CLB Nhà Vui chúng ta có chương trình học giáo lý căn bản từ năm 2008, lấy quyển ĐỐ VUI PHẬT PHÁP làm giáo trình. Lớp Phật học đã mở hai khóa, khóa thứ nhất từ 2008 đến 2010, khóa thứ hai từ đầu năm 2011. Các bạn đã có sách để tham khảo. Nhưng trang nhà xin đăng lại các bài học để các bạn tiện sử dụng trong trường hợp không có sách bên mình, hoặc vì những mục đích khác. Cảm ơn các bạn đã nỗ lực học tập.
LỜI NÓI ĐẦU
Kính bạch Chư tôn đức,
Kính thưa Quý vị Phật tử!
Chúng con xin trân trọng giới thiệu bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP đến cùng chư vị với tâm nguyện góp một phần nhỏ vào việc chia sẻ những lời Phật dạy cho lớp trẻ hôm nay. Cuốn sách được hình thành từ năm 2001, khi chúng con thử nghiệm tổ chức những lớp học Phật pháp cho các em thiếu nhi ở những vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An... Khi ấy, vì thiếu thốn giáo trình dành cho thiếu nhi, chúng con đành mạo muội tự biên soạn để có cơ sở giảng dạy. Tài liệu tham khảo lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vừa làm, vừa áp dụng vào thực tế, chúng con đã rút kinh nghiệm chỉnh sửa dần dần. Đến nay, đã thử nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn em, nhận thấy tương đối phù hợp và đạt hiệu quả tốt nên chúng con mới dám xuất bản một cách chính thức, mong sẽ hỗ trợ cho những ai có nhu cầu học Phật có thêm một tài liệu để tham khảo.
Chúng con biên soạn bộ sách này chủ yếu dành cho đối tượng thiếu nhi từ 12 đến 18 tuổi (trong lứa tuổi học sinh từ lớp 6 đến lớp 12), nên chủ trương theo tiêu chí ngắn gọn, bỏ bớt các thuật ngữ Hán-Việt, hoặc câu nào, chữ nào có thể chuyển sang các từ thuần Việt và từ ngữ hiện đại thì chúng con thay đổi triệt để. Qua quá trình giảng dạy, chúng con nhận thấy bộ não trẻ em chỉ tiếp nhận có hạn, không nên phát triển bài học quá dài dòng, các em dễ bị rối. Chỉ nên dạy những điều căn bản nhất, sau này các em học cao hơn sẽ biết cách tự đào sâu vấn đề.
Mục lục các bài học được sắp xếp theo trình tự sao cho qua mỗi bài học các em đều có thể áp dụng ngay lời Phật dạy vào đời sống thực tiễn, tạo được niềm hạnh phúc trong hiện tại. Thí dụ, nếu em nào chẳng may không có điều kiện theo học hết chương trình thì chỉ với những bài học trong Tập I cũng có đủ các vấn đề căn bản để em áp dụng và gặt hái hạnh phúc. Còn những bài thuộc về nghiên cứu sâu xa hơn thì sắp xếp lui dần về gần cuối chương trình.
Chúng con chọn tên cho bộ sách là ĐỐ VUI PHẬT PHÁP vì toàn bộ các bài học đều được thiết kế theo hình thức hỏi-đáp ngắn gọn từng câu, như thế sẽ rõ ràng, dễ hiểu cho các em, và khi kiểm tra giáo viên có thể sử dụng ngay câu hỏi trong bài, không cần phải soạn. Hai chữ ĐỐ VUI còn tạo tâm lý thoải mái hơn cho người học, bởi chương trình trong nhà trường phổ thông đã quá nặng nề, nếu chúng ta lại đề cập đến chữ “học” thì các em sẽ ngán ngại. Kèm theo đó là một số bài hát dân gian mà chúng con đã lồng vào những nội dung giáo lý, cốt sao cho các em có thể tiếp thu Phật pháp bằng con đường âm nhạc vui vẻ, mau thuộc. Đồng thời đó cũng là cách góp phần giữ gìn nghệ thuật truyền thống trong lớp trẻ trước tình trạng văn hóa nước ngoài đang xâm chiếm rất mạnh, có nguy cơ làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam.
Để trang sách nhẹ nhàng, vui mắt, tạo sự phấn khởi cho trẻ em, chúng con đã sử dụng một số hình ảnh minh hoạ sưu tầm được rải rác nhiều nơi. Vì không có điều kiện tìm biết tác giả là ai nên chúng con chỉ biết gửi đến lời xin lỗi và cảm ơn các tác giả, xin hoan hỷ cho chúng con sử dụng với mục đích ấn tống phục vụ chứ không phải kinh doanh lợi nhuận.
Và không chỉ với lớp trẻ, mà qua quá trình thử nghiệm chúng con còn nhận thấy cả những người Phật tử sơ cơ cũng tiếp thu bộ sách này dễ dàng. Vậy có thể áp dụng cho các đạo tràng mới bắt đầu học Phật. Chỉ cần vị giảng sư hay giáo viên soạn giáo án thay đổi một chút theo từng đối tượng cụ thể. Nhân đây, chúng con cũng có vài mẫu giáo án gợi ý in ở cuối sách, kính mong góp thêm tư liệu để chư vị tham khảo.
Kính thưa Quý chư vị,
Lớp trẻ là tương lai của xã hội, tương lai của Phật pháp. Các em không những cần được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, mà còn về trí tuệ, tâm hồn, đạo đức để có một sức đề kháng trước cái xấu, cái ác. Phật giáo đang góp phần tích cực vào công cuộc giáo dục đó. Chúng con hy vọng nhiều lớp Phật học thiếu nhi sẽ được mở ra khắp các tỉnh thành, để có hàng triệu, hàng triệu công dân trẻ Việt Nam sớm được tiếp cận với nền giáo dục tốt đẹp của Phật Đà, trở thành những người hữu dụng cho đất nước, cho nhân loại. Và hy vọng bộ sách nhỏ này sẽ góp thêm chút niềm vui cho quý chư vị cũng như cho các em thiếu nhi trong thời gian học Phật. Vâng, học mà vui, vui mà học, mới sinh niềm Pháp hỷ. Còn về những thiếu sót không sao tránh khỏi của tập sách, chúng con xin lắng nghe quý chư vị góp ý, chỉ dạy với lòng tri ân sâu sắc.
Nam Mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật
Thành phố Hồ Chí Minh, 2008
Phật tử DIỆU KIM
Kính thưa Quý vị Phật tử!
Chúng con xin trân trọng giới thiệu bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP đến cùng chư vị với tâm nguyện góp một phần nhỏ vào việc chia sẻ những lời Phật dạy cho lớp trẻ hôm nay. Cuốn sách được hình thành từ năm 2001, khi chúng con thử nghiệm tổ chức những lớp học Phật pháp cho các em thiếu nhi ở những vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An... Khi ấy, vì thiếu thốn giáo trình dành cho thiếu nhi, chúng con đành mạo muội tự biên soạn để có cơ sở giảng dạy. Tài liệu tham khảo lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vừa làm, vừa áp dụng vào thực tế, chúng con đã rút kinh nghiệm chỉnh sửa dần dần. Đến nay, đã thử nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn em, nhận thấy tương đối phù hợp và đạt hiệu quả tốt nên chúng con mới dám xuất bản một cách chính thức, mong sẽ hỗ trợ cho những ai có nhu cầu học Phật có thêm một tài liệu để tham khảo.
Chúng con biên soạn bộ sách này chủ yếu dành cho đối tượng thiếu nhi từ 12 đến 18 tuổi (trong lứa tuổi học sinh từ lớp 6 đến lớp 12), nên chủ trương theo tiêu chí ngắn gọn, bỏ bớt các thuật ngữ Hán-Việt, hoặc câu nào, chữ nào có thể chuyển sang các từ thuần Việt và từ ngữ hiện đại thì chúng con thay đổi triệt để. Qua quá trình giảng dạy, chúng con nhận thấy bộ não trẻ em chỉ tiếp nhận có hạn, không nên phát triển bài học quá dài dòng, các em dễ bị rối. Chỉ nên dạy những điều căn bản nhất, sau này các em học cao hơn sẽ biết cách tự đào sâu vấn đề.
Mục lục các bài học được sắp xếp theo trình tự sao cho qua mỗi bài học các em đều có thể áp dụng ngay lời Phật dạy vào đời sống thực tiễn, tạo được niềm hạnh phúc trong hiện tại. Thí dụ, nếu em nào chẳng may không có điều kiện theo học hết chương trình thì chỉ với những bài học trong Tập I cũng có đủ các vấn đề căn bản để em áp dụng và gặt hái hạnh phúc. Còn những bài thuộc về nghiên cứu sâu xa hơn thì sắp xếp lui dần về gần cuối chương trình.
Chúng con chọn tên cho bộ sách là ĐỐ VUI PHẬT PHÁP vì toàn bộ các bài học đều được thiết kế theo hình thức hỏi-đáp ngắn gọn từng câu, như thế sẽ rõ ràng, dễ hiểu cho các em, và khi kiểm tra giáo viên có thể sử dụng ngay câu hỏi trong bài, không cần phải soạn. Hai chữ ĐỐ VUI còn tạo tâm lý thoải mái hơn cho người học, bởi chương trình trong nhà trường phổ thông đã quá nặng nề, nếu chúng ta lại đề cập đến chữ “học” thì các em sẽ ngán ngại. Kèm theo đó là một số bài hát dân gian mà chúng con đã lồng vào những nội dung giáo lý, cốt sao cho các em có thể tiếp thu Phật pháp bằng con đường âm nhạc vui vẻ, mau thuộc. Đồng thời đó cũng là cách góp phần giữ gìn nghệ thuật truyền thống trong lớp trẻ trước tình trạng văn hóa nước ngoài đang xâm chiếm rất mạnh, có nguy cơ làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam.
Để trang sách nhẹ nhàng, vui mắt, tạo sự phấn khởi cho trẻ em, chúng con đã sử dụng một số hình ảnh minh hoạ sưu tầm được rải rác nhiều nơi. Vì không có điều kiện tìm biết tác giả là ai nên chúng con chỉ biết gửi đến lời xin lỗi và cảm ơn các tác giả, xin hoan hỷ cho chúng con sử dụng với mục đích ấn tống phục vụ chứ không phải kinh doanh lợi nhuận.
Và không chỉ với lớp trẻ, mà qua quá trình thử nghiệm chúng con còn nhận thấy cả những người Phật tử sơ cơ cũng tiếp thu bộ sách này dễ dàng. Vậy có thể áp dụng cho các đạo tràng mới bắt đầu học Phật. Chỉ cần vị giảng sư hay giáo viên soạn giáo án thay đổi một chút theo từng đối tượng cụ thể. Nhân đây, chúng con cũng có vài mẫu giáo án gợi ý in ở cuối sách, kính mong góp thêm tư liệu để chư vị tham khảo.
Kính thưa Quý chư vị,
Lớp trẻ là tương lai của xã hội, tương lai của Phật pháp. Các em không những cần được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, mà còn về trí tuệ, tâm hồn, đạo đức để có một sức đề kháng trước cái xấu, cái ác. Phật giáo đang góp phần tích cực vào công cuộc giáo dục đó. Chúng con hy vọng nhiều lớp Phật học thiếu nhi sẽ được mở ra khắp các tỉnh thành, để có hàng triệu, hàng triệu công dân trẻ Việt Nam sớm được tiếp cận với nền giáo dục tốt đẹp của Phật Đà, trở thành những người hữu dụng cho đất nước, cho nhân loại. Và hy vọng bộ sách nhỏ này sẽ góp thêm chút niềm vui cho quý chư vị cũng như cho các em thiếu nhi trong thời gian học Phật. Vâng, học mà vui, vui mà học, mới sinh niềm Pháp hỷ. Còn về những thiếu sót không sao tránh khỏi của tập sách, chúng con xin lắng nghe quý chư vị góp ý, chỉ dạy với lòng tri ân sâu sắc.
Nam Mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật
Thành phố Hồ Chí Minh, 2008
Phật tử DIỆU KIM
TẬP I
BÀI 1: GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT
1. Chữ Đạo nghĩa là gì?
Chữ Đạo có ba nghĩa:
1. Con đường: như nhân đạo, thiên đạo, địa ngục đạo, súc sanh đạo v.v...
2. Bổn phận: như đạo thầy trò, đạo vợ chồng, đạo làm người v.v...
3. Chân lý tuyệt đối, cái sáng suốt sẵn có nơi mỗi chúng sanh: còn gọi là tánh Phật, Chân như... Chúng ta thường hiểu chữ Đạo trong Phật giáo theo nghĩa này.
2. Chữ Phật nghĩa là gì?
Phật là bậc đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn. Chữ Phật không chỉ riêng một đức Phật nào, mà là danh từ chung chỉ cho tất cả những ai đã tu hành đạt đến sự giác ngộ sáng suốt.
3. Giác ngộ có mấy bậc?
Giác ngộ có ba bậc:
1. Tự giác: là tự mình giác ngộ do công phu tu tập, thoát khỏi sự si mê tăm tối trong cõi trần.
2. Giác tha: nghĩa là mình đã giác ngộ rồi lại đem những phương pháp tu tập dạy cho chúng sanh khác cũng được giác ngộ như vậy.
3. Giác hạnh viên mãn: là sự giác ngộ hoàn toàn và thành tựu đầy đủ mọi hạnh nguyện, lợi mình và lợi người. (Bồ Tát cũng là bậc đã giác ngộ cho mình và cho người nhưng chưa trọn vẹn, chỉ có Phật mới được gọi là giác hạnh viên mãn).
4. Đạo Phật nghĩa là gì?
Đạo Phật có hai nghĩa chính:
1. Là con đường đưa chúng sanh từ mê lầm tới giác ngộ, từ đau khổ tới an vui.
2. Là phương pháp sống sao cho cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc ngay trong hiện tại, không cần chờ đợi ở cõi khác hoặc đời kiếp nào khác.
5. Đạo Phật có từ lúc nào?
Ÿ Nếu theo nghĩa là “sự sáng suốt sẵn có nơi mỗi chúng sanh” thì đạo Phật đã có từ vô thỉ, không có điểm khởi đầu, vì chúng sanh cũng có từ vô thỉ.
Ÿ Nếu theo nghĩa lịch sử thì đạo Phật có trước đạo Thiên Chúa 544 năm. Thí dụ: tính đến năm 2001 thì đạo Phật đã có được 2001 + 544 = 2545 năm. Nói gọn lại thì đạo Phật đã có từ cách đây hơn 25 thế kỷ (hơn 2.500 năm).
6. Ai khai sáng đạo Phật?
Người khai sáng đạo Phật là đức Phật Thích-ca Mâu-ni, nên ta gọi ngài là Đức Bổn Sư.
7. Lợi ích của đạo Phật là gì?
Đạo Phật có ba lợi ích:
1. Với tinh thần từ bi, đạo Phật làm cho nhân loại yêu thương nhau hơn.
2. Với tinh thần bình đẳng, đạo Phật làm cho xã hội công bằng, hạnh phúc.
3. Với ánh sáng trí tuệ, đạo Phật làm cho con người bớt si mê lầm lạc, bớt gây điều tội lỗi.
8. Giáo lý của đạo Phật gồm những gì?
Giáo lý đạo Phật gồm có Kinh, Luật, Luận, gọi chung là Ba tạng kinh điển.
– Kinh: là văn bản ghi lại những lời Phật dạy khi Ngài còn tại thế.
– Luật: là những nguyên tắc đạo đức mà Phật đã chế định cho các đệ tử tu tập những điều lành, răn chừa các điều dữ.
– Luận: là những sách phần lớn do các đệ tử Phật viết ra để biện luận, bàn giải rõ ràng nghĩa lý mầu nhiệm trong kinh.
Chữ Đạo có ba nghĩa:
1. Con đường: như nhân đạo, thiên đạo, địa ngục đạo, súc sanh đạo v.v...
2. Bổn phận: như đạo thầy trò, đạo vợ chồng, đạo làm người v.v...
3. Chân lý tuyệt đối, cái sáng suốt sẵn có nơi mỗi chúng sanh: còn gọi là tánh Phật, Chân như... Chúng ta thường hiểu chữ Đạo trong Phật giáo theo nghĩa này.
2. Chữ Phật nghĩa là gì?
Phật là bậc đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn. Chữ Phật không chỉ riêng một đức Phật nào, mà là danh từ chung chỉ cho tất cả những ai đã tu hành đạt đến sự giác ngộ sáng suốt.
3. Giác ngộ có mấy bậc?
Giác ngộ có ba bậc:
1. Tự giác: là tự mình giác ngộ do công phu tu tập, thoát khỏi sự si mê tăm tối trong cõi trần.
2. Giác tha: nghĩa là mình đã giác ngộ rồi lại đem những phương pháp tu tập dạy cho chúng sanh khác cũng được giác ngộ như vậy.
3. Giác hạnh viên mãn: là sự giác ngộ hoàn toàn và thành tựu đầy đủ mọi hạnh nguyện, lợi mình và lợi người. (Bồ Tát cũng là bậc đã giác ngộ cho mình và cho người nhưng chưa trọn vẹn, chỉ có Phật mới được gọi là giác hạnh viên mãn).
4. Đạo Phật nghĩa là gì?
Đạo Phật có hai nghĩa chính:
1. Là con đường đưa chúng sanh từ mê lầm tới giác ngộ, từ đau khổ tới an vui.
2. Là phương pháp sống sao cho cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc ngay trong hiện tại, không cần chờ đợi ở cõi khác hoặc đời kiếp nào khác.
5. Đạo Phật có từ lúc nào?
Ÿ Nếu theo nghĩa là “sự sáng suốt sẵn có nơi mỗi chúng sanh” thì đạo Phật đã có từ vô thỉ, không có điểm khởi đầu, vì chúng sanh cũng có từ vô thỉ.
Ÿ Nếu theo nghĩa lịch sử thì đạo Phật có trước đạo Thiên Chúa 544 năm. Thí dụ: tính đến năm 2001 thì đạo Phật đã có được 2001 + 544 = 2545 năm. Nói gọn lại thì đạo Phật đã có từ cách đây hơn 25 thế kỷ (hơn 2.500 năm).
6. Ai khai sáng đạo Phật?
Người khai sáng đạo Phật là đức Phật Thích-ca Mâu-ni, nên ta gọi ngài là Đức Bổn Sư.
7. Lợi ích của đạo Phật là gì?
Đạo Phật có ba lợi ích:
1. Với tinh thần từ bi, đạo Phật làm cho nhân loại yêu thương nhau hơn.
2. Với tinh thần bình đẳng, đạo Phật làm cho xã hội công bằng, hạnh phúc.
3. Với ánh sáng trí tuệ, đạo Phật làm cho con người bớt si mê lầm lạc, bớt gây điều tội lỗi.
8. Giáo lý của đạo Phật gồm những gì?
Giáo lý đạo Phật gồm có Kinh, Luật, Luận, gọi chung là Ba tạng kinh điển.
– Kinh: là văn bản ghi lại những lời Phật dạy khi Ngài còn tại thế.
– Luật: là những nguyên tắc đạo đức mà Phật đã chế định cho các đệ tử tu tập những điều lành, răn chừa các điều dữ.
– Luận: là những sách phần lớn do các đệ tử Phật viết ra để biện luận, bàn giải rõ ràng nghĩa lý mầu nhiệm trong kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét