Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Đọc sách... để ngủ

Đọc sách... để ngủ
Thứ Sáu, 06/04/2012, 04:57 (GMT+7)
TT - Buổi trưa văn phòng, máy lạnh rì rì, lật vài trang sách để dễ đi vào giấc ngủ. Ðó là thói quen thường thấy của dân văn phòng. Về nhà, cuốn sách kia rất có thể sẽ làm nhiệm vụ... ru em giấc tối.
Hiện chưa có thống kê số độc giả đọc sách... để ngủ chiếm bao nhiêu phần trăm, nhưng thử quan sát xung quanh thì có vẻ nhiều. Và do nhu cầu đọc sách để ngủ nên các độc giả này tự quy định: sách là truyện.
Với họ, đọc sách có nghĩa là đọc truyện. Nói cho sang hơn là sách văn chương. Nói chung là đọc sách loại nào không gây nhức đầu, không làm thao thức, không có nguy cơ xáo trộn (!)...
Như vậy, kiểu độc giả này phải tìm sách thích hợp cho mình, chứ không thể đụng gì đọc nấy (nếu chẳng may đọc phải loại thao thức thì... phí tiền). Sách, vốn không như thuốc, thường cẩn thận ghi rõ "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng".
Sách cũng không ghi "đọc cuốn này ngủ ngon" hay "có nguy cơ mất ngủ khi đọc cuốn này". Sách vốn không dán mác cảnh báo, nhắc nhở gì cả (trừ phi sách do "chân dài" viết thì ghi chú là có tặng kèm ảnh nude, hay truyện ma thì ghi: truyện đọc lúc 0 giờ hoặc truyện không nên đọc lúc nửa đêm). Nói thế để thấy đi tìm loại sách dễ ngủ cũng không phải là dễ dàng, nếu không phải là người mê sách.
Sau khi đọc một loạt sách mang tính "thử nghiệm", những độc giả thông minh sẽ nhanh chóng nhận biết sách của tác giả nào dễ ngủ, sách tác giả nào mất ngủ (có sách không dễ ngủ, cũng không mất ngủ mà gây... buồn nôn).
Sách dễ ngủ thường có công thức: chuyện tình + du học + du lịch = có hậu. Nghĩa là không bạo liệt quá, cay đắng quá mà phải đẹp, phải mộng. Chẳng hạn như chuyện tình giữa một nàng tiểu thư du học (mà Paris là một cái tên đẹp nhất) với một anh Daniel đẹp trai, kiêu kỳ nào đó. Những truyện mà khi nhắm mắt lại, ít ra độc giả cũng thấy được Paris hay được ngắm hoa anh đào xứ Nhật, nhấm nháp bánh pizza nước Ý, đi dạo trên những bãi biển tuyệt đẹp của Brazil...
Ðộc giả thích phiêu lưu một chút có thể ngon giấc với những chuyện tình một đêm, lãng mạn dâng trào nhưng không để lại dấu vết. Ðộc giả thích hương đồng gió nội có thể cười trong giấc ngủ với những chuyện tình miệt quê éo le (nhưng kết thúc đẹp như mơ), với những đề từ bay bổng, đại loại: Dẫu biết là nghìn trùng nhưng mắt vẫn đăm đắm nhìn nhau, bàn tay vẫn níu xuyên thời gian...
Vì sách có tác dụng dễ ngủ nên được nhiều người mua. Sách được nhiều người mua vì thế trở thành sách bán chạy (best-seller). Sách bán chạy thì được nhiều tiền, được nổi tiếng nên được nhiều người thích viết. Những nhà làm sách cũng thích làm loại này vì kinh doanh hiệu quả lại an toàn.
Nhưng cuối cùng thì cũng phải thẳng thắn, chân thành: sách không chỉ là truyện, sách không chỉ để dỗ ngủ. "Bởi vì sách là thế giới", bởi bản chất của sách là tri thức, là sự thao thức, nâng cao mỹ cảm...Khi người đọc sách chỉ để ngủ (dẫu biết là một nhu cầu chính đáng), như thế là đã tự mình đánh mất cơ hội tham dự những hành trình khám phá khác đầy thú vị và mới mẻ.
TRẦN NHÃ THỤY (Tuổi Trẻ)

Chẳng có gì dễ hiểu hơn... phụ nữ !

Chẳng có gì dễ hiểu hơn... phụ nữ !
06/04/2012 3:43
Có người nói rằng trên thế giới này có ba điều không thể biết rõ được, đó là nơi bắt đầu, kết thúc của thời gian, cái đủ của hiểu biết và lòng dạ... đàn bà! Riêng tôi thì ngược lại.
Tôi luôn nghĩ và tin rằng phụ nữ thật dễ hiểu. Nếu như ai đó cảm thấy khó hiểu chỉ là vì người đó tự yêu mình hơn... yêu phụ nữ và người đó dùng cái đầu khác giới để phân định cái mà mình không hiểu rõ. Nói ngắn, tức là cứ cố công so sánh cái đầu và trái tim xem cái nào có giá trị đáng kể hơn! Để khỏi mất thì giờ, tôi xin chứng minh.
Hồi nhỏ, chiến tranh, nhà nghèo, ít khi có được một món ăn ngon. Mỗi dịp như thế, mẹ tôi vừa chống đũa vừa nói với mấy anh em tôi rằng lúc nãy mẹ nấu, mẹ có thử xem mặn ngọt ra sao nên ăn cũng nhiều rồi. Chúng tôi nghe và cười, chỉ một loáng sau là sạch bách đĩa thịt cắt mỏng như bánh đa nem. Lớn lên, có con rồi mới biết hình như mẹ chưa ăn. Thì ra, cái điều tưởng chừng như rất khó ấy lại dễ hiểu vô cùng, chẳng qua vì tôi trì độn không chịu hiểu mà thôi.
Lớn thêm một chút, tôi bắt đầu thích làm quen với mấy cô bạn gái. Tụi con gái trong mắt tôi vừa dễ thương lại vừa đáng ghét bởi cái tội ưa nhõng nhẽo và bất kể cái gì xảy ra, dẫu vướng phải một con gián hay một con sâu cũng la hét rầm trời cứ như thể vừa gặp ma. Tôi không bao giờ lý giải đủ tại sao lại có chuyện một nửa thế gian này khiếp sợ cóc, nhái và phần còn lại của những gì tương tự ghê gớm thế!
Ít lâu sau, khi lũ con gái đua nhau đi lấy chồng, bọn trai tơ chúng tôi thỉnh thoảng ghé thăm và không ít lần phải bàng hoàng vì cái độ gan lì của “chúng nó”. Chúng nó mắng chồng, chì chiết, rên rỉ mà không hề sợ hãi và, toàn bộ cái dáng vẻ thuần thục thuở nào bỗng nhiên biến mất. Hỏi, tại sao ngày xưa bạn thế, bây giờ khác thế. Cười, đồ ngốc, con gái khác hoàn toàn so với đàn bà, nhất là đàn bà lo thiếu ăn từng bữa!
Không ít cô gái đoan chắc với tôi rằng chẳng bao giờ tin những lời đường mật của đàn ông, thế nhưng tôi thấy cô nào cũng đỏ mặt, hoặc chí ít là tỏ vẻ thẹn thùng khi nghe những lời du dương của... chúng tôi. Tuổi yêu, chẳng cô gái nào không thích những bạn trai đàn giỏi, hát hay, làm thơ mùi mẫn. Thế rồi, khi những ca sĩ, thi sĩ thiên tài ấy thành chồng thì chẳng có mấy nàng đòi hỏi đọc thơ mà chỉ quan tâm đến việc... giặt quần áo cho chồng mỗi ngày. Muốn giặt thì phải kiểm tra túi này túi nọ, thấy nhiều tiền thì cất bớt kẻo anh ấy quên, anh ấy tiêu hoang thì tội nghiệp lũ nhỏ, làm vợ phải chu đáo, thật thà.
Hồi chưa cưới, tôi có thằng bạn yêu bạn thân của vợ tôi bây giờ. Đến ngày 8.3, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội nghèo rớt mồng tơi, chẳng có cách gì kiếm cho ra mấy bông hoa để tặng hai cô bạn thân, cuối cùng quyết định mỗi thằng có hai cái quần, bán đi một cái, tiền chia đôi, tự khắc mỗi thằng có ba cái quần, vừa lãi to mà lại vừa “đẹp”. Nói là làm, dẫu có đau lòng lắm nhưng thấy mấy nàng cười tít mắt mũi thì cũng sướng như ngửi thấy mùi khoai nướng. Mấy năm sau, một lần sau 8.3, tôi gặp thằng bạn thuở nào, nhìn mặt nó ỉu xìu xìu biết ngay là có chuyện. Hắn hậm hực: “Tức, tức muốn chết”. Sao? - “Mày nhớ cái chuyện bán quần hồi nào chứ? Hôm trước tao mua tặng vợ 8 bông hồng đỏ, 3 bông hồng trắng, “hắn” đã không cảm ơn còn ngồi khóc rấm rức. Dỗ mãi đến điên khùng mới nói rằng số hoa ấy đủ cho con ăn 5 bữa thịt bò (!)”. Tôi cười, lên mặt dạy khôn, đúng là ảo ảnh và hiện thực là điều vĩ đại khó lường nhất của phụ nữ, con trai ơi...
Họ cũng thay đổi tình yêu!
Có một điều tôi biết chắc như đinh đóng vào bồ thóc là tính chung thủy của tất cả phụ nữ. Họ là những người đầu tiên nghĩ về giá trị của hai từ tuyệt diệu ấy và cũng là người sau cùng của thế giới đoan chắc cái sự nên, cần của nó.
Thế nhưng, nếu như trước khi cưới, họ yêu người yêu duy nhất bằng một ngàn phần trăm của bổn phận thì sau khi có con, họ lại “phản bội” chồng ngay tức thì và gần như tuyệt đối! Bao nhiêu tình cảm trước kia cô ấy trút hết cho đứa con mới chào đời, coi chồng gần bằng khoai loại củ choai choai cho dù rõ đứa con ấy là của chồng (!).
Người đàn ông vui thì ít, buồn và thất vọng thì nhiều bởi vì cái ích kỷ muôn đời là có thật. Tuy nói ra chẳng gã đàn ông nào đồng ý, còn các bà vợ thì cười, có sao đâu, ráng chịu. Đứa trẻ trong gia đình đã biến đổi người phụ nữ thành một thực thể, tâm hồn khác hẳn. Cú sốc “nặng nề” ấy là lời bào chữa khá bùi cho những người đàn ông đa cảm, mau quên. Nói sao đi nữa thì đàn ông vẫn thích “hắn” một bên và ta một... bên!
Hà Văn Thịnh (Thanh Niên)

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Rau Đà Lạt ế ẩm

Cô Kim: Đọc bài mà thương nông dân mình đứt ruột! Rau củ quả thì ế ẩm, còn dân thành phố thì ăn đồ Trung Quốc đầy chất độc. Cả hai đều khổ. Hải quan ở đâu mà không ngăn được hàng nhập lậu? Chính quyền làm gì mà bỏ dân tự xoay sở như thế?
Rau Đà Lạt ế ẩm
Thứ Hai, 02/04/2012 23:27
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều loại nông sản giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc ồ ạt tràn vào nước ta khiến rau, củ, quả tại Lâm Đồng rớt giá thê thảm
Hiện giá bắp sú được thu mua tại vườn ở Lâm Đồng chưa tới 1.500 đồng/bắp (gần 3 kg), hành tây 2.000 đồng/kg, khoai tây loại 1 giá 6.000 đồng/kg, su hào 600 đồng/gốc…, giảm từ 2.000 đồng đến 5.000 đồng/kg so với thời điểm này năm trước.
Do lượng rau, củ trong vườn còn rất nhiều nên người trồng khó bán được hàng, nhất là hành tây, khoai tây, bắp sú. Tại huyện Lạc Dương, do hành tây không có người mua nên không ít gia đình đã phá bỏ hoặc thu hoạch về đổ đống trong kho với hy vọng trong thời gian tới, giá loại nông sản này sẽ tăng thì còn vớt vát được chút ít.
Su hào đến kỳ thu hoạch nhưng người trồng tại huyện Đơn Dương - Lâm Đồng đành phải nhổ cho bò ăn
Theo anh Nguyễn Văn Hải (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương - Lâm Đồng), chi phí đầu tư cho một sào hành tây (giống Nhật) khoảng 40 triệu đồng, phải bán giá hơn 4.000 đồng/kg, nhà vườn mới có lãi. Với giá bán hiện nay, nhà vườn chỉ đủ tiền thuê người thu hoạch. Vụ hành tây năm nay, gia đình anh Hải lỗ gần 100 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Hằng (cũng ở thị trấn Thạnh Mỹ), cho biết gia đình chị có 5 sào su hào, chi phí đầu tư hết 25 triệu đồng. Do đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn không thấy thương lái đến mua nên chị phải nhổ về làm… thức ăn cho bò sữa. Phần lớn diện tích bắp sú hiện nay tại TP Đà Lạt và huyện Đơn Dương (khoảng 500 ha) đã quá ngày thu hoạch nên nhà vườn đành bán tháo hoặc phá bỏ để trồng các loại hoa màu khác cho kịp thời vụ.
Ông Nguyễn Văn Bảy, một thương lái ở TP Đà Lạt, lý giải: Nguyên nhân nông sản tại Lâm Đồng rớt giá trong thời gian qua là do không thể cạnh tranh nổi với hàng cùng loại giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc. Không riêng gì hành tây, khoai tây, su hào, bắp cải… bị hàng cùng loại của Trung Quốc “đè bẹp”, hiện đặc sản dâu tây Đà Lạt loại 1 cũng chỉ bán tại vườn với giá 25.000 đồng/kg, trong khi trước đây  luôn dao động ở mức 70.000 đồng - 100.000 đồng/kg.
Ông Huỳnh Ngọc Thận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đơn Dương - nơi trồng rau, củ, quả lớn nhất Lâm Đồng - cho biết không riêng gì những loại nông sản vừa nêu trên có giá “chạm đáy”, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá nhiều loại rau, củ, quả khác cũng xuống thấp hơn cùng thời điểm này những năm trước từ 20% đến 30%.
Theo ông Thận, rau, củ Trung Quốc hiện bán với giá chỉ bằng nửa giá cùng loại trong nước. Nguyên nhân khác khiến nông sản Lâm Đồng tụt giá là từ sau Tết đến nay, do khí hậu lạnh nên các tỉnh miền Bắc có thể trồng được bắp sú, su hào… nên đã tự cung cấp tại chỗ và một phần chuyển vào phía Nam tiêu thụ.
Ông Nguyễn Đức Cứ, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, cho biết từ đầu năm 2012 đến nay, Lâm Đồng vẫn chưa xuất khẩu được lô nông sản nào càng làm cho nhiều loại rau, củ, quả tại đây thêm ế ẩm.
Theo nhận định của các thương lái chuyên thu mua nông sản tại Đà Lạt vận chuyển đi TPHCM và các tỉnh miền Trung tiêu thụ, giá nhiều loại rau ở Lâm Đồng chỉ có thể tăng cao trở lại khi bước vào mùa mưa, lúc lượng hàng từ Trung Quốc nhập về nước ta không còn dồi dào như hiện nay.
Bài và ảnh: THẠCH THẢO (Người Lao Động)
ý kiến
Trần Huỳnh
70% người VN là nông dân. Mà các Bác cứ lo phát triển công nghiệp, bỏ quên những người này? Đừng hỏi tại sao hàng hóa tồn kho, sức mua kém vì tiền đâu mà nông dân mua???
bình bể
Đến mức độ cọng rau, trái ớt cũng nhập về phá nát nền nông nghiệp trong nước. Không hiểu các ngành hữu quan đang làm gì với tình trạng này trong khi giới nhà nông thì sống dở chết dở. Còn người tiêu thụ thì đang đối mặt với các loại thực phẩm đầy chất độc hại từ bên kia biên giới tràn sang. Nếu các vị không có khả năng thì hãy tỏ ra là người có chút liêm sĩ. Hãy nhường chỗ cho người có trách nhiệm gánh vác thay các vị.

70% kiến thức học trong trường là “bỏ đi”

70% kiến thức học trong trường là “bỏ đi”
TT - “Khoảng 70% kiến thức học sinh, sinh viên học được ở trường không sử dụng được khi làm việc. Nhà tuyển dụng khi tiếp nhận sinh viên đều phải đào tạo lại” - ông Lê Hoàng Phúc, Trường CĐ Kinh tế tài chính Vĩnh Long, thừa nhận như vậy tại hội thảo “Vấn đề và giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” do Hiệp hội Các trường CĐ, trung cấp kinh tế kỹ thuật tổ chức tại Trường trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn ngày 30-3.
Trong khi đó, ông Hà Lê Bình - hiệu trưởng Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Tuyên Quang - cho rằng kiến thức và các kỹ năng thực hành, tin học, ngoại ngữ của học sinh, sinh viên đều bị doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình và kém.
Để giải quyết thực trạng này, các đại biểu đề xuất việc giao chỉ tiêu cho các trường phải căn cứ vào nhu cầu xã hội, tăng thời gian thực hành, cắt giảm các môn chung, trường và doanh nghiệp phối hợp trong đào tạo và thực tập cho sinh viên, đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên...
MINH GIẢNG (Tuổi Trẻ)

Lái buôn vũ khí giá rẻ

Lái buôn vũ khí giá rẻ
03/04/2012 3:01
Theo tài liệu tình báo của Mỹ, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh chương trình chế tạo và xuất khẩu vũ khí giá rẻ từ nhiều thập niên trước.
Hồi tháng trước, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế (SIPRI) ở Thụy Điển công bố thống kê cho thấy Trung Quốc hiện xếp thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu vũ khí. Đây chính là kết quả mà Bắc Kinh đạt được sau nhiều năm theo đuổi chương trình vũ khí giá rẻ, chú trọng vào thị trường các nước kém và đang phát triển.
Cách đây chưa lâu, Viện Nghiên cứu RAND, được tài trợ bởi Lầu Năm Góc, công bố tài liệu mang tên Chinese arms production and sales to the third world - Trung Quốc sản xuất vũ khí và bán cho thế giới thứ ba. Đây là một báo cáo mật do quân đội Mỹ thực hiện hồi năm 1990 để đánh giá, phân tích về chương trình phát triển và xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc. Theo đó, nước này bắt đầu cung cấp vũ khí cho nhiều quốc gia từ thập niên 1950 dù Chủ tịch Mao Trạch Đông khi ấy luôn chỉ trích Mỹ và Liên Xô là “lái buôn tử thần”. Sau khi ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu nắm quyền lãnh đạo từ năm 1977, Trung Quốc phát động chương trình “4 hiện đại hóa” gồm cả quân sự. Kể từ đó, Trung Quốc bắt đầu tăng cường cải tiến và xuất khẩu vũ khí.
Sao chép rồi bán rẻ
Tài liệu Chinese arms… đánh giá việc hiện đại hóa vũ khí của Trung Quốc thật ra chủ yếu là sao chép các sản phẩm do Liên Xô sản xuất từ năm 1950 - 1970. Nước này khi đó tập trung xuất khẩu 5 dòng sản phẩm gồm xe tăng, xe bọc thép, tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm và máy bay chiến đấu. Tất cả đều được sản xuất và bán theo nguyên tắc “giá cả phải chăng”.
Trong giai đoạn này, Trung Quốc cung cấp 2 loại xe tăng chiến đấu chủ lực Type-59 và Type-69. Ban đầu, Type-59 dựa theo mẫu xe tăng T-54 danh tiếng của Liên Xô. Đến đầu thập niên 1960, Trung Quốc tung ra loại tăng Type-69 được nâng cấp từ Type-59 với các trang bị hiện đại như thiết bị hồng ngoại để tác chiến ban đêm, hệ thống chống vũ khí sinh học, hóa học… “Hiện đại” như thế nhưng tăng Type-69 lúc đó chỉ có giá 300.000 USD, bằng 1/5 so với giá bán của T-54 do Liên Xô sản xuất. Bên cạnh đó, Trung Quốc tung ra các mẫu xe bọc thép chở quân giá chỉ xấp xỉ 100.000 USD trong khi sản phẩm tương tự của Liên Xô đắt hơn vài lần. Trong đó, Bắc Kinh chủ yếu cung cấp xe bọc thép Type-531 bị cho là sao chép từ mẫu BMP-1 của Liên Xô, trang bị 1 súng máy và chở được 13 binh sĩ.
Theo tài liệu trên, Trung Quốc còn chế tạo các loại tên lửa đất đối không giống các tên lửa SAM danh tiếng của Liên Xô. Điển hình như dòng tên lửa HQ-2 do Trung Quốc bán ra là “anh em song sinh” của SA-2 mà Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, loại HN-5 của Trung Quốc cũng bị cho là lấy mẫu từ dòng SA-7. Các loại tên lửa chống tàu thủy do nước này sản xuất cũng hầu như “hao hao” vũ khí Liên Xô.
Ngoài ra, Trung Quốc ra sức nâng cấp các loại máy bay chiến đấu mà nước này tự chế tạo, bắt đầu từ mẫu J-5 được sản xuất theo bản quyền chiếc MiG-17F do Liên Xô chuyển giao. Trong thập niên 1970, Trung Quốc tăng cường xuất khẩu dòng chiến đấu cơ J-6 (sao chép lại MiG-19) và bắt đầu tung ra mẫu J-7 được phát triển từ loại MiG-21. Sau đó, nước này ra sức mở rộng thị trường xuất khẩu cho J-7 khi không chỉ cạnh tranh với MiG-21 mà còn hướng đến những khách hàng muốn mua F-16 do Mỹ sản xuất. Lúc bấy giờ, Bắc Kinh chào hàng J-7 với giá chỉ 3 triệu USD mỗi chiếc, rẻ bằng 1/5 so với con số 15 triệu USD của F-16, tất nhiên J-7 kém xa F-16 về mọi mặt. Với chiến lược giá rẻ, Trung Quốc thu hút mạnh mẽ khách hàng “ít tiền” trên khắp thế giới, chủ yếu là thị trường châu Á và châu Phi. Danh sách các nước mua vũ khí Trung Quốc ngày càng dài thêm như: Bangladesh, Cameroon, Congo, CHDCND Triều Tiên, Pakistan, Sudan, Tanzania…
Không quân Ấn Độ dính “hàng nhái”?
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ hồi giữa tháng 3, trong vòng 3 năm qua, không quân nước này bị rơi 33 chiến đấu cơ và trực thăng vì “trục trặc kỹ thuật” khiến 31 phi công thiệt mạng. Trong đó, hầu hết là máy bay do Nga sản xuất. Phản ứng trước những sự việc trên, Đại sứ Nga tại Ấn Độ Alexander Kadakin trả lời phỏng vấn báo Hindustan Times cho rằng New Delhi đã mua phụ tùng không chính hãng.
Trong khi đó, tờ Times of India dẫn lời một số chuyên gia cho hay phần lớn số máy bay rơi vốn không còn được Nga sản xuất và chỉ có Trung Quốc vẫn tiếp tục cung cấp phụ tùng. Vì thế, các chuyên gia nhận định Ấn Độ có thể đã mua thiết bị thay thế “dỏm” từ Trung Quốc, hoặc thông qua nước thứ ba. Theo một số chuyên gia, dù Trung Quốc thường sao chép nhiều loại máy bay của Nga nhưng vẫn chưa đủ sức làm chủ công nghệ. Do đó, phụ tùng do nước này sản xuất kém chất lượng, ẩn chứa nhiều rủi ro.
Trùng Quang -Ngô Minh Trí (Thanh Niên)


Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Xin hỏi bà Vụ phó: “Chúng con ăn gì để sống?”

Xin hỏi bà Vụ phó: “Chúng con ăn để sống?”
Chủ Nhật, 01/04/2012 12:09
Con đọc o thấy Vụ phó Vụ Tiền lương - Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Bích Thu i tại cuộc họp báo của bộ chiều 28-3 rằng, sẽ cố gắng đến năm 2018, điều chỉnh lương tối thiểu của công chức đảm bảo nhu cầu tối thiểu, khoảng 3 triệu đồng/tháng và phụ cấp công vụ khoảng 30%.
Thưa bà,
Mẹ con hiện là công chức tại một quận của TPHCM. Ba con trước đây là giáo viên dạy môn giáo dục công dân ở một trường THPT. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do đồng lương giáo viên eo hẹp, ba con không thể dạy thêm như giáo viên các môn tiếng Anh hay Toán, Lý, Hóa nên đành phải bỏ nghề về chạy xe ôm.
Hiện nay, thu nhập của mẹ con mỗi tháng được chừng 5 triệu đồng. Khoản thu nhập ấy chỉ đủ để đóng tiền học cho hai chị em con (đứa lớn học lớp 11, đứa nhỏ học lớp 5) và trả tiền thuê nhà, tiền điện nước...
6 năm nữa, mới nâng lương của công chức lên mức sống tối thiểu là 3 triệu đồng/tháng
Xin thú thật là hiện con đang học trường tư. Không phải vì con học quá kém mà vì năm thi chuyển cấp, do quá tự tin vào sức học của mình nên con đã ghi sai cả 3 nguyện vọng. Kết cục là con trượt cả 3 và phải học trường tư. Ngôi trường con học cũng vào loại thường thường bậc trung nhưng học phí hai buổi đã mất 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Đó là còn may mắn vì trường không thu lắt nhắt khoản này, khoản kia trong năm và con không phải học thêm.
Còn đứa em út của con, hiện đang học trường điểm của quận. Ba mẹ con không muốn em thua sút bạn bè, nhất là sau này phải thi trượt như con nên đã ráng sức cho em học thêm, mỗi tháng vừa tiền bán trú, tiền học thêm tổng cộng cũng phải hơn 1 triệu đồng.
Chưa hết, vì ba mẹ con quá nghèo nên đến giờ vẫn phải ở thuê. Mỗi tháng tiền nhà, tiền điện, tiền nước, vệ sinh, dân phòng… cũng mất hơn 2 triệu đồng. Vậy là xem như 5 triệu đồng tiền lương, phụ cấp của mẹ con đã đi đứt!
Thế nhưng cả nhà con vẫn phải sống. Bằng cách là, sáng nào mẹ con cũng chiên một chảo cơm nguội với bột ngột, nước mắm, tóp mỡ cho cả nhà; riêng em út thì ưu tiên hơn, được cho 5 ngàn đồng ăn xôi sáng hoặc bánh mì không.
Buổi trưa, mẹ ăn cơm ở cơ quan, ba đi chạy xe rồi ăn cơm bụi; con về nhà bỏ bụng bằng tô mì gói, loại mì sá, không có bao bì, nhãn hiệu mà mẹ mua mỗi lần một bao to tướng “cho rẻ”.
Buổi tối thì khá hơn. Mẹ đi làm về tạt ngang qua chợ mua ít thịt, cá, rau củ về nấu cho cả nhà một bữa cơm nóng. Thật tình, con rất thích bữa tối vì ít ra thì con cũng được ăn một bữa cơm đúng nghĩa của nó.
Nhưng bà Vụ phó có biết, tất cả những thứ đó không phải từ đồng lương công chức của mẹ con mà từ những giọt mồ hôi mặn chát của ba con - người thầy giáo phải bỏ nghề để chạy xe ôm! Thử hỏi, nếu ba không chạy xe ôm thì chúng con sống bằng gì?
Đó là nói ở thời điểm năm 2012 này, thu nhập của mẹ con lên tới 5 triệu đồng mỗi tháng. Vậy mà con không hiểu sao các ông, các bà, các cô bác ở trên kia lại tính toán cách nào, căn cứ vào đâu mà đến năm 2018, tức là đến 6 năm nữa, mới cố gắng nâng lương của cán bộ công chức lên tối thiểu 3 triệu đồng mỗi tháng. Với mức tiền lương ấy thì, thưa bà, con lại phải hỏi: “Chúng con ăn gì để sống? Mẹ con ăn gì để sống mà cống hiến, phục vụ?”.
Nhiều khi nhìn người ta đi ăn hàng quán sang trọng; nhìn bạn bè tiêu tiền vung vít, được đi chơi đây đó, được xem văn nghệ, vui chơi, giải trí... con rất thèm thuồng và ước ao: “Phải chi mẹ mình đừng làm công chức”.
Phạm Thị Huyền Trang
[Quay lại]
 Có 79 ý kiến
Anh Dũng
01/04/2012 12:20
Chào cháu bé. Sao cháu còn bé mà hỏi bà Vụ trưởng một câu quá khó trả lời vậy? Nhưng không sao cháu à, cháu đừng lo xa như vậy. Trong cái khó sẽ ló cái khôn. Tới lúc đó Mẹ cháu sẽ biết tham nhũng, hối lộ để mà sống, sống khỏe và không chừng còn giàu lên nữa ah. Cháu cứ yên tâm mà học hành cho giỏi cháu nhé.
Trương Kim Loan
01/04/2012 12:33
Huyền Trang à, cô lấy làm tiếc cho con vì mẹ con là công chức chứ không phải là CÁN BỘ.
xã luận thời nay
01/04/2012 12:35
Xăng,điện,gas,phí...tăng 1 năm 2,3 lần. Lương tăng 6 năm 1 lần...Nghẻo!
chinhnguyen
01/04/2012 12:44
Có lẻ ý bà Vụ phó này nói lương tối thiểu 3 triệu là chưa nhân với hệ số (Ví dụ SV mới tốt nghiệp ĐH hệ số lương là 2,34 x 3tr thì thu nhập mỗi tháng khoảng 7 triệu, chưa kể phụ cấp khác). Tôi nghĩ chắc bà Vụ phó nhầm hoặc chúng ta hiểu sai ý bà vụ phó chứ chắc chắn đến năm 2018 mà thu nhập tối thiểu là 3 triệu thì không thể nào sống nổi đâu.
Việt
01/04/2012 12:44
Chắc có nhầm lẫn thế nào về con số chứ làm gì mà phấn đấu đến 2018 lương tối thiểu 3 triệu đồng? Tôi còn nhớ khoảng năm 1955, nhà thơ Chế Lan Viên đã có bài thơ " Bữa cơm thường trong bản nhỏ" thấy cuộc sống cũng khá lắm đấy chứ. Không nhẽ sau hơn nửa thế kỷ lại thụt lùi? Bữa cơm thường trong bản nhỏ (Trích) Từ có Bác cuộc đời chợt sáng, Bát cơm no ngày tám tháng ba, Cơm thơm ăn với cá kho, Công đức Bác Hồ bản nhớ nghìn năm, Bác thương dân chăm ăn chăm mặc, Em đi chợ đồng bằng bán hạt sa nhân. Tháng giêng thêu áo may quần, Tháng hai trảy hội mừa xuân hãy còn, Lớp bình dân cuối thôn em học, Người thêm khôn đất mọc thêm hoa, Chim khôn chim múa chim ca, Bản em có Bác như nhà có trăng, Muối lên rừng tay bưng tay đặt, Bộ đội Bác lên rừng công tác em thương, Khi xưa lên núi không đường, Giờ anh lên núi bản Mường đợi anh, Ra vườn xanh hái nhành vải đỏ, Xuống ruộng vàng gặt bó lúa hương, Ngày vui nấu bữa cơm thường, Thết anh cán bộ lên Mường giúp dân.
Huy
01/04/2012 12:47
Em à! Mình hỏi như người đó cũng như không thôi! Họ đã trải qua hay tận mắt chứng kiến những cuộc sống nghèo khổ của người dân đâu nên thay vì than phiền về những "lời hứa suông ấy" em hãy cố gắng học để sau này con cái của em không giống như em hiện nay. Chúc em học giỏi!
nhanh-mu-u
01/04/2012 12:49
Đọc bài viết của cháu thật là hay,... "con rất thèm thuồng và ước ao: “Phải chi mẹ mình đừng làm công chức”. Hổng biết sao đến khúc này sao cổ họng nó nghẹn lại.Công chức các nước người ta thật sung túc ,còn công chức của nước ta quá bèo.Thật tội nghiệp
Quang Minh
01/04/2012 12:51
Hiện nay việc gì cũng phải báo cáo thủ tưởng, vậy thủ tướng có sống nổi với mức lương 3 triệu không ?Thủ tưởng có tin rằng các quan chức sống bằng tiền hoa hồng ít nhất 10%-30% trong các dự án không?
Cậu Hai
01/04/2012 12:52
Lấy dân làm gốc,mà khổ cái là gốc nuôi thân và nuôi ngọn.
Nguyễn Văn Nguyễn
01/04/2012 12:52
Nếu Mẹ bạn là môt cán bộ trung cấp thôi thì bạn tha hồ bạn vung vít tiền bạc.
Dương
01/04/2012 13:06
Mẹ cháu phải tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện.
Nguyễn Thành Hải
01/04/2012 13:07
Cháu Trang (và phụ huynh) chưa hiểu lương tối thiểu là gì cả. Lương thực nhận (thu nhập) được tính theo công thức: Lương thực nhận = Lương tối thiểu x hệ số lương. Nếu hệ số lương của mẹ cháu là 3.0 và lương tối thiểu là 3.000.000 đ, thì lương thực nhận sẽ là: 3.000.000 đ x 3 = 9.000.000 đ. Tất cả công chức, viên chức chúng ta đều mong muốn Nhà nước sớm tăng và tăng mạnh mức lương tối thiểu và hệ số lương ngay từ năm 2012 và hàng năm điều chỉnh theo chỉ số giá để kịp thời giúp mọi người trang trải cuộc sống.
vinh son
01/04/2012 13:09
6 năm nửa thì bà xuống chức rồi. Và người khác lên thay cũng hứa tiếp. Lạm phát khi đó sẽ tăng gấp 3 lần. Cuối cùng dân vẫn khổ.
Q. Bình
01/04/2012 13:09
Cháu cố gắn học sau này trở thành BÀ VỤ TRƯỞNG VU TIỀN LƯƠNG!
Tám Nông Dân
01/04/2012 13:09
Lại một kiểu "Rất đau lòng khi thấy lương nhân viên chỉ 7.3 tiệu đồng/tháng". Mấy "sếp" chỉ nhìn bảng báo cáo rồi nói, chứ có thèm "nhúng tay" vào đâu mà biết. Công nhận làm cán bộ sướng thật!!!
Thiện Ngọc
01/04/2012 13:22
Bà Vụ trưởng có nghe đứa trẻ thơ còn tuổi ăn tuổi học mà đã phải lo nghĩ cho bữa ăn của gia đình hay không? Đây cũng tiếng nói của người dân lương thiện như chúng tôi
Huỳnh Đàn
01/04/2012 13:23
Các cán bộ có ai sống được lâu với tiền lương đâu, phần lớn họ sống được, sống khỏe là nhờ phần "bổng" ấy mà.
Tư Lu
01/04/2012 13:25
Đây là sự thật cuộc sống hằng ngày mà người dân và các viên chức quèn phải đối mặt chứ không phải là hình ảnh "ảo" do các quan chức ngồi trong phòng lạnh hay trên tháp ngà tưởng tượng ra!
Tư Cafe
01/04/2012 13:36
Thời buổi bây giờ chỉ có cán bộ lương ít, lộc nhiều mới đủ sống. Còn viên chức thì với đồng lương ít ỏi nhưng cộng nhiều khoản bảo hiểm, phí, quỹ...thì méo mặt.
trần Ngọc Bích
01/04/2012 13:40
Công chức tôi thấy bây giờ đa số là: Việc nhẹ, lương cao, người ta kỹ sư, cử nhân thất nghiệp quá trời không ai nói, đằng này quá trời công chức 1 tuần làm có 5 ngày giờ hành chính, thứ 7, chủ nhật vi vu nghỉ. Ai cảm thấy khổ, không thể tiếp tục công việc thì cứ việc xin nghỉ tìm công việc ở 1 công ty ngoài mà làm cho có nhiều tiền, cái ghế mà các cán bộ công chức để lại tôi nghỉ sau mấy phút đồng hồ là sẽ được lấp lại ngay. Có tài thì cứ ra ngoài mà vùng vẫy, chứ cứ ngồi 1 chỗ mà kêu khóc thì không thể thay đổi được số mạng đâu, đời còn rất nhiều người khổ lắm, có việc làm " công chức " nhà nước là niềm mong mỏi của biết bao người rồi. " Ôi ước mơ ".
Sáu Xị
01/04/2012 14:02
Tôi không tin là bài viết này của mọt học sinh trung học. Ít ra cũng là có sự trợ giúp của người lớn. Tác giả bài viết đã hiểu sai khái niệm "lương tối thiểu", nhưng do vấn đề này mang một nội hàm rất nhạy cảm nên nhiều người bức xúc "nhảy" vô phê phán. Trường hợp này, ban biên tập báo nên giải thích rõ cho độc giả tiếp tục thảo luận. Thế mới là xây dựng.
cô Minh đen
01/04/2012 14:05
Thật tiếc cho mẹ cháu không làm Bà Lớn để cho cháu đỡ khổ. Sếp của mẹ cháu ăn hết rồi "đành chịu". Còn không thì công ty đang trên đường phá sản làm ăn bết bát nợ lương công nhân viên như công ty  của cô đến cuối năm, ngày cuối của tháng gọi là ngày tận tháng cùng của năm mới có ứng lương, còn có chiêu này nữa mượn hộ khẩu cán bộ công nhân viên để thế chấp ngân hàng; còn ra Tết nợ lương là bài ca muôn thưở. Thôi nói mẹ về nhà "gánh bún ốc" bán như Kim Lan TGĐ của cô hay nói với nhân viên ".
QUANG NHÂN3
01/04/2012 14:17
Cháu Huyền Trang thân mến: Mẹ cháu và bao nhiêu người công chức khác đều có một cái chung là sống vào đồng lương. Khi nào cháu lớn lên bằng mẹ cháu thì cháu sẽ hiểu.Cháu hãy tự hào là mình có một bà Mẹ như bao bà mẹ công chức khác đều sống có cuộc sống trong sạch. Chào cháu.
chinh chiến
01/04/2012 14:28
Huyền Trang ơi! Con đừng kêu khổ, bác đây mười mấy năm đánh giặc, một đống huân chương, lương hưu có 3,6 triệu đồng nuôi thêm anh út đi học có kêu ai đâu!?...
Nguyễn Phước
01/04/2012 14:30
Càng than thở càng khổ thêm cháu à. Hồi bác còn làm công chức, háo hức chờ dự án giá - lương - tiền : bình ổn giá, làm cơ sở tính lương, rồi đổi tiền. Cuối cùng thì chỉ có đổi tiền và chấm hết. Giá tăng vèo vèo, mỗi lần công bố sắp nâng lương là mỗi lần giá tăng. Bây giờ giá tăng siêu tốc, lương còm tăng theo lộ trình con rùa, các thuế GT-VT đòi sinh ra như nấm sau mưa. Khổ cho ba của cháu chạy xe ôm sắp phải nộp vài ba thứ thuế nữa. Cháu có thấy vẫn còn may không khi gạo, thịt cá, rau quả tăng, điện cũng đòi tăng, xăng tăng ngất trời nhưng muối và nước mắm chỉ tăng từ từ. Còn may.
KIỀU QUYÊN
01/04/2012 14:38
Bà vụ phó quan liêu, bà nói đến năm 2018 lương công chức tối thiểu là 3 triệu đồng. Thử hỏi bà vụ phó với 3 triệu đồng thời điểm hiện nay bà có đủ sống chưa chứ nói gì đến 6 năm nữa....
VÕ THANH XUÂN
01/04/2012 14:55
Không biết mức lương tối thiểu 3tr thực tế lãnh được bao nhiêu? Nếu chỉ đúng là 3tr thì tôi thấy ngay tại thời điểm hiện nay,những người ở tại thành phố lớn đã sống không nổi rồi chứ đừng nói gì đến năm 2018. Chưa nói thời giá đến năm 2018 (theo đà lạm phát hiện nay) có thể 3tr đồng chỉ mua được 1 ổ bánh mì thì sao?
Tien
01/04/2012 15:03
Đúng rồi, lương tối thiểu là chưa cộng với hệ số. Cháu yên tâm học cho tốt nhé. Còn vấn đề mình muốn nói đây là chuyện sao có nhiều người giàu quá hay nên có cái gì như hồi xưa nhường cơm xẻ áo gì đó như thời bao cấp ấy. Nghĩ đến chuyện các đại gia tiệc tùng cưới hỏi mà xót... Sao mình ghét và xem thường kẻ xa xỉ thế nhỉ? Rất ngưỡng mộ những người làm việc nhân đạo...
chính ngôn
01/04/2012 15:04
Huyền Trang ơi, cháu cố gắng học cho nhanh rồi tham gia công tác phường để đến năm 2018 cháu đã là cán bộ quận rồi, nếu có ai họ hàng đỡ đầu thì chỉ độ chục năm nữa cháu là trưởng phòng gì đó ở quận là cháu yên tâm mà SỐNG KHỎE cháu nhé. Lúc đó 3 triệu chỉ là tiền quà vặt của con cháu thôi và kể từ đó cháu sẽ thấy ĐỜI ĐẸP lắm cháu ạ.
Ho Dat
01/04/2012 15:10
Đại diện cho cơ quan nhà nước để đề nghị mức lương tối thiểu cần phải chia vùng kinh tế, tạo cơ chế thích nghi linh hoạt để tránh chủ quan, lương tối thiểu phải xây trên nhiều yếu tố trong đó thị yếu tố thị trường, sự đóng góp vùng miền (điều này các vị bỏ qua), năng lực làm việc của xã hội (càng ngày càng có trình độ, áp lực công việc, rủi ro v.v..) nên hạn chế thể hiện quyền lực khi liên quan cuộc sống của cô bác trong xã hội
chính ngôn
01/04/2012 15:13
Cậu hai nói chí lí lắm...
Trần Đình Dũng
01/04/2012 15:15
Đọc bài báo trên của TG Phạm thị Huyền Trang , tôi tự nhận biết rằng câu phát ngôn của bà Nguyễn Thị Bích Thu là không có ý nghĩa minh mông vô định , thứ nhất là đến lúc đó bà Thu có còn làm việc hay nghĩ, hoặc chuyển công tác khác ,tương tự như tôi đã nghe, nhìn thấy trong xã hội, là người mẹ thường dùng để trấn an con, khi con đang đòi hỏi một thứ đang cần cho cuộc sống hoặc phương tiện dùng đễ phục vụ học tập hằng ngày , mà người mẹ chưa đáp ứng được hoặc với mức thu nhập của gia đình khó có thể đáp ứng được ,ví dụ mua chiếc xe máy chẳng hạn . Người mẹ hứa cho qua cơn khát của con rằng : Con ráng học giỏi... đợi thời gian tới, mẹ sẽ dành tiền mua xe cho con ! Cũng như bà Thu, xã hội hiện nay mọi người dân toàn xã hội đang cần cấp cho cuộc sống trong thời bão giá và lạm phát, mà bà Thu dùng thuật ngữ đánh tráo đến năm 2018 đễ trấn an cho những thành phần hưởng lương cấp thấp, trong các cơ quan công quyền, còn những cán bộ có chức có quyền thì nói đến lương là chuyện nhỏ như con thỏ !?
La To
01/04/2012 15:20
Cháu Hưyền Trang không hiểu được tấm lòng của bà Vụ phó Tiền lương và các quan rồi..., 3triệu VNĐ năm 2018 mua được 1 chiếc xe ô tô của hãng AUDI đó.
Huy Trung
01/04/2012 15:23
Hãy nói chuyện trước mắt đã, nói gì xa vậy. Công chức chúng tôi đợi chờ mỏi mòn đến tháng 5/2012 để được tăng lương, thời gian trước Tết ngồi tính nhẩm thấy còn vừa đủ tiêu nếu tiết kiệm, thế nhưng trong hai tháng vừa qua quả thực là bị sốc nặng; lương chưa tăng mà giá xăng, gas, một số loại thực phẩm, sữa cho trẻ con... đã tăng đến mấy chục phần trăm rồi, coi như sự mong mỏi đã thành mây khói. Bà vụ trưởng nói đến năm 2018, tức là còn 6 năm nữa, không biết lúc đó giá cả nó đã lên đến vệ tinh Vinasat1 chưa mà khẳng định đảm bảo nhu cầu tối thiểu. Tôi thấy có rất nhiều chuyên gia, kể cả chuyên gia nước ngoài họ góp ý kiến về cải cách tiền lương rất khoa học sao các ông, các bà không lắng nghe mà làm theo. Ở nước ngoài, khi người ta có chủ trương cải cách vấn đề gì đó thì họ làm rất khẩn trương, rốt ráo, còn ở nước mình thì cứ lê thê, khệnh khạng, làm mới xong có khi lại thay đổi. Thực sự chúng tôi không còn hưng phấn ngồi nghe đề án này, đề án nọ hoặc lộ trình này lộ trình kia nữa rồi.
Tam
01/04/2012 15:30
Ngày càng nhiều chuyện cười muốn lộn ruột với các quan chức nhà ta.
nguyễn xuân trường
01/04/2012 15:31
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.Vụ phó Vụ Tiền lương - Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Bích Thu có biết điều này không!?
trung ngôn
01/04/2012 15:34
Hàng ngũ công chức VN hiện tại không ai sống nổi bằng lương hết, ai cũng biết điều này mà...
Kẹo mút
01/04/2012 15:40
Trước tiên, các bác phải hiểu lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu? 830,000đ đấy. Như vậy cần phải có lộ trình tăng lương lên 3 triệu đồng, đùng 1 cái mà đòi tăng lên thì không thể được, còn đợi đến 6 năm thì lâu quá. Ở mức lương tối thiểu hiện tại đúng là thấp thiệt, nhưng nhiều ý kiến cho rằng lương tối thiểu 3 triệu sống không nỗi ở thời điểm hiện tại là hiểu sai rồi. Nếu ở mức này thì ai cũng muốn đi làm công chức cả? Không muốn phải đi làm bên ngoài đâu cho cực.
Hò văn Tèn
01/04/2012 15:49
Bài viết của con thật cảm động, tuy còn nhỏ mà có tâm thức của một người con hiếu thảo, biết lo xa giùm ba mẹ. Trước mắt con tập trung học tập đã, mọi chuyện lo sau.
Trần Công Lý
01/04/2012 15:52
Cuối năm 1983 (thời bao cấp), khi tôi ra trường do nhận công tác vùng Đồng Tháp Mười nên hưởng 100% lương khởi điểm (khỏi ăn lương tập sự), thời nầy gạo 50xu/kg. Với lương nầy quy ra được 126 kg gạo. Thời 2012, lương khởi điểm mới 2,34 cộng với 10% phụ cấp công vụ. Nếu khỏi trừ BHYT, BHXH, trừ gì gì thêm nữa cả thì được 2.136.420 đồng (PC công vụ chỉ mới có vài tháng gần đây), mua được 125,6 kg gạo (17.000 đ/kg). Tính ra bây giờ không hơn lương thời bao cấp bao nhiêu, trong khi giai đoạn nầy nhiều khoản chi hơn rất nhiều. Hy vọng bà Vụ phó nói lương tối thiểu 3.000.000 đồng là của Hệ số 1. Mong sao vật giá từ giờ đến năm 2018 vẫn giữ như hiện nay, chứ cứ tăng nữa thì ... NHƯ KHÔNG.
TH
01/04/2012 15:54
Kêu cái gì mà kêu! Ngó xem nông dân kìa, mấy hạt lúa ngoe còn phải đóng bao nhiêu là phí. Có ai chết đâu! Con kêu bà ấy cho mẹ con nghỉ luôn cái phận công chức còm, làm phó thường dân như các cô, còn khổ nữa!
Tám Truyện
01/04/2012 15:55
Cháu hỏi làm gì . Bà ấy quên không nói đến năm 2018 lương tối thiểu là 3 triệu nhưng vật giá lúc đó tăng bao nhiêu lần so với hiện nay . Do vậy đó có phải là tăng lương không , chỉ có bà ấy biết . Hãy coi đó như câu chuyện vui thôi.
An Nhiên
01/04/2012 15:58
Chào bé Huyền Trang! Chú không biết thư cháu có bao nhiêu phần sự thật? Nghĩa là cháu có phải là HS lớp 11 không? Thư có phải hoàn toàn do cháu viết không? Ba cháu có phải là giáo viên "mất dạy" làm xe ôm không? Mẹ cháu có phải là công chức ở quận không?... Thắc mắc nhiều lắm, vì thư cháu viết có vẻ rất kỹ càng, thâm thúy... nhưng vì mẹ cháu là công chức mà lại chẳng hiểu gì về lương thiểu? Ba cháu, lương giáo viên lại thua chạy xe ôm hay sao? Không dạy thêm được thì chạy xe ôm ngoài giờ... sao lại bỏ (mất) dạy?
Trà Quang Doan
01/04/2012 16:26
Mấy người có học còn kêu ca được, chứ như bọn nông dân chúng tôi chưa biết khái niệm lương như thế nào, chỉ biết mỗi năm hai mùa trên mảnh ruộng 360 mét vuông, bỏ công bỏ vốn lãi được vài chục ký lúa tính ra được khoảng 200 ngàn/năm. Vậy mà con cũng phải đi học, đói thì chịu,vay mượn để sống cho qua năm. Ai có kêu thì kêu giùm nông dân chúng tôi một tiếng! Với nông dân ở miền Trung như chúng tôi thì dẫu đến năm 2020 mà thu nhập được 1,5 triệu/ tháng là huy hoàng quá rồi.
Mạnh Hùng
01/04/2012 17:13
Có thể lúc đó bà ấy về hưu rồi nên giờ nói gì cũng được!!!
Tèo
01/04/2012 17:39
Cháu Trang thân mến. Nguyên Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo đã hùng hồn tuyên bố: "Đến năm 2010 tất cả giáo viên sẽ sống được bằng đồng lương." Cháu yên tâm học tập cho thật giỏi. Đừng lo lắng quá.
huynh toan
01/04/2012 17:57
Nói theo cách của bộ trưởng giao thông là thế này "đây là những trường hợp cá biệt", "phải biết hi sinh vì cái chung chứ",... Ước gì vấn đề tăng lương cho "cán bộ công chức" được thúc đẩy nhanh và cao như là cách bộ trưởng Thăng đang làm với ngành giao thông thì hay biết mấy. Nhưng rất tiếc, tôi ngày càng cảm thấy các chính sách nào có lợi cho dân thì ngày càng chậm và ít. ví như: điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân thì rất chậm và rất "nhỏ giọt" chưa điều chỉnh đã thấy lỗi thời rồi. Còn việc thu "phí để người tiêu dùng "hạn chế" đi lại của chính mình" thì được làm quá nhanh.
Nguyễn Đức Chính
01/04/2012 18:51
Cháu nên nói với bố mẹ cháu là hãy làm việc ở thành phố . Khi ăn uống thì đến " Mù Căng Chải" nhé .
Võ thái Hà
01/04/2012 19:13
Cháu Trang à, tất cả chúng ta đều phải sống và sẽ sống. Cháu cứ cố gắng học tập thật tốt đễ không phụ lòng cha mẹ. Có lẽ, ( và thành thật xin lỗi cháu) cháu chưa thấy được những công chức khác sống như thế nào đâu. Họ mua xe hơi, mua đất, con họ học trường quốc tế, du học, tất cả không phải từ đồng lương đâu.
Võ minh Hải
01/04/2012 19:17
Nếu tôi làm như bà vụ trưởng, tôi không cần ăn lương mà tôi vẫn sống khỏe, chứ cần chi 3.000.000đ/tháng cho mệt....
ngọc lan
01/04/2012 19:20
Mệt! nói làm gì cho mỏi miệng, ráng mà cày đóng thuế...
HUY
01/04/2012 19:42
Cháu Trang ơi, khi phát biểu người ta vẫn còn nghĩ dân mình còn sống thời bao cấp, phải thắt lưng buộc bụng để cho...
tran dung
01/04/2012 19:43
Thật lòng mà nói với đồng lương như thế thì làm sao đất nước chúng ta phát triển và giàu được, đã vậy vật giá cứ leo thang phải đóng đủ thứ các loại tiền nước, điện, gas,xăng,thuê nhà và chi phí mọi thứ cho cuộc sống hằng ngày và chưa kể mỗi khi bệnh tật chi phí phải vay mượn để lo, hàng năm cũng nói là có tăng lương nhưng đến mỗi tháng nhận lương thì không thấy gì thậm chí lương còn giảm xuống. Cứ như thế cuộc sống của công viên chức làm sao mà đủ sống, chính vì thế mà cuộc sống sẽ khó khăn rồi suy nghĩ tìm cách lạm phát được lúc nào hay lúc đó, kéo theo hệ lụy cho con cháu phải tiếp theo lạm phát. Thiết nghĩ các vụ trưởng các ngành nên xem xét cho mức sống của người dân không nhiều cũng ít phải ngang tầm với các nước trong khu vực thì mọi thứ sẽ được thay đổi 1 cách toàn diện cuộc sồng sẽ ấm no và hạnh phúc và có nhiều sức khỏe để giúp ích cho dất nước giàu đẹp thêm, và qua đó mọi chi phí lo toan trong cuộc sống sẽ được đóng phí và thu phí 1 cách tốt đẹp không phải than phiền nếu dịch vụ và chất lượng song hành với nhau.
Thuận
01/04/2012 19:56
Bạn An Nhiên à, chắc chắn bạn kg phải là giáo viên hoặc có người nhà là GV, GV lo dạy hết giờ, làm xong bổn phân thì còn chạy xe ôm gì nổi, xe ôm là phải thường trực ngồi ngoài đường chờ khách bạn biết kg? Anh Sáu Xị à, cứ cho là bài viết này do người lớn tính toán giúp cho cô bé này thì đã sao? Bài viết này nêu lên vấn đề khó khăn giữa lương và cuộc sống cho chúng ta giải quyết hay góp ý thôi. Nếu cha hay mẹ cô bé viết thì chúng ta có góp ý kg? Chắc chắn là có, vậy thì có gì là khác nhau? Tôi nghĩ kg cần hỏi xoáy chuyện đó làm gì, làm như vậy có vẻ chúng ta châm chọc moi móc kẻ yếu thế đang cần giúp đỡ hoặc tệ hơn là kiếm cớ bênh vực cho những ông bà có quyền chức mà phát ngôn trái lòng dân.
đỗ ca văn
01/04/2012 20:10
chinhchuyn thân mến ơi, biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe....
le giang
01/04/2012 20:10
n nhỏ mà con nghĩ lớn hơn cả bà vụ trưởng một bộ làm lương cho xã hội, con giỏi lắm, bác sẽ bầu con làm bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH để còn lo cuộc sống cho dân chứ không phải là công chức. Mà khi con làm bộ trưởng, con nhớ ba mẹ con là công chức, không phải cán bộ như con nhé.
Nguyễn Quang Hồng
01/04/2012 20:12
Theo tôi hiểu, mức lương tối thiểu hiện tại đang là 830 ngàn đồng, tức là hệ số 1. Vậy thì bà Vụ phó đặt vấn đề đến 2018 đưa mức tối thiểu lên 3 triệu, tức là gấp 3,6 lần hiện nay. Nếu đúng như vậy thì đây là một cố gắng đáng ghi nhận đấy chứ. Vấn đề không phải là con số tuyệt đối, mà nên xem lúc đó số tiền 3 triệu đồng tương đương với bao nhiêu đô-la Mỹ. Hy vọng rằng lương tăng nhanh hơn giá.
cùi bắp
01/04/2012 20:14
chào cháu bé, cháu cũng đừng buồn cho hoàn cảnh mình nhé, cháu ơi bà Vụ phó này có sống bằng lương đâu mà cháu hỏi khó thế. chúc gia đình cháu cố vượt qua khó khăn nhé.
Nguyen Song Giang
01/04/2012 20:32
Tài năng chạy đi đâu ?? Tôi có đứa cháu ra trường Y về công tác Bệnh viện huyện ở khoa khám bệnh, mỗi tháng thực lãnh các khoản < 2 triệu rưỡi. Sau ba năm cơ quan cho đi học CK1 Tai mũi họng, ra trường vẫn tiếp tục lương trên. Khổ quá cháu bỏ nhiệm sở về TP công tác, bị thông báo đào nhiệm, vay mượn đền trên hai mươi triệu đi học. Hiện tại lương tại BV # 10 triệu, chiều phụ thầy tiểu phẩu dịch vụ thu nhập thêm 20 triệu/tháng. Do cuộc sống đành bỏ ước mơ đoàn thể dù cháu nó rất tích cực, gương mẫu trong lối sống, trong công tác. Như vậy chúng ta thấy dù tốt nghiệp Đại học Y loại giỏi, có chuyên khoa mà công tác trong hệ thống công lập không nuôi được thân, làm sao nuôi bản thân chứ chưa nói nuôi nỗi gia đình. Theo bà Vụ phó năm 2018 lương căn bản 3 triệu x 2.5 =7,5 triệu, lúc đó xăng dầu, điện nước, phí, thuế…vợ + con . Lại cũng nghèo hoài.
Lê Mỹ Hà
01/04/2012 20:33
Cháu ạ! chỉ khi nào mấy vị làm tiền lương, lao động chuyển đổi vị trí với mấy vị làm xăng dầu, điện nước & ... GTVT (và ngược lại) thì lương mới tăng và giá thì mới giảm. Cháu hãy ... đợi đấy!
Phạm Thanh Phong
01/04/2012 20:35
Cháu cứ yên tâm, công chức không ai sống bằng lương. Chỉ có người dân là khổ thôi.
Nguyễn Huỳnh
01/04/2012 20:38
Còn nhớ ông bộ trưởng Bộ GDĐT cũng hứa 4 năm sau giáo viên sống được bằng lương. Qua 4 năm đề án tăng lương cũng chưa có nhưng giáo viên có ai chết đâu.
Phan Đông
01/04/2012 20:43
Đừng hiểu sai về mức lương tối thiểu. Hiện nay mức này là 830.000 đ. Tăng lên đến 3 triệu là một cố gắng lớn. Ví dụ, như tôi, đang là công chức nhà nước (không phải viên chức đâu nhé), nếu tăng lương tối thiểu lên 3 triệu thì hàng tháng tôi nhận trên 15 triệu đồng (hệ số lương trên 5).
vũ văn yên
01/04/2012 20:45
Cháu ơi lo nghĩ sớm quá là già nhanh đó nha, câu hỏi của cháu bà vụ trưởng không trả lời được đâu vì bà đâu có sống bằng lương như chú và mẹ cháu. Không biết bài viết của cháu bé có đến với bà và  các ngành các cấp hay không?
Hulk
01/04/2012 20:51
@An Nhiên: Tất nhiên không phải cháu bé viết rồi. Nếu cháu bé mà viết được thì có phải đáng buồn hơn sao. Bạn đi lạc đề rồi, vấn đề ở đây không phải là ai viết. Vấn đề là bố cháu bé "mất dậy" - (ngôn ngữ bạn dùng- không biết bạn có dạy con bạn loại ngôn ngữ này không - nếu có thì bạn hãy cẩn thận một vãi Luyện tương lai nhé) vì anh ta dạy môn Giáo dục công dân. Ai đã từng đi học đều biết môn này bị xem nhẹ nên bố cháu mới phải bỏ nghề vì lương không đủ. Đa phần mọi người cũng biết một phần vì môn học này bị xem nhẹ nên mới có nhiều vãi Luyện đến thế. Vấn đề thứ 2 là sao cứ phải có lương cơ bản. Sao không trả huỵch toẹt người ta lương đúng theo sức lao động và ngày công đi. Sao cứ phải lương cơ bản rồi nhân hệ số cho mất thời gian.
Tunguyen
01/04/2012 21:58
Cháu nêu ra xúc động quá. Nhưng tuổi của cháu lúc này là cố gắng học cho giỏi vì tương lai của các cháu còn dài.Điều kiện như hiện nay còn khó khăn hơn nữa đấy. Hôm nay chính phủ vừa công bố 2200 doanh nghiệp giải thể, 9700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động ( Vietnamnet. 01.4.2012).Như vậy sẽ tiếp tục có hàng triệu người thất nghiệp nữa đấy. những người này còn chẳng có gì để mà ăn...Tình cảnh lúc này là thế đấy.
Trần Tuấn
01/04/2012 22:39
Bà con nghe cho kỹ: bà Vụ phó sẽ "cố gắng ... đến ... năm 2018" !
Kien Nghe
01/04/2012 22:42
- Cháu cứ cố gắng học nhé. Rồi cháu sẽ được làm công chức như mẹ cháu (nếu cháu may mắn). Chứ như chú bây giờ muốn xin làm công chức thì cũng khó lắm đấy. - Mẹ cháu thu nhập một tháng 5 triệu đồng cũng là khá đấy. Chứ như chú đây không có bằng cấp, đi làm công nhân tháng chỉ có hơn 2 triệu. Dù sao cũng cảm ơn cháu.
Trần Tuấn
01/04/2012 22:47
Tôi đọc bài viết mà không nhịn cười được, từng đoạn, từng đoạn phải ôm bụng mà cười, nước mắt thì ướt nhòe nhưng vẫn phải cười lăn. Vợ hỏi tôi cười gì vậy ? Cô ấy bước đến đọc, và , cũng cười lăn quay, xong, nói : "Trên ấy" toàn thế nào ấy !? - Toàn Tiến Sỹ và Thạc Sỹ không đó em.
danden
01/04/2012 22:48
Cháu có suy nghĩ giống như con chú, nó còn hỏi tại sao các bạn khác (có cha mẹ làm cán bộ) các bạn ấy vương giả lắm, đi học bằng ô tô, túi lúc nào cũng rủng rỉnh vài trăm... làm chú thấy đắng lòng. Nhưng chú tin cháu và con chú sau này sẽ là công dân tốt, vì các cháu đã hiểu được giá trị của mình.Tất nhiên là cô chú và cha mẹ cháu phải gồng mình hơn nữa, nhịn bớt điếu thuốc, ly cafe dồn hết cho con cái mình và tuyệt đối không ăn cắp vì nếu ăn cắp, cô chú không đủ tư cách dạy con.
Lê Văn Nhớ
01/04/2012 23:07
Ở ngoài lương công chức tính làm sao? có như nước mình không?
Lộc
01/04/2012 23:13
Tội nghiệp cho cháu đã sinh ra ở vùng đất "hứa". Càng làm lớn lại càng "hứa". Năm nào cũng "hứa", "hứa" thì nhiều mà làm thĩ chẳng ra gì và chẳng được là bao. Thôi cháu hãy ráng học cho thật giỏi để có ngày cháu trở thành cán bộ "tốt", "hứa" và "làm". Chúc gia đình cháu gặp nhiều may mắn hơn.
Trần Ai
01/04/2012 23:16
Cháu Trang à ! Cháu kể chuyện mà chú cũng buồn theo ! Cháu cố gắng học thật giỏi , nhất là tiếng Anh, may ra kiếm suất du học ! Học thật giỏi thành người có năng lực thật sự thì những điều tốt đẹp sẽ đến với cháu ! Đừng nên theo nghề giáo của ba cháu nhé ! Chú cũng là nhà giáo đây, cách đây mấy năm ông bộ trưởng cũng hứa nhiều chuyện lắm mà rồi có giải quyết được gì đâu. Ba cháu may mắn là có sức khoẻ chạy được xe ôm chứ như chú thì cũng bó tay, ráng mà đi dạy để kiếm đồng lương thôi ! Hiện giờ hai vợ chồng chú một tháng được 8 triệu đồng cũng phải nuôi 2 em nhỏ ăn học cũng đã thấy toát mồ hôi hột rồi. Chắc bà vụ trưởng nói lộn đấy thôi ! Nhưng chú thấy công nhân hiện nay mỗi tháng cũng chỉ được 2 triệu tiền lương chớ mấy mà phải vất vả suốt ngày, may mắn là mình còn đỡ hơn vì bố mẹ đã cho chú được miếng cơm độn củ mì để học đại học. Hãy nhìn về tương lai cháu nhé ! Chúc cháu học giỏi !
Công chức nghèo
01/04/2012 23:16
Gửi Bà Vụ Phó và các quan trên Bộ Nội vụ tính giùm. Em dốt. Hiện em đang làm công chức của 1 sở, lương 11năm = 3,33 x 830 = 2,7 triệu (tính tròn) chưa trừ BHYT, BHXH..... Vợ em làm giáo viên cấp II, lương cộng phụ cấp = 3triệu. Nhà em nuôi 2 cháu nhỏ, 1 cháu học lớp 3, một cháu 3 tuổi, một mẹ già không có lương, tổng số nhà em 05 khẩu. Tổng thu nhập nhà em từ lương của cả 2 vợ chồng là 5 triệu/tháng. Một tháng em phải chi phí như sau ạ: Cháu lớn tiền học + ăn ở trường + học thêm = 1,2 triệu; cháu nhỏ, tiền gửi trẻ là 1,3 triệu/tháng + tiền ăn gồm sữa (hạn chế) thức ăn cả ngày 60 ngàn, tiền ăn cả nhà rất tiết kiệm 100ngàn/ngày cộng lại 1 tháng = 4,8 triệu. Tiền điện 500 ngàn, tiền điện thoại và mạng internet 400 ngàn. Tiền xăng xe đi lại của em hàng ngày em đi và về 40km, hết 25 ngàn tiền xăng x 22 ngày + 30 ngàn tiền ăn 1 bữa x 22 ngày. Đấy nhờ các bác tính giùm. Xim lưu ý là để sống được đến ngày hôm nay là cả 2 vc em đều phải lăn như bi làm thêm (vợ dạy thêm, làm tư vấn bảo hiểm, em thì tất, cứ gì làm có tiền là làm) và thống kê của em là chưa đầy đủ vì còn khoản ma chay, cưới xin, giỗ chạp...rất mong các Bác bề trên tính giùm em cái.
huy nguyen
01/04/2012 23:18
Đồng ý với ý kiến của e. Tôi không hiểu các ông/bà có cơ sở nào mà đưa ra tuyên bố như vậy? Các ông/bà có tính trượt giá chưa và hãy đặt mình vào vị trí người dân nghèo, đừng ngồi trên cao mà tuyên bố như vậy.
Kim Hường
02/04/2012 00:20
Cháu Trang à, các ông bà lớn hứa sống được bằng lương, lương nuôi được 1 người... cô nghe từ rất lâu rồi. Nghe riết rồi nhàm luôn vì các vị vừa thông báo lương lên 1 thì giá cả ngoài chợ lên 2, vậy đó cháu ạ. Lúc nhỏ cô cũng như cháu, thèm bộ đồ mới, đôi dép mới... Cô nhớ lại lời Ba cô dạy: "Nhìn lên thì hỏng bằng ai. Ngó xuống thì cũng hỏng ai bằng mình". Cháu được ba mẹ lo như vậy hơn rất nhiều bạn không được đi học như mình, đúng không cháu? Cố gắng học thật giỏi, kiếm được nghề kha khá tiền để gia đình mình bớt khổ. Làm công chức lương thì tăng nhỏ giọt, giá cả tăng vùn vụt; cháu phải học thật giỏi, làm chức lớn lớn thì mới mong đổi đời.
Phạm Khắc Tiến
02/04/2012 00:43
Ừ, thì bố mẹ nghèo quá con cái xót ruột nên "than vãn" tí thôi, chứ cô bé này hiểu tất tần tật mọi ngóc ngách của vấn đề rồi. Thử lúc nào cháu ghé Ủy ban chỗ cháu ở, hỏi lương ông chủ tịch phường được bao nhiêu, chắc không cao hơn lương mẹ cháu đâu, ấy thế có thấy bác nào than khổ để chuyển nghề đâu?! Giáo viên cũng thế, có người dạy thêm thu cả tỉ (báo mới đăng đó). Bà Vụ phó hiểu quá rõ, nên chắc đối tượng bà ấy muốn nói là những người lãnh lương công chức ở "chức vụ" cỡ: lao công, tạp vụ... thôi!
anan
02/04/2012 06:40
Tất cả những lời hứa đến năm... tôi đều không muốn nghe ,tôi chỉ muốn nghe hiện để đồng cảm với sự khó khăn của đa số người dân Chính phủ có động thái gì ?
BẢY BÙ LON
02/04/2012 06:41
Bà Vụ Phó này ngồi mát ăn t ng...