Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

BÁO CÁO QUỸ TỪ THIỆN tháng 11-2013



 BÁO CÁO QUỸ TỪ THIỆN  tháng 11-2013

NGÀY
THU
CHI
TỒN

Tồn quỹ tháng 10-2013

16.080.000đ
2-11

ủng hộ sư cô Thông Hảo 1.000.000đ nấu cơm chay từ thiện chùa An Long, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
15.080.000đ
8-11
Đại đức Thích Phổ Hòa (Mỹ) 100$=
2.100.000đ




Tiền thầy Phổ Hòa gởi dành để nấu cơm và bánh trái cho lớp học Phật pháp vừa khai giảng. Trung bình mỗi lần 500.000đ, vậy sẽ nấu được 4 lần
15.080.000đ
20-11

Mua sổ tay tặng lớp học Phật pháp sinh viên 1.105.000đ

20-11

Mua quần áo nam nữ tặng  lớp học Phật pháp sinh viên 3.000.000đ
chú thích: quà tặng này không phải tặng cùng một lúc, mà để tặng dần dần trong nhiều buổi học, mỗi khi các bạn trả lời đúng câu hỏi, hoặc có ý kiến hay, hoặc bắt trúng 5 thăm may mắn
10.975.000đ
20-11
Ptử Nguyệt Như 500.000đ



Sinh viên Đỗ Phương Hoa 50.000đ

11.525.000đ

TỒN QUỸ

11.525.000đ

Lớp Phật học căn bản vừa được cô Diệu Kim khai giảng tại nhà vào ngày 3-11-2013. Đây là khóa thứ 3 tính tại địa điểm 368/54/1 Tôn Đản P4, Q4, TPHCM. Nếu tính hết các khóa trong mười mấy năm đi dạy giáo lý thì cô Kim không nhớ nổi.
Riêng tại căn nhà FUNNY HOME này, cả 3 khóa đều chủ yếu tập trung các em sinh viên. Khi giảng dạy sẽ có chiều sâu hơn, đề cập đến nhiều vấn đề thực tế trong đời sống mà các em phải vướng mắc, xử lý. Vì vậy các em rất thích. Khóa thứ 3 khai giảng có gần 30 em, vì một số em bận về quê hoặc kiểm tra nên chưa có mặt đầy đủ. Hẹn buổi học lần sau.
Thời khóa biểu học mỗi tháng 2 lần, vào sáng chúa nhật cách tuần. Trước kia học đều đặn mỗi tuần, nhưng hiện nay sức khỏe cô Kim kém hơn, và các bạn cũng cần thời gian sinh hoạt nơi khác, nên học cách tuần là tương đối ổn. Những tuần còn lại, có khi chúng ta còn nấu cơm từ thiện nữa.
Thời gian học từ 8g đến 11g. Học xong là ăn trưa với cơm chay và bánh trái.
Chương trình học gồm: -giảng bài căn bản trong quyển sách Đố Vui Phật Pháp –giải đáp thắc mắc về Phật học và đời sống –ca nhạc PG –đố vui có thưởng. Sẽ có những buổi thay đổi chương trình xen kẽ gồm : đàm thoại Anh văn, seminar (hội thảo, tọa đàm), trò chơi tập thể, học cắm hoa, nấu ăn, thêu may v.v… Hoặc thay đổi không gian, thay vì ngồi tại nhà thì có thể ra công viên Tao Đàn…
Ngày khai giảng vừa rồi, các bạn tham gia rất hào hứng. Đến nỗi đồng hồ chỉ 12g mà các bạn còn muốn hỏi nữa. Và vui cười rộn ràng. Nhất là lúc đố vui có thưởng, cô Kim cho ôn lại những câu lịch sử, văn học rất cơ bản trong kiến thức của một người được gọi là “đã tốt nghiệp tú tài”, thì hỡi ôi, mới thấy nhà trường Việt Nam giáo dục lớp trẻ rất tệ. Thôi thì, cô Kim sẽ cố gắng cho các bạn củng cố lại “kiến thức nền”. Khi các bạn mang danh là người Việt, đặc biệt người Việt trí thức, có bằng tú tài đàng hoàng, mà những điều tối thiểu đó vẫn không biết, thì thiên hạ sẽ nhìn các bạn như thế nào? Học đâu phải để thi, thi xong rồi vứt. Nhiều năm rồi, nền giáo dục đã sản xuất ra bao nhiêu người trẻ với tâm thế học như vậy, cho nên VN sẽ ít có người TÀI, thậm chí ít có người có TÂM. Các bạn xa cách truyền thống, xa cách cộng đồng, không đủ sức cảm thụ cái đẹp của văn học, nghệ thuật. Cho nên, không đọc sách, không cảm thơ, không thuộc sử, chỉ thích làm giàu, chơi game, sống trong thế giới ảo, thích hát nhạc thời thượng với ca từ và giai điệu kém thẩm mỹ… Một số bạn có căn lành thì biết đi chùa, đi học pháp, nhưng văn hóa nền cũng quá mỏng, chưa phát huy được sức ảnh hưởng trong xã hội. Vì vậy, khóa nào cô Kim cũng chủ trương bồi dưỡng cho các bạn về văn hóa nền, để từ đó các bạn sống chất lượng hơn. Đâu phải người tu là người chỉ biết niệm Phật, tụng kinh, mà không cần tri thức xã hội và tri thức Phật pháp. Hai loại tri thức này bổ sung cho nhau giúp bạn sống chất lượng. Hy vọng chúng ta sẽ kiên trì theo đuổi mục tiêu, không chán nản, bỏ cuộc.
Rõ ràng thấy với cách “học” này thì các bạn rất hào hứng. Chẳng hạn, cô Kim cho đọc câu thơ rất phổ biến là “Kiếp sau xin chớ làm người- Làm cây thông đứng giữa trời mà reo” hỏi tác giả là ai? Đáp án: Ông Nguyễn  Công Trứ. Trích câu: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” trong tác phẩm nào, tác giả nào? Đáp án: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo. Hỏi ông Trần Hưng Đạo có tên thật là gì? Đáp án: Trần Quốc Tuấn. Vậy mà các bạn vất vả lắm mới nói được. Đó là những kiến thức rất căn bản mà chương trình phổ thông đã học, không hiểu sao có thể quên được. Câu trong Hịch tướng sĩ quá tiêu biểu, mà quên là không chấp nhận. Cô Kim chỉ hỏi những cái rất tiêu biểu, mong sẽ củng cố lại cái nền quá yếu của lớp trẻ. Các bạn thích quá, cười vui và ghi chép nhiệt tình. Bị cô la mà không có giận, tự hiểu khuyết điểm của mình, và học rất tử tế. Những món quà xinh xinh như chú gấu bông gắn chìa khóa, cái bóp đựng viết… được các bạn thích thú.
Phần “gỡ rối tơ lòng” đã giúp các bạn giải tỏa được những nội kết phiền não trong công việc của mình, chẳng hạn bị sếp đì, bị dư luận xì xầm và cô lập bởi là con cháu thân quen được giới thiệu vô làm, rồi thói ăn uống mất lịch sự của bạn bè v.v… Áp dụng Phật pháp vào thực tế, thì các bạn thấy PG gần gũi chứ không mê tín, xa vời.
Cuối cùng, các bạn phát biểu: Một buổi sáng mà học được quá nhiều điều bổ ích. Chưa kể, cung cấp cho các bạn hai bài hát PG nữa đó. Và một bữa cơm chay 5 món ngon lành.
Số tiền thầy Phổ Hòa gởi về rất đúng lúc, dành để chi phí ăn uống cho các bạn. Bởi tiền mà các mạnh thường quân khác đóng góp có khi để nấu chay hoặc mua quà cho trẻ em nghèo ở nông thôn theo ý nguyện của quý vị ấy. Còn lớp học Phật pháp là đúng ý nguyện của thầy, ưu tiên việc trau dồi trí tuệ. Chúng con xin cảm ơn thầy và mong sẽ gặp gỡ thầy để nghe thầy nói chuyện. Nhưng dù thầy chưa về nước thì cô Diệu Kim sẽ mở chương trình radio để cả lớp nghe thầy đọc bài Phật pháp. Giọng Thầy đọc rất hay, lời Thầy bình giảng cũng hay, sẽ cung cấp thêm những tri thức cho lớp trẻ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét