Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Môi trường âm nhạc đang bị ô nhiễm

Môi trường âm nhạc đang bị ô nhiễm
Thứ Tư, 20/07/2011 00:29
(NLĐ) - Tại buổi báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011 của Liên hiệp Các Hội văn học nghệ thuật TPHCM diễn ra ngày 18-7, GS Ca Lê Thuần, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp Các Hội văn học nghệ thuật TPHCM, cho rằng môi trường âm nhạc ở TPHCM đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Thực trạng này được phản ánh rõ nét trên mạng internet mà công luận đặt tên là “thảm họa”, thậm chí còn diễn ra khá phổ biến trên một số kênh truyền hình.
Hội Âm nhạc TPHCM đang có kế hoạch tổ chức hội thảo mang chủ đề Đời sống âm nhạc hiện nay nhằm tìm những giải pháp cải thiện đời sống âm nhạc, đặc biệt là nhạc trẻ.
THUỲ TRANG (báo Tuổi Trẻ)

Ý kiến:
Chính vì thế nên khi các bạn về sinh hoạt tại Funny Home, cô Kim đã tập cho các bạn hát những bài nhạc PG, nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Văn Cao, nhạc tiền chiến. Đó là góp phần nâng cao thẩm mỹ âm nhạc của các bạn. 

Có người bảo, sở thích mỗi người mỗi khác, không thể bắt người này thưởng thức giống người kia. Đúng, chúng ta tôn trọng sở thích cá nhân, nhưng đừng quên định hướng sở thích đi vào con đường lành mạnh. Không định hướng, con người sẽ tiếp nhận vàng thau lẫn lộn, mà khi đã quen với cái xấu rồi thì khó mà loại trừ nó ra khỏi tâm thức. Nó trở thành một thói quen, một cái gu, một nhân cách. 

Thí dụ, đứa trẻ không có định hướng sẽ thích chơi đánh bài, vào vũ trường, đua xe, nhậu nhẹt hơn là đi học, đi nghe nhạc, đọc sách, vẽ v.v... Muốn chỉnh sửa lại thói quen này đâu đơn giản! Hoặc nhiều bạn bây giờ đã quen nghe nhạc "tào lao", khi cho nghe nhạc Trịnh, hoặc Phạm Duy thì...nghe không nổi. Vì không đủ trình độ để thẩm âm những giai điệu đẹp, ca từ sang trọng. 

Thôi thì, tập lại, định hướng lại, cũng còn kịp. Tuổi hai mươi của các bạn còn nhiều khả năng tiếp nhận cái mới, hy vọng đừng bị cuốn vào loại âm nhạc hỗn loạn hiện nay.

Nhớ lời Khổng Tử dạy: Nhìn vào nhạc mà biết xã hội lúc ấy thế nào. Nhạc phản ánh tâm cảm, tâm thức, đạo đức con người rất rõ. 
Nghe nhạc thời bây giờ, đối chiếu với một lớp trẻ sống cuồng, sống vội, sống hời hợt, rỗng tuếch, thấy quá phù hợp. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét