Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

SÂN KHẤU 2012 - LÁ CŨ THAY MÀU


SÂN KHẤU 2012 - LÁ CŨ THAY MÀU
ANH VŨ (đã đăng báo Thời Nay)
Trong không khí rộn ràng chào đón Noel và năm mới 2013, sân khấu TP.HCM lại bận rộn với những tiết mục mới để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, một “khoảng lặng” để chiêm nghiệm lại những gì đã qua là rất cần thiết để ớng tới những thời cơ, thách thức đang chờ phía trước.
KINH DỊ, TÌNH YÊU LÊN NGÔI
Sau một thời gian im ắng, dòng kịch kinh dị từng làm dấy lên làn sóng tranh luận trong giới chuyên môn lẫn người xem nay đã quay trở lại. Kịch bản mới không nhiều, cả năm chỉ có 4 vở trên tổng số 34 vở được dàn dựng là Am khuya (Nhà hát Thế Giới Trẻ), 2-4-6 (Kịch Phú Nhuận), Áo cho người chếtBiệt thự ma (Kịch Sài Gòn). “Ma mới” bớt, nhưng “ma cũ” thì vẫn dày đặc. Quả tim máu, Căn hộ 404, Thứ 6 ngày 13, Người vợ ma 1 & 2 dựng cách đây vài năm vẫn chiếm sốợng áp đảo trên lịch diễn của sân khấu Kịch Phú Nhuận. Đặc biệt với Super Bowl thì “ma” phủ kín từ thứ Tư đến Chủ nhật. Nhà hát Thế giới trẻ và Kịch Sài Gòn cũng không tỏ ra kém cạnh với hàng loạt kịch bản Biệt thự ma, Quỷ, Hồn ma báo oán, Hoạ hồn, Lầu hoang v.v… Khác với những năm trước, các vở mới đã tiết chế bớt hình ảnh bạo lực, thay vào đó yếu tố hài hước và giáo dục được khắc họa đậm nét hơn. Ngoài ra, tính logic trong nội dung bối cảnh, tâm lý nhân vật cũng phần nào cải thiện, giảm bớt tình trạng “áp đặt” khán giả. Chẳng hạn vở 2-4-6 tuy mô-típ không mới, nhưng đủ hợp lý, cùng lối diễn xuất tưng tửng của Minh Nhí kết hợp với Hồng Vân rất “bợm”, một câu chuyện đau buồn thoắt cái trở thành hài kịch mà vẫn đầy ý nghĩa. Thêm một điểm son của làng kịch kinh dị 2012 này, Áo cho người chết gần như là một vở bi kịch, đủ sức lấy nước mắt của người xem bằng cái tình, cái nghĩa. Kịch kinh dị nhưng những giọt nước mắt và tiếng vỗ tay đồng cảm lại nhiều hơn những tiếng la hoảng sợ. 
Không đình đám như kinh dị, dòng kịch tình cảm, tâm lý vẫn là “vua” của làng kịch 2012 với sốợng vở diễn lớn nhất trong năm. Từ những kịch bản cũ được phục dựng như chùm kịch Thử yêu lần nữa, Kiều nữ săn đại gia, Đôi bờ… cho đến các vở mới như 29 anh về, Hợp đồng yêu đương, Đo thiên đường… đều có doanh số khả quan. Mà cũng phải, mùa nào người ta chẳng yêu, và những cung bậc tình yêu tuyệt vời ẩn hiện dưi ánh đèn sân khấu bao giờ cũng hấp dẫn. Mỗi sân khấu đều có vài ba vở như thế, với đủ mọi sắc thái. Tình nhân đến với tình nhân (sân khấu Hoàng Thái Thanh) nhẹ nhàng, lãng mạn như một bản tình ca. Hợp đồng yêu đương (Nhà hát Thế Giới Trẻ) thì dễ thương, rộn ràng sức trẻ. Hay một Đảo thiên đường (5B Võ Văn Tần) hài hước mà suy ngẫm. Không chỉ có tình yêu, khán giả còn bắt gặp những khoảng lặng để thấm thía về cuộc sống, về hôn nhân, gia đình, hay cả bóng dáng mình trong đó.
“KHÁT” LỊCH SỬ, VĂN HỌC

Tình trạng khan hiếm đề tài lịch sử vẫn tiếp diễn trong năm 2012, khi chỉ có một vở sử mới duy nhất là Vua thánh triều Lê của sân khấu Idecaf, bên cạnh Bí mật vườn Lệ Chi được phục dựng. Dựng vở lịch sử vốn rất tốn kém, nên các đơn vị biểu diễn càng e dè, không dám mạnh tay đầu tư. Tuy nhiên, cả Vua thánh triều LêBí mật vườn Lệ Chi đều đạt doanh thu khả quan, đồng thời đưc dư luận chuyên môn và người xem khen ngợi. Cứ mạnh dạn đầu tư và lao động nghệ thuật nghiêm túc. Khán giả không bao giờ quay lưng với những tác phẩm sang trọng, công phu và giàu tính nghệ thuật như thế. Những giá trị lịch sử vẫn có vị trí vững chắc trong mỗi con người, bởi đó chính là hồn dân tộc.
Kịch văn học và chính luận xã hội cũng thuộc “hàng hiếm”. Kịch Phú Nhuận tạo nên một “hiện tượng” về khán giả tại Liên hoan sân khấu kịch tại Huế với kịch bản Làm… (phóng tác từ tiểu thuyết Làm đĩ của nhà văn Vũ Trọng Phụng). Được viết gần 80 năm trước, tiếng cười châm biếm sâu cay của Vũ Trọng Phụng lên sân khấu kịch vẫn giữ nguyên giá trị. Tội ác quyền lực của Kịch Sài Gòn thì thẳng thắn tố cáo thói tham nhũng, sa đoạ, bao che lẫn nhau của cán bộ. Một vấn đề xã hội nhức nhối nhưng lại được thể hiện rất mềm mại, không lên gân, giáo điều, khiến khán giả dễ dàng tiếp nhận. Và NSƯT Hoàng Yến quả không phụ lòng khán giả khi có sự “trở về” ngoạn mục trong vở Âm binh tại Nhà hát Thế Giới Trẻ. ợt qua bao khó khăn để làm nghề, chị kiên trì tìm sân khấu cho mình, tìm nhân vật, và cháy hết mình cùng sàn diễn. Hai năm trước có một Đặng Thùy Trâm, bây giờ có Nhi, thân phận người phụ nữ đã làm nên một viên ngọc lấp lánh mà không phải khán giả nào cũng vô tâm quên lãng.
CẢI LƯƠNG CHUYỂN MÌNH CÙNG THỜI ĐẠI
Khác với những năm trước, Hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2012 đặt ra tiêu chí chỉ chấp nhận các vở diễn về đề tài hiện đi. Điều này vấp phải những ý kiến trái chiều, lo ngại sẽ xa rời thế mạnh của cải lương là đề tài lịch sử, cổ trang, hương xa và sẽ khô khan, thiếu hấp dẫn. Tuy nhiên khi liên hoan diễn ra, bằng những cố gắng vượt bậc, các nghệ sĩ đã chứng minh được tính thích nghi của cải lương, làm nên thành công cho các vở diễn Cội nguồn, Tiếng vạc sành (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang). Qua đó phản ánh những mặt trái của xã hội, nhiều vấn đề gần gũi, đi sâu vào đời sống như lợi dụng chức quyền, tệ nạn xã hội,  ma lực đồng tiền, tình yêu, gia đình...
Cơn hồng thuỷ của đạo diễn Nguyên Đạt táo bạo thử nghiệm tìm ra một hình thức cải lương mới, hiện đại hơn, phù hợp với lớp trẻ hơn. Câu trả lời vẫn là một ẩn số, nhưng chắc chắn rằng cải lương không chịu dừng bước, không chấp nhận cái chết, mà phải quẫy đạp để tồn tại và phát triển.
Vở sử duy nhất là Chất ngọc không tan của bà bầu Linh Huyền diễn ra tại Nhà hát lớn Thành Phố. Ấn tượng bởi tính nghiêm túc, sang trọng được trau chuốt đến từng chi tiết. Đã lâu lắm rồi khán giả mới được xem lại lối diễn chân phương sắc sảo mà thật đầy đặn theo chuẩn mực cải lương xưa. Đúng là một “viên ngọc” của năm 2012.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét