh : 20/02/1990
Sở Thích : Thích những môn nghệ thuật, sáng tạo (đầu óc có chút "tà")....
Phương Châm Sống : Sống để mình không ghét mọi người.
Là sinh viên ĐH Nông Lâm.
Có tâm nguyện hoằng pháp.
Mong tìm nửa còn lại cùng đạo cùng tu.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

LẠI HỌC VỠ LÒNG

Lại học vỡ lòng

Một sáng chủ nhật tôi vào chùa Hương Trì, sư Bản đang ngồi uống trà nơi nhà thuỷ tạ giữa hồ sen. Khựng lại một chút, tôi ngắm nhìn toàn cảnh nhà thuỷ tạ. Chim líu lo trong vòm cây. Cá hớp bóng nơi mặt hồ lô nhô cánh sen. Ánh nắng mai rắc phấn vàng rực rỡ.

Thật là thanh thoát và yên bình. Thấy tôi, sư Bản ngoắc tay mời vào.

Tôi cẩn thận nhìn xuống chân mình và thích thú bước trên những trụ xi-măng nhô lên khỏi mặt nước hồ. Tôi thấy mũi giày trái của mình có hai vết trầy sướt và cả đường lai ống quần bị bong chỉ may. Tôi thấy những mặt trụ xi-măng lốm đốm mảng rêu xanh và cả bóng mình chập chờn dưới hồ nước. 

Khi đã vào thuỷ tạ uống trà, tôi hỏi:
“Sao sư không làm chiếc cầu đi cho dễ và nhanh?”.
“Dễ và nhanh để làm gì?”. Sư Bản hỏi lại.

Câu hỏi bất ngờ làm tôi lúng túng, vì thật sự “dễ và nhanh” chẳng để làm gì ở đây cả. Thấy tôi nín thinh, sư Bản cười hiền hậu:
“Làm cầu không những tốn nhiều tiền, mà còn có hại cho người đi vào hoặc đi ra”.
Tôi ngạc nhiên:
“Hại gì, thưa sư?”
“Nếu tôi làm cầu, ai vào đây cũng sẽ đi cẩu thả và không ý thức được bản thân mình, lý do vì họ đi dễ và nhanh. Còn đi trên những trụ ngoằn ngoéo này, người ta buộc phải có ý thức, phải vận dụng toàn bộ cơ thể để khỏi rơi xuống nước. Họ phải trở về chính họ trước khi vào ngồi đây, vì họ đi khó và chậm. Chỉ cần đi vào và đi ra, là họ đã có một kết quả mới mẻ nào đó xảy ra nơi bản thân họ rồi”.

Nhìn tôi một chặp, sư Bản nói tiếp: “Vì anh là nhà văn nên tôi mới nói hơi dài dòng về chuyện đơn sơ này. Trong bài văn, anh nên bắt chước tôi, nên cắm nhiều trụ mà không cần làm chiếc cầu. Anh phải để những khoảng trống hụt hẫng. Những khoảng trống hụt hẫng ấy, chính tâm trí của người đọc sẽ tự lấp đầy để nối liền. Cũng như những khoảng cách giữa các trụ, chính đôi chân người bước sẽ nối liền. Đấy mới chính là phần đóng góp tích cực thích thú cho họ. Anh đã mời họ và cho họ cộng tác với anh trong công việc anh làm”.

Tôi nhìn sư Bản. Quả thật, thầy dạy văn tôi chính là một thầy tu, người không làm văn học bao giờ.
Tôi học một bài học vỡ lòng về viết văn, sau khi đã xuất bản năm tác phẩm.
Theo: Tiền Phong Online

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

VIẾT THÊM CHO KIÊN

Viết thêm cho Kiên

Theo như con mô tả, thì cô hình dung một gia đình mà người chồng dành nhiều ưu tiên cho người vợ được công tác, học hành. Người chồng gánh vác từ kinh tế tới chuyện chăm sóc con cái, người vợ rất sung sướng và có cơ hội tiến thân. Đây là một mô hình gia đình phổ biến thời hiện đại, người phụ nữ được giải phóng đúng như đòi hỏi của xã hội.

Tuy nhiên, cái gì cũng có cái mức của nó, nếu đi quá giới hạn thì sẽ trở thành tai họa. Phật dạy “trung đạo” là như vậy. Người ta được sung sướng sẽ vô tình bị thủ tiêu năng lực, ý chí, đến khi gặp tai biến, thảm họa thì không tồn tại nổi, hoặc tồn tại nhưng cảm thấy gánh nặng là quá sức mình. Từ đó, sinh ra cáu bẳn, đau khổ, và làm khổ cả những người chung quanh.

Hình như mẹ con rơi vào hoàn cảnh ấy. Đó cũng là bài học cho tụi con, đừng quên rèn luyện những kỹ năng sống, và phải cố chịu vất vả từ bây giờ thì sau này gặp hoàn cảnh nào cũng sống được. Nhất là phụ nữ, đừng từ bỏ thiên chức của mình, nghĩa là bỏ rơi gia đình, không thích chăm sóc, dọn dẹp, nội trợ. Gia đình chỉ ấm cúng khi ngọn lửa cháy hồng trong bếp, chỉ vui vẻ khi có tiếng cười con trẻ. Tiền bạc nhiều mà lửa tàn tro nguội, con buồn, chồng héo, thì làm sao gọi là hạnh phúc. Tiền ít một chút cũng chưa chết, đổi lại ta có những nụ cười thay thế vào, chẳng là “lãi” quá hay sao!

Con học tiếng Hoa, nhớ chữ Hảo không? Nó gồm một bộ Nữ đứng cạnh một bộ Tử, là người phụ nữ và đứa con. Phụ nữ gắn liền với con cái, gia đình, mới thật sự tốt đẹp. Mình nói Nho giáo lạc hậu, nhưng thực tế đã kiểm chứng, thời hiện đại nhiều gia đình tan nát hoặc nguội lạnh vì phụ nữ từ bỏ thiên chức của mình, hoặc chuyển giao nó cho người đàn ông trong nhà. Âm dương lẫn lộn. Chia sẻ công việc khác với giao khoán, phó mặc. Phụ nữ thật ra mới là linh hồn của ngôi nhà. Cô từng đọc một bài báo dịch từ phương Tây, là các nhà nghiên cứu thấy rằng đa số trẻ em chịu  ảnh hưởng từ mẹ nhiều hơn từ cha. Phương Tây họ rất chú trọng nghiên cứu tâm lý, họ viết như vậy thì không phải là vô căn cứ. Điều này lại trùng hợp với câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” của phương Đông. Cho nên, người đàn ông thì kiếm tiền mua cái house, nhưng phụ nữ các con phải ra công sức xây dựng nó thành cái home. Chúng ta sống vui vẻ an lành trong cái home, chứ không có house thì ở thuê, ở lều cũng chẳng sao.

Nhưng nói chung, con phải thương mẹ con, vì bà không chuẩn bị cho mình đối phó với tai ương bất ngờ. Ba con mất đi, tự nhiên gánh nặng ập lên vai, bà chịu không nổi. Vậy mà bà vẫn gánh chịu, không đi bước nữa, thế là kiên cường lắm rồi. Nghĩ cho kỹ thì tội nghiệp bà quá, chúng ta phải xúm nhau lại làm nhẹ đi gánh nặng đó. Từ chia sẻ công việc, tới những lời nói thân thương, những chăm sóc nho nhỏ, những cành hoa xinh xinh…Chắc không đến nỗi quá khó. Và chắc bà cũng không vô cảm đến mức không nhận ra tâm ý của con.

Chúng ta làm đi, đừng nói nhiều quá, đừng suy nghĩ vu vơ nhiều quá. Cuộc đời cô là một chuỗi hành động thực tế, miệng nói tay làm, không lăng xăng vơ vẩn. Chỉ trong công việc ta mới thấy mình hữu ích và vững vàng hơn. Tụi con rất nhiều năng lực, cứ xông lên mà làm, sai tới đâu sửa tới đó, dần dần rồi trưởng thành. Cô chẳng sợ tụi con sai, chỉ sợ tụi con không chịu làm mà thôi. Sai đâu thì cô “la” đó, ngược lại cô sai thì tụi con cũng có quyền la. Chừng nào thầy trò mình cùng hết lỗi thì…thấy Niết Bàn. Hi hi. 

CÔ KIM CHIA SẺ VỚI KIÊN

Kiên thương mến

Cô thật bất ngờ, vì nhìn vẻ ngoài con rất cứng rắn, vậy mà lại rất nhạy cảm và có một nỗi buồn sâu xa như thế. Cô chia sẻ với con. Cô càng vui khi con nói ra được những nội kết trong lòng, thì sẽ nhẹ nhàng hơn là ôm giữ lâu ngày. HT Nhất Hạnh khuyên chúng ta không nên ôm giữ những nội kết, sẽ nguy hiểm cho tâm hồn và trí tuệ. Tham, sân, si, hờn giận, mặc cảm, kiêu căng, ganh tị, nhớ nhung, day dứt v.v… đều kết lại trong tâm ta thành một khối như ung thư nguy hiểm. Phải biết xả nó đi con ạ.

Vấn đề của lớp trẻ tụi con là, không biết tâm sự với ai, không biết “xả” với ai, vì chung quanh dường như ai cũng quá bận rộn, không chịu lắng nghe các con, không chịu tìm hiểu các con. May mắn sao, bây giờ chúng ta đã có một ngôi nhà đầm ấm, có “má Hai”, có anh chị em, chúng ta sẵn sàng lắng nghe và thông cảm cho nhau. Chúng ta sẽ vượt qua trở ngại, để sống vui hơn, an lành hơn. Ai rồi cũng có những lúc phiền não, nên ta chia sẻ với bạn, để rồi có lúc ngược lại, bạn chia sẻ với mình. Dìu nhau đi trên đường đời dài thăm thẳm, khó lắm các con ơi!

Với Kiên, cô nghĩ là con đừng quá day dứt nữa. Bởi con đã học Phật, hiểu rất nhiều vấn đề, nhưng chưa đủ sức mạnh để thắng “tập khí” của mình thôi. Từ từ rồi sẽ được. Con thử tập như thế này, mỗi sáng thức dậy, tự nhủ: “À, hôm nay mình còn sống, hôm nay mình còn mẹ, còn anh em, còn lớp học. Vậy là mừng!”. Cứ tưởng tượng một trận động đất quét qua, ta và mọi người biến mất tăm, thì đau đớn biết chừng nào. Vậy, cứ hãy còn một cô Kiên đã là mừng, dù cô ấy vẫn phảng phất tham sân si, hậu đậu. Còn một bà mẹ đã là mừng, dù bà ấy có càu nhàu, bực bội. Còn ông anh ở nhà đã là mừng, dù ổng hay khó chịu. Còn nhỏ bạn cùng phòng đã là mừng, dù nó thường ăn hiếp mình. Ta sẽ dễ bỏ qua những khuyết điểm của thiên hạ.

Rõ ràng thiên hạ làm ta bực dễ sợ. Nhưng ta chịu đựng được bởi ta cứ tưởng tượng ngày nào đó bất chợt mà người đó biến mất, ta sẽ khóc nhiều lắm. Cô hay chảy nước mắt khi tưởng tượng như thế. Cho nên, miệng cô thì hay la, nhưng cuối cùng vẫn chung sống được với mọi người, và cười hì hì. Thây kệ, nếu mình nói họ không nghe thì mình lủi đi chỗ khác, tìm người khác mà chơi.

Con nên thông cảm với mẹ, vì mẹ đã quá vất vả, nên thay đổi tính tình. Khi nào tụi con lớn lên, đi làm kiếm tiền thì mới hiểu áp lực của một người phải chống đỡ gia đình, làm trụ cột cho mọi người. Cô đã trải qua những gánh nặng như thế, nên hiểu mẹ con. Nhưng cô may mắn được trang bị một “áo giáp” là Phật pháp, nên dễ vượt qua hơn. Làm sao để mình “bận” mà không “rộn”, đó là điều rất khó. Mẹ con không được tiếp cận Phật pháp, mẹ con khổ nhiều hơn, con phải càng thương mẹ hơn. Con ráng về chăm sóc, làm việc nhà, hoặc thủ thỉ nói chuyện với mẹ những vấn đề mà mẹ quan tâm, đừng vội bắt mẹ nghe thuyết pháp gì hết. Mẹ chưa cảm nhận được đâu. Con hãy nhìn mẹ như một đối tượng mà con cần cảm hóa, thì phải từ bi và kiên nhẫn dìu mẹ đi chứ.

Con phải tự hỏi, tại sao mẹ hay ôm đồm? Tại tụi con lớn rồi mà không đảm đang, nên mẹ không an tâm giao việc. Tại sao mẹ đặt nặng vấn đề tiền bạc? Tại tụi con ăn học cần quá nhiều khoản chi phí. Tại sao mẹ cáu gắt? Tại tụi con chưa đỡ đần mẹ bao nhiêu, mà làm việc nào cũng hỏng, cũng sai. Tại sao nhà cửa không gọn gàng? Tại mẹ vất vả với việc kiếm tiền, hết thời gian và sức khỏe để dọn dẹp. Vậy, con phải nên về nhà thường xuyên, nhào vô lau chùi quét dọn, chưng bông chưng hoa, trang trí này nọ. Rồi đấm lưng cho mẹ, pha sữa cho mẹ, nấu món ăn cho mẹ…Trời, cả tỷ việc làm cho một bà mẹ vui lòng.

Con đừng so sánh hồi ba con còn sống, ba hay làm cái này cái kia cho tụi con, rồi thấy mẹ sao dở quá, không biết chăm sóc, không biết dọn nhà, không biết tâm sự. Con thương ba bởi ba luôn luôn “cho”, tụi con luôn luôn “nhận”, suy cho cùng thì đó là tính ích kỷ tiềm tàng trong mỗi chúng ta. Bây giờ phải đổi ngược lại, con là người “cho”, còn mẹ là người “nhận”. Mẹ đang rất cần nhận những chăm sóc của tụi con. Mẹ rất cô đơn mà tụi con đâu có biết. Tụi con chỉ lo xoáy vào nỗi cô đơn của bản thân, mà quên mất một người phụ nữ đang tuổi xuân phải cô đơn suốt 9 năm, lại còn gánh trên vai một gánh nặng của 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học chi phí rất cao. Con còn có thời gian thư giãn cùng bạn bè, chưng dọn quần áo, nhưng mẹ đâu có thời gian. Mẹ đáng thương quá con ạ.

Con may mắn được học Phât, thì con đã hạnh phúc hơn mẹ về trí tuệ. Con phải lập tức về nhà thực hành hạnh Bồ tát như nãy giờ cô đã nói. Trái tim của mẹ sẽ rung động vì những chăm sóc nho nhỏ của con, rồi mẹ sẽ nghe lời con. Đi từ trái tim trước tiên rồi mới tới lý trí. Như cô dạy học cho tụi con trước hết bằng trái tim người mẹ, trái tim người thầy, sau đó mới nói kiến thức. Có khi bài học vừa xong tụi con về nhà quên hết trơn, nhưng lại không quên những chăm sóc của cô, những thương yêu của cô, có phải không nào?

Con về chăm mẹ đi, đổi ngược lại vị trí, mẹ là người yếu đuối, bé bỏng, con thì mạnh mẽ vì có Phật pháp, có cô chăm lo. Con sẽ thấy con rất hữu ích chứ không vô tích sự như lời con than vãn. Cô chẳng thất vọng vì con đâu. Cô rất tự tin bất cứ học trò nào của mình cũng tiến bộ, cũng sẽ làm được những điều tốt đẹp, dù sớm hay muộn. Đứa nào lẹt đẹt thì đi sau nhưng cũng sẽ đến đích, chẳng đứa nào bỏ cuộc đâu. Con là Trung Kiên mà, chỉ có xông lên chứ làm sao thụt lui được. Cả lớp lại đánh giá cao về con đó. Ráng xông lên nhé. Cả nhà ta ủng hộ con làm Bồ tát. Nếu cần, thường xuyên tới đây cô huấn luyện trở thành đảm đang, về nhà sẽ thi thố với mẹ, mẹ phải nể con nhỏ này luôn. Mà nói trước, cô huấn luyện thì cô còn la dữ hơn mẹ nữa đó, chịu nổi hông?

TRUNG KIÊN (nữ)

LOYAL NGUYEN         
Tên thật: Nguyễn Trung Kiên
Pháp danh: Đoan Thành Dung
Ngày sinh: 5/5/1988     Tại: Bình Thuận
Địa chỉ hiện tại: 56 Đường Số 7, P Linh Trung, Q Thủ Đức
Công việc: sinh viên ĐH Ngân Hàng ( tháng 6 tới tốt nghiệp rồi hihi)
Sở thích: tụng Kinh, đọc sách, báo, cắm hoa, nghe nhạc nước ngoài, xem phim, chơi game, đi du lịch, cắm trại …
Lý Tưởng: trở thành người như Má Hai của tụi mình.
Ước mơ: Đơn giản thôi là trở thành người có ích cho xã hội. ^.^
Kế hoạch dự kiến: 1. Có 1 công việc phù hợp với kiến thức chuyên môn.
                              2. Lập 1 quỹ từ thiện nho nhỏ.

TÂM SỰ CỦA KIÊN

Vậy là đã được 6 tháng từ lúc con biết đến lớp Phật Pháp của Cô. Thời gian cũng không hẳn là dài nhưng cũng đã đủ để con nhận thấy sự gắn bó, thân thương, đủ để con cảm nhận tình thương của người mẹ dành cho các con, của anh, chị em đối với nhau. Từ lâu con đã xem đây là ngôi nhà thứ hai của mình, ngôi nhà với đầy đủ tình thương, thứ mà chưa bao giờ con cảm nhận đầy đủ từ chính nơi con sinh ra. 
Cô biết không ba, mẹ con đều là CNVC, ba con làm công an, mẹ con thì làm ở bưu điện. Từ nhỏ con sống với ông, bà ngoại vì ba, mẹ đi làm không có thời gian chăm sóc anh, em con. Ít gặp gỡ nên con cũng chưa cảm nhận hết tình thương của ba, mẹ dành cho mình. Tuổi thơ cũng êm đềm trôi qua, tuy là con gái nhưng con nghịch ngợm chẳng kém con trai. Được bầu làm lớp trưởng nên con lạm dụng chức quyền ghê lắm đánh mấy bạn trong lớp đến nỗi giờ gặp tụi bạn nhắc chuyện cũ mà con quê cứng người luôn.
Bây giờ đã lớn, suy nghĩ cũng đã chững chạc và quan trọng hơn con được Cô dạy những bài giáo lý về Phật Pháp. Càng học con càng thấy mình xấu. Thế giới bao la, bản thân mình chỉ là một hạt cát nhỏ bé. Có khi con suy nghĩ về cuộc đời mình rồi lại nhìn những người xung quanh, sao người ta phải chạy theo cuộc sống xa hoa, cạnh tranh, hơn thua nhau từng tý như vậy? Có người sử dụng túi xách hai ba trăm triệu để khẳng định đẳng cấp, địa vị, danh tiếng nhưng lại có những người cả ngày chỉ sống với vài ba ngàn lẻ. Nhìn những cụ già, em bé lành lặn có khi là tàn tật bán vé số, hàng rong, lượm rác trên người chẳng có nổi bộ quần áo lành lặn. Thương xót biết bao nhưng con thì làm được gì cho họ đây? 
Xã hội phát triển, sự chênh lệch giàu nghèo phân cấp quá lớn. Ước gì ai cũng biết đủ để dang tay giúp đỡ những người khốn khó. Nói vậy không có nghĩa người dân mình không có tình thương với nhau đúng không Cô. Chúng ta không thiếu những mạnh thường quân nhưng tổng số tiền quyên góp để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn khi đến tay người cơ cực thì chẳng còn là bao. Con chẳng hiểu nó bị hao hụt kiểu gì, nghĩ mà buồn. Chuyện xã hội con chỉ biết băn khoăn, trăn trở vậy thôi. Sức con chẳng đủ để tạo một sự thay đổi dù nhỏ. Cầu xin chư Phật gia hộ, mọi người được bình an.
Trong con có một nỗi buồn mà trước giờ con vẫn giữ kín, con không hiểu sao các thành viên trong gia đình con luôn có khoảng cách vô hình nào đó khiến mọi người chẳng thể gần nhau. Ba, chỗ dựa tinh thần, người con yêu thương, kính trọng nhất đã không còn. 3.7 âm lịch tới đây là tròn chín năm Ba mất. Chín năm không phải là khoảng thời gian ngắn nhưng con không thể xóa mờ hình bóng ba trong tâm trí. Vẫn biết ái biệt ly khổ nhưng con không thay đổi được. Mỗi khi về nhà con lại mong tới năm giờ, thời điểm mà ba đi làm về. Người ta vẫn hay nói ký ức về một người đã khuất bao giờ cũng là những ký ức đẹp, đúng như vậy. Anh, em con gắn bó với Ba hơn Mẹ, không ở nhà thì thôi lúc về nhà Ba chăm sóc, lo lắng cho từng đứa từ miếng ăn tới giấc ngủ. Anh, em con ít phải làm gì. Quên làm sao được hình ảnh lúc Ba cột tóc, chải đầu cho con, mặc áo ấm cho ba anh, em lúc trời lạnh. Cơm nước, quét dọn, giặt giũ một tay Ba làm những lúc Mẹ học nghiệp vụ xa. Thích ăn gì thì Ba nấu cho ăn. Nhớ nhất là món chè khoai, Ba có biết nấu đâu, thành quả là nước đi đằng nước, khoai đi đằng khoai. Mắc cười lắm nhưng cũng tíu tít khen ngon để Ba vui. Ba hứa sẽ nấu lại ngon hơn với nếp nữa, vậy mà Ba chưa kịp làm. 
Thương Ba nhiều lắm nhưng chưa bao giờ con nói với Ba. Tuy học giỏi nhưng cũng không ít lần con làm Ba buồn và thất vọng vì tính cách của mình. Lúc Ba mất con đã ước Ba nghe được con nói :” Ba ơi con xin lỗi Ba, con hứa sẽ trở thành một người có ích cho xã hội” chẳng còn cơ hội nữa, Ba bỏ con, Ba chẳng thương con nữa rồi. Con nhớ Ba nhiều lắm. Giờ điều con có thể làm là thắp nhang cho Ba thôi. Mỗi khi có dịp về chùa làm công quả con hay ghi tên để cầu siêu cho Ba. Tết đến hay những ngày quan trọng con tủi thân khi nhìn thấy gia đình bạn bè đầm ấm bên nhau. Chỉ biết lau vội nước mắt mỗi khi nghĩ đến gia đình mình. 
Từ lúc Ba mất con ít nói hẳn đi, làm gì cũng lủi thủi một mình chẳng cần đến ai hết, cũng chẳng tham gia hoạt động gì của trường, của lớp. Học bạ luôn bị phê là ngoan, hiền, trầm tính suốt những năm học tiếp theo. Cau có, bực bội, khó tính là những gì bạn bè dành cho con. Với Mẹ, không phải là con không thương bà nhưng con khó có thể nói chuyện lâu với Mẹ, câu trước câu sau mẹ không đứng lên bỏ đi nơi khác thì là con. Con thương mẹ lắm chứ, một thân một mình nuôi ba đứa con ăn học đâu phải dễ. Mẹ con là người ít nói, ít xã giao, suốt ngày chỉ biết đến công việc, ít khi nào Mẹ nghỉ ngơi. Những áp lực trong cuộc sống khiến Mẹ stress khiến bà khó chịu, hay cáu gắt mỗi khi anh, em con làm sai điều gì đó. Mẹ con lại quá đặt nặng vấn đề tiền bạc, hay ôm đồm mọi việc, lo lắng đủ điều. Mẹ tự làm khổ bản thân. Tội nghiệp Mẹ. Con cố gắng mở đĩa quý Thầy thuyết pháp để Mẹ nghe và khuyên Mẹ nên chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng chỉ được vài ngày thì đâu lại vào đó. 
Căn cơ con chưa đủ để giúp Mẹ. Lúc trước khi con đòi xuất gia sau khi giúp Mẹ nuôi em ăn học thành người, Mẹ khóc nói con bất hiếu, con đi rồi già yếu ai chăm sóc, Mẹ phải nương tựa ai. Chùa đối với Mẹ con chỉ là nơi đến để cầu xin điều gì đó và Mẹ con cũng chẳng có thiện chí nghe Kinh, học Pháp, điều luôn khiến con buồn. Anh, em con mỗi người một tính chẳng thể gần gũi, con gần như đơn độc trong chính ngôi nhà của mình. Tình trạng này chẳng biết đến bao giờ mới chấm dứt. Con ít về nhà hay nói đúng hơn là con sợ phải về đó: nhà cửa không có Ba nên chẳng gọn gàng, Mẹ thì vậy, anh, em chẳng thuận hòa. Ít ai nghĩ gia đình con lại phức tạp, chẳng hạnh phúc, êm đềm.
Âu cũng là duyên nợ, kiếp số của con, thôi thì con sẽ cố gắng thực hiện tốt bổn phận của mình. Không đủ phước để xuất gia, đang yêu và được yêu nhưng đôi lúc trong con vẫn có nhiều mâu thuẩn, con đấu tranh tư tưởng với chính mình, con sợ những gì mà con đã trải qua, sợ mình không đủ khả năng chăm sóc cho gia đình nhỏ mà con sẽ có. Vòng luẩn quẩn vui buồn con mãi không thể thoát ra dù con không quên luật Nhân Quả, luật Vô Thường mà Đức Phật đã dạy. Nhiều lúc con tự hỏi con sống để làm gì? Cái gì con cũng chẳng làm được, hình như con chỉ là vật vô tích sự chỉ biết than trách, buồn phiền, đổ lỗi, con quá ích kỷ, hờ hững với những người xung quanh, con nói nhiều nhưng con chưa làm được nhiêu. Con thất vọng vì mình nhiều lắm. Con chưa áp dụng được những gì Cô dạy con vào cuộc sống thực tế của mình. Vậy mà con luôn hứa không làm Cô thất vọng, không phụ tấm lòng cô dành cho con, cho lớp. Chắc Cô buồn con lắm. Con đã quá mỏi mệt trong việc giữ vỏ bọc của mình thôi thực tế là vậy chỉ là một đứa tầm thường, khó chịu, ích kỷ, tham, sân, si chưa dứt. Con xin lỗi Cô. Hi vọng các thành viên trong lớp không ai giống con, luôn tinh tấn tu hành, an nhiên, tự tại trong cuộc sống các bạn nhé.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

TÍN

TÍN HIỀN LÀNH                                                                

Họ và tên: Trương Chánh Tín
Sinh ngày: 09/07/1987
Quê quán: Tịnh An-Sơn Tịnh-Quảng Ngãi
Nghề nghiệp: Kỹ sư điện
Đang cần tìm gấp 1 bạn nữ diệu hiền và nhân hậu để làm chỗ “nương tựa” cho con tim.

ĐOÀN

ĐOÀN HOTBOY (người iêu đặt cho)

Tên : Ông Cảnh Đoàn
Hạ sinh: 29-9-1992  (ít hơn tuổi người yêu ( ^_ ^)
Quê : Nghệ An  nhưng sinh sống ở Lâm Đồng
Nghề nghiệp: sinh viên quèn trường ĐH Công Nghệ Kĩ Thuật Cao
Sở thích : chơi thể thao,đi chơi với người yêu……..
Sợ : bị người yêu bỏ rơi…huhu
Thừa kế: căn nhà gia đình hạnh phúc, pama cưng chiều: hư thì đánh đòn còn ngoan thì cho ăn kẹo
Mục đích: xây dựng một gia đình hạnh phúc, chăm lo cho pama, phát tâm làm điều thiện


NHI NHỎ

NHI NHỎ

Tên thật: LÊ PHẠM TÚ NHI
Ngày sinh: 28/8/1992
Thường trú: 03-05 Lê Lợi-P4-Q.gò vấp

TUYẾT

TUYẾT RÒM

Tên : Hoàng Thị Tuyết
Sinh ngày : 23-7-1992
Công việc: sinh viên trường ĐH Công Nghiệp .p4- Nguyễn Văn Bảo- Gò Vấp
Nơi ở: Sinh ra ở Vĩnh Phúc nhưng gia đình thì cư trú tại Lâm Đồng
Tài sản: có một gia đình có đủ pa và mẹ. Hai đứa em một trai một gái rất dễ thương nhưng hơi quậy. và kaka có một người yêu quan tâm chăm sóc hết mực. cũng hotboy lắm đấy…..*_*)
Tính cách: là con người bí hiểm ….ai muốn biết thì tìm hiểu nè. Hehe
Sở thích: hihi cái này thì nhiều lắm nói hòai không hết.
Ghét : nỗi buồn, giả dối..
Ước mơ: đơn giản thôi muốn pama và mọi người xung quanh luôn mạnh khỏe và vui vẻ. có thể quan tâm và giúp đỡ người khác
Dự định: do học hành quá ngu nên cần phải nỗ lực cố gắng nhiều thật nhiều
Rất mong đươc sự yêu thương dìu dắt của tất cả mọi người.(*:_:*)

VỸ

VỸ VỊT CON 

Tên thật: Ngô Thị Vỹ
Ngày sinh: 24-9-1989
Địa chỉ hiện tại: Gò Vấp
Công việc: sinh viên
Sở thích: học ngoại ngữ( mặc dù học rất rất cùi bắp.hih), máy tính, nghe nhạc, nấu ăn, đi du lịch, may vá v.v…
Lý tưởng: đi làm để có tiền đi học những gì mình muốn, và đi hoằng pháp.
Mơ ước: nuôi mấy em học thành tài, chăm sóc ba má, giúp anh Vương thực hiện ước mơ (người anh tuyệt vời nhất của tôi)…

THU THẢO

THẢO CẬN

Tên thật: Cao Thị Thu Thảo
Biệt danh: Nhóc Marico
Ngày sinh: 05-03-1989 tại  ĐăkNông
Nickname: thienthan_bexinh89
Công việc:  sinh viên năm cuối của trường  ĐH Luật. Tp Hồ Chí Minh
Sở thích:  tham gia công tác xã hội, ca hát, chơi thể thao, nấu ăn,  đi du lịch
Lý tưởng: Trở thành một  tình nguyện viên đầy nhiệt huyết, đồng hành với hạnh nguyện hoằng  pháp.
Ước mơ:   Một là, Có một ngôi nhà ở giữa một khu vườn  trồng thật nhiều cây trái, rau xanh,  cho ba mẹ dưỡng tuổi già, quây quần bên con cái.
Hai là: Khám phá những vùng đất mới lạ.
Gia đình: Là “chị Năm” của một gia đình có 5 anh chị em. Các anh chị có gia đình cả rồi, chỉ còn ba mẹ , mình và cậu em trai. Thế là trở thành “ chị lớn’’  trong nhà rùi. Mình ít sống ở nhà nhưng  tự hào là  con gái “ cưng” của ba mẹ. Mỗi lần  mình về , ba mẹ mừng lắm. Cả nhà mình vui lại càng vui hơn.

HIỀN

HIỀN ỐC TIÊU

Tên thật: Trần Thị Hiền
Pháp Danh: Trung Hậu
Bí danh : Ốc Tiêu
Ngày sinh: 11/05/1989
Đến từ: Trái Đất
Sở thích: đi chùa, học giáo lý và cái phù hợp và bổ ích thì thích
Sở trường: dễ làm quen bắt chuyện với người khác
Sở đoản: vụng về, hậu đậu trong mọi chuyện, học dở
Lý tưởng: muốn giúp cho thiệt nhiều người biết Phật Pháp nhưng mà nếu như không được thì giống như Cô Kim cũng được.hihi

Mục tiêu: tương lai gần phải tốt nghiệp Cao Đẳng và liên thông lên Đại Học, tương lai xa là tìm được 1 công việc phù hợp kiếm được nhiều tiền để thực hiện lý tưởng

sinh nhật Thảo





QUÁN CHAY ĐỊNH HƯƠNG

QUÁN CHAY ĐỊNH HƯƠNG
Tọa lạc tại số 7 đường Hoàng Thiều Hoa, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, quán chay Định Hương khai trương từ năm 2006, do cô Phật tử Diệu Cẩm (Trần thị Hồng Nhung, Trần Thánh Phương) làm chủ.

Quán nhỏ nhưng ấm cúng, được nhiều người lui tới, vì thức ăn được nấu tinh khiết, không dùng phụ gia, nêm nếm chủ yếu bằng rau củ quả.

Đặc biệt có công tác từ thiện kết nối mọi người với nhau. Mỗi tháng có một ngày quán nghỉ bán để các vị mạnh thường quân tập hợp về, chia sẻ tài chánh và cùng nhau nấu cơm miễn phí phát tặng bà con gần xa, khoảng 700 phần. Chùa Định Hương Q.12 tài trợ về khoản cơm gạo, quý thầy và Phật tử nấu sẵn và chở xe đem xuống. Các em sinh viên gần quán cũng đến phụ giúp chia cơm, rất đông vui.

Cô Diệu Cẩm còn hướng dẫn nấu món chay tại Trung tâm Đào tạo nghề Tài Danh vào thứ bảy và chúa nhật mỗi tuần. Quý vị nào muốn học xin liên hệ số 139C Nguyễn Đình Chính - Phường 8 - Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Điện thoại: 08. 38 458 106 - 08. 22 111 776 - 08. 38 454 959 hoặc vào www.taidanhcom .

Nương "Rắn còi"

Nương “Rắn còi”
Tên đầy đủ: Nguyễn Thị Thùy Nương
Ngày sinh: 25-11-1989
Quê quán: Long An
Công việc: Sinh viên Trường Đại học Luật TP.HCM
Sở thích: Đọc sách, Xem phim, Làm bánh, May vá, Đan móc…


RANI

RANI MÈO Ú

Tên thật: Tạ Anh Vũ
Pháp danh: Thiện Trí
Nick name ưa thích: Mèo ú Đại nhân
Ngày sinh: 14 -1- 1988 tại Đồng Tháp
Địa chỉ hiện tại: 368/54/1 Tôn Đản P4, Q4, TP.HCM
Công việc: sinh viên trường ARENA Multimedia (ngành Truyền thông Đa phương tiện). 
Sở thích: Cài đặt máy tính, Ca hát, Xem kịch, Xem phim, Đọc sách, Chơi game và... "châm chích" ^^.
Lý tưởng:  Sẽ làm thật nhiều tiền cho mẹ đi hoằng pháp.
Mơ ước:
Thứ nhất, sau khi ra trường sẽ chọn ngành nào có thể làm phim truyện hoặc sáng tạo để thỏa mãn trí tưởng tượng.
Thứ hai, có một ngôi nhà lớn hơn để nuôi chó, mèo. Rất thích chó mèo nhưng nhà chật quá, mẹ không cho nuôi.



Nhà thơ Thu Nguyệt

Nhà thơ Thu Nguyệt có hai tâm nguyện lớn rất đồng cảm với cô Diệu Kim, là hoằng pháp và nấu cơm chay cho mọi người ăn. Cô Thu Nguyệt thường xuyên ủng hộ quỹ cơm chay của nhiều nơi, chẳng hạn chùa Thiên Minh Q9, quán Định Hương Q.Tân Phú, Funny Home Club v.v... 


Cô Thu Nguyệt hiện đang công tác tại báo Tuổi Trẻ Cười, là nhà thơ nổi tiếng cả nước, là một Phật tử thuần thành, thông hiểu Phật pháp, làm thơ và viết sách PG rất hay. Tánh tình hiền lành, nhân  hậu, có hiếu với cha mẹ, ai cũng thương mến. Cô có ba người con gái, hiện đang học khoa Báo chí, học lớp 12, và lớp 8. Cả nhà đều ăn chay, niệm Phật thường xuyên.